Xuất nhập khẩu khó khăn sau dịch Covid-19: Giải pháp nào tháo gỡ?

16/05/2020

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại; đẩy nhanh tiến trình, thủ tục, sớm hoàn thành việc trình phê chuẩn Hiệp định EVFTA… là những giải pháp gỡ khó cho thị trường xuất nhập khẩu.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại

Bộ Công Thương hướng dẫn các địa phương, Hiệp hội ngành hàng, tổ chức xúc tiến thương mại áp dụng ngay các phương thức xúc tiến thương mại thông qua nền tảng số, trên môi trường thương mại điện tử, khai thác các ứng dụng công nghệ thông tin như phần mềm ứng dụng trên máy tính và điện thoại di động... trong hoạt động xúc tiến thương mại. Trước mắt, ưu tiên triển khai các hoạt động kết nối giao thương trực tuyến giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác có nhu cầu nhập khẩu; tuyên truyền quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm, thương hiệu sản phẩm của Việt Nam đến người tiêu dùng trong nước và thế giới.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất nhập khẩu sản phẩm túi gucci nam đeo chéo đối với thị trường Trung Quốc, bao gồm: Trao đổi, làm việc với phía Trung Quốc để sớm đẩy nhanh năng lực thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu; trao đổi, làm việc với phía Trung Quốc để đảm bảo vận tải giao thương ở biên giới; điều tiết lượng hàng hóa lên cửa khẩu, tránh để ùn tắc nhiều làm tăng chi phí.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý quan hệ khách hàng tích hợp cơ sở dữ liệu doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam (theo nhóm ngành hàng, khu vực địa lý, quy mô, loại hình doanh nghiệp, năng lực sản xuất xuất khẩu, nhu cầu xuất nhập khẩu…) và chia sẻ quyền truy cập hệ thống cho hệ thống các Thương vụ, Trung tâm Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài để cùng khai thác, sử dụng để tăng cường khả năng kết nối cơ hội kinh doanh, đầu tư.

ưu tiên triển khai các hoạt động kết nối giao thương trực tuyến giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác có nhu cầu nhập khẩu

Ưu tiên triển khai các hoạt động kết nối giao thương trực tuyến giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác có nhu cầu nhập khẩu

Tăng cường phối hợp với hệ thống các Thương vụ, Trung tâm Xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài

Thiết lập cơ chế liên kết bảo đảm trao đổi thông tin thông suốt với các Tham tán thương mại, các Vụ thị trường nước ngoài, các Hiệp hội ngành hàng, Trung tâm Xúc tiến thương mại địa phương và các doanh nghiệp trên cả nước trên các ứng dụng internet như đầu mối tiếp nhận, phản hồi các nhu cầu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam và các nước thông qua địa chỉ email, nhóm tương tác trên các ứng dụng Viber, Zalo.

Đẩy nhanh tiến trình, thủ tục, sớm hoàn thành việc trình phê chuẩn Hiệp định EVFTA

Tập trung hoàn thiện việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn EVFTA để có hiệu lực ngay khi Hiệp định được thực thi. Đẩy mạnh tuyên truyền về EVFTA và cách tận dụng các cơ hội từ EVFTA mang lại. Các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ ở châu Âu tập trung nguồn lực để phát triển thị trường, tìm kiếm các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu mới trong bối cảnh EVFTA được thực thi.

Khẩn trương cơ cấu lại thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa thị trường

Theo đó, không phụ thuộc vào một thị trường, đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa cao về xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý. Tận dụng triệt để các FTA đã ký kết và có hiệu lực, trong đó có Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được đưa vào thực thi và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) sắp được phê chuẩn và có hiệu lực (dự kiến trong năm 2020) để thúc đẩy xuất khẩu.

Chuẩn bị các kịch bản và phương án để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu sang thị trường EU ngay khi kết thúc dịch bệnh, có tính đến việc tận dụng Hiệp định EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu và khôi phục thị trường.

Đẩy mạnh đơn giản hóa và điện tử hóa các thủ tục hành chính, thủ tục hải quan để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; áp dụng thương mại điện tử, xúc tiến xuất khẩu hàng hóa trên môi trường mạng

Xem thêm https://duongstore.com/tui-deo-cheo-gucci/

Đẩy nhanh việc triển khai hệ thống trao đổi dữ liệu C/O điện tử trong khuôn khổ Hiệp định VKFTA nhằm giúp giảm chi phí đi lại, giao dịch và tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hai Bên trong quá trình giao thương, tận dụng các lợi ích của VKFTA; đẩy nhanh việc triển khai điều khoản cộng gộp nguyên liệu vải có xuất xứ từ Hàn Quốc với Việt Nam trong Hiệp định EVFTA để doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng lợi ích này ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin thông qua nhiều hình thức đặc biệt là hình thức online về cam kết của các FTA mà Việt Nam tham gia, đặc biệt là cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo Thương hiệu và Công luận