Thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất

05/03/2018

Thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất

Thủ tục,quy trình hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối của doanh nghiệp chế xuất.

- Trình tự thực hiện thủ tục hải quan xuất nhập khẩu với Doanh nghiệp chế xuất:

Bước 1: Doanh nghiệp chế xuất thực hiện việc khai hải quan trên tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015;

Ngoài ra, Doanh nghiệp chế xuất phải khai tại ô “Số Giấy phép” trên tờ khai hải quan điện tử thông tin số văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.

Bước 2: Nộp bộ hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính và phải lập Bảng tổng hợp các chứng từ chứng nhận việc giao nhận hàng hóa nộp cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục hải quan.

- Cách thức thực hiện: điện tử

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần:

+ Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

+ Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;

+ Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

+ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

+ Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.

+ Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản chụp.

+ Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần

+ Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

+ Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính.

+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong một số trường hợp.

* Số lượng: 01bộ.

- Thời hạn giải quyết:

1. Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan.

2. Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật Hải quan, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:

a) Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;

b) Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.

Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

XEM THÊM:  TÍNH THUẾ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHO DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT NHƯ THẾ NÀO?

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông quan hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu.

- Lệ phí (nếu có): 20.000 đồng

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: doanh nghiệp phải thực hiện hạch toán riêng, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất; phải bố trí khu vực riêng để lưu giữ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu, quyền phân phối.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Hải quan số 54/2014/QH13;

+ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

+ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

>>> Bạn vừa xem Thủ tục, trình tự hải quan với hàng hóa xuất nhập khẩu cho Doanh nghiệp chế xuất. Nếu còn vướng mắc, bạn hãy liên hệ ngay với Châu Nguyên Global để được giải đáp miễn phí và hỗ trợ tận tình. Hotline: 0905371177. 

XEM THÊM: DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT LÀ GÌ, THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT?​