Thủ tục nhập khẩu và lưu hành thực phẩm chức năng mới nhất

24/04/2018

Thủ tục nhập khẩu và lưu hành thực phẩm chức năng mới nhất

Công ty tôi hiện này đang có kế hoạch nhập khẩu và kinh doanh nội địa thực phẩm chức năng. Tôi muốn biết các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật hiện hành để có thể tiền hành?

Về Thủ tục nhập khẩu và lưu hành thực phẩm chức năng mới nhất tại Việt Nam cụ thể như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

Căn cứ Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm thì: “Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định...”. Như vậy, đối với mặt hàng TPCN nhập khẩu vào Việt Nam phải thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

Căn cứ Điều 3 Thông tư 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế quy định:

1. Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

2. Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

2/ Hồ sơ:

- Thực hiện theo Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;

b) Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.

c) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.

đ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành (nếu có) theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

e) Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

f) Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó ghi rõ giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế giá trị gia tăng (đối với trường hợp nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản chụp;

     ……..

3/ Trình tự thực hiện:

     - Doanh nghiệp khai báo và Cơ quan Hải quan tiếp nhận kiểm tra quyết định thông quan theo quy định .

4/ Cách thức thực hiện:

- Khai báo qua hệ thống thông quan điện tử trên chương trình Vnaccs/Vcis và thực hiện các bước theo chỉ định của hệ thống.

5/Cơ quan thực hiện:

     - Doanh nghiệp và cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan.

6/ Thuế :

     - Thuế XNK theo biểu thuế XNK hiện hành.

     - Thuế VAT theo Luật Thuế.

    

7/ Phí, lệ phí :

     - Lê phí làm thủ tục Hải quan theo thông tư 172/2010/TT-BTC

8/ Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

     - Theo thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015.

Khác nhau giữa thực phẩm chức năng và thuốc

Thuốc mới có tác dụng điều trị. Thực phẩm chức năng giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường đề kháng và giảm nguy cơ bệnh tật

Khi sử dụng, chúng ta cần phân biệt rõ 2 khái niệm này để có thể bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Khái niệm về thuốc và thực phẩm chức năng

Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và khối ASEAN, sản phẩm là thuốc cần thỏa mãn 2 tiêu chí. Thứ nhất, nguyên liệu là chất hoặc hợp chất. Thứ hai, sản phẩm phải có tính thông dụng, phổ biến và theo luật định; được bán và sử dụng theo quy định của Bộ Y tế và được kiểm định rất nghiêm ngặt, phải đạt được những tiêu chuẩn rõ ràng: nguyên liệu làm thuốc, hoạt chất gì? Tác dụng như thế nào? Sự chuyển hóa trong cơ thể và chúng được đào thải ra sao? Thuốc có tác dụng phụ như thế nào? Hàm lượng bao nhiêu?...

Thực phẩm chức năng (TPCN), theo Thông tư số 08-TT-BYT ngày 23-8-2004 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, được định nghĩa là: “Thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”.

Cách phân biệt đâu là thuốc, đâu là TPCN

Trên thị trường trước đây có sự phân định không rõ ràng giữa thuốc và TPCN. Chính vì thế, ngày 9-6-2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Theo đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo rà soát công tác quản lý trong giám định, tiêu chuẩn chất lượng, đăng ký chất lượng, đăng ký kinh doanh đối với các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm và TPCN nhằm phân định rõ các sản phẩm thuốc - dược phẩm và các sản phẩm là TPCN. Những sản phẩm không phải là thuốc, không có chức năng trị bệnh sẽ được chuyển sang nhóm TPCN và chịu sự quản lý của Cục Vệ sinh và An toàn thực phẩm.

Người tiêu dùng có thể phân biệt khi đọc thông tin về giấy phép đăng ký trên bao bì sản phẩm. Cụ thể, thuốc được đăng ký tại Cục Quản lý dược Việt Nam. Số đăng ký có chữ V (Việt Nam) sau đó là chữ D (dược) và số thứ tự đăng ký, cùng năm đăng ký. TPCN được đăng ký tại Cục An toàn thực phẩm, số đăng ký có chữ YT-CNTC, viết tắt của “Y tế - Chứng nhận tiêu chuẩn”.

Theo Báo Hải Quan/NLĐ