Thủ tục, dịch vụ xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản
Thủ tục và dịch vụ xuất khẩu các loại hàng hóa sang thị trường Nhật Bản được cập nhật mới nhất, chi tiết và đầy đủ nhất để các cá nhân, doanh nghiệp tham khảo.
Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản
Nhật Bản và Việt Nam đã ký Hiệp định đối tác kinh tế, theo đó gần 80% hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam sẽ được hưởng thuế ưu đãi. Bộ Công Thương đã ban hành mẫu C/O AJ.
Doanh nghiệp hay cá nhân muốn nhập khẩu hàng hóa vào Nhật Bản đều phải khai báo thông tin với Tổng cục Hải quan và xin Giấy phép nhập khẩu sau khi tiến hành các thủ tục kiểm hóa hàng hóa, chi phí vào khoảng 5,000 Yên cho một giờ kiểm hóa.
Sau khi tiến hành kiểm tra, nhà nhập khẩu sẽ được cấp giấy phép nhập khẩu, chi phí cho mỗi bản copy vào khoảng 400 Yên (nếu khai trực tuyến chi phí sẽ là 300 Yên, hiện nay 90% các thủ tục nhập khẩu của Nhật Bản được thực hiện bằng máy tính)
Các mặt hàng bị cấm nhập khẩu vào Nhật Bản:
- Heroin, cocaine, MDMA, thuốc phiện, cần sa, các chất kích thích, chất hướng thần, và thuốc gây ngủ;
- Súng đạn và các bộ phận súng đạnFirearms (pistols, etc.), ammunition (bullets) thereof, and pisto;
- Vật liệu nổ (dynamite, thuốc súng,...);
- Tiền chất nguyên liệu cho vũ khí hóa học;
- Vi trùng có khả năng được sử dụng trong khủng bố sinh học;
- Tiền giả, các loại giấy tờ, chứng từ có giá giả mạo;
- Sách, bản vẽ và bài viết khác có thể làm hại sự an toàn công cộng hoặc ảnh hưởng tới đạo đức (nguyên vật liệu khiêu dâm hoặc trái với đạo đức, nội dung khiêu dâm, tranh ảnh khiêu dâm trẻ em);
- Những sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
*Về nguyên tắc, tờ khai nhập khẩu phải được khai bởi người nhập khẩu, xong việc này thường được các đại lý hoặc người được ủy nhiệm thực hiện.
*Nhà nhập khẩu phải khai và nộp cho hải quan kèm theo các tài liệu sau theo mẫu C5020 của Hải quan tịa đại chỉ:
(http://www.customs.go.jp/kaisei/youshiki/form_C/C5020.pdf)
- Hoá đơn thương mại;
- Vận đơn;
- Giấy chứng nhận xuất xứ - CO (Doanh nghiệp Việt Nam làm mẫu AJ để được hưởng ưu đãi);
- Phiếu đóng gói, biên lai cước vận chuyển, giấy chứng nhận bảo hiểm và những giấy tờ liên quan cần thiết khác tùy theo mặt hàng cụ thể
- Giấy phép, giấy chứng nhận,... mà các quy định, luật khác ngoài luật hải quan yêu cầu (áp dụng theo các quy định, luật liên quan);
- Giấy đề nghị miễn giảm các khoản phí, thuế trong đó mô tả chi tiết các thông tin cần thiết, các quy định, luật liên quan;
- Biên lai thuế hải quan (nếu hàng hóa thuộc diện chịu thuế).
Hóa đơn thương mại khi xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản
Phải có tối thiểu 3 bản sao hóa đơn thương mại. Các hóa đơn cần phải được nhà cung cấp ký tên và bao gồm các chi tiết sau:
- Số nhãn và số thứ tự của bao gói;
- Thông tin mô tả về hàng hóa;
- Phí bảo hiểm và phí vận chuyển;
- Địa điểm và thời gian lập hóa đơn;
- Nơi đến và người nhận;
- Số hiệu phương tiện vận chuyển;
- Số seri giấy phép nhập khẩu;
- Các điều kiện của hợp đồng liên quan đến việc xác định giá trị hàng hóa.
Vận đơn
Đối với hàng hóa được gửi bằng đường biển, yêu cầu phải có tối thiểu 03 bản vận đơn gốc đã ký và 02 bản sao.
Đối với hàng hóa được gửi bằng đường hàng không, yêu cầu phải có 01 bản vận đơn gốc và 09 bản sao nhưng không có các điều lệ chặt chẽ áp dụng. Nếu số lượng vận chuyển thực tế vượt quá số lượng ghi trong đơn hàng, cần phải nêu rõ tên và địa chỉ của người được thông báo. Thông tin trong giấy ủy thác của người nhập khẩu thường chỉ mang tính danh nghĩa nhưng phải gồm có tên phương tiện vận chuyển, người nhận trung gian và người nhận cuối cùng, nhãn mác và số seri của thùng hàng, thông tin mô tả hàng hóa gồm toàn bộ khối lượng và kích thước theo hệ mét.
Giấy chứng nhận xuất xứ
Hiện nay, Nhật Bản và Việt Nam đã ký Hiệp định đối tác kinh tế, theo đó gần 80% hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam sẽ được hưởng thuế ưu đãi. Bộ Công Thương đã ban hành mẫu C/O AJ. Để hưởng ưu đãi, các doanh nghiệp có thể làm mẫu C/O trên khi xuất hàng hóa sang Nhật Bản.
Phiếu đóng gói
Yêu cầu 2 bản sao, chỉ rõ các thông số của hàng hóa, gồm cả thông tin về trọng lượng và kích thước của mỗi kiện hàng.
Giấy chứng nhận bảo hiểm
Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể được yêu cầu nếu giấy kiểm tra hải quan không có hóa đơn được đề nghị (để xác định giá trị thuế/chất lượng). Trong trường hợp như vậy, các tài liệu khác ghi giá trị vận chuyển, mức phí bảo hiểm và bảng giá…có thể được yêu cầu.
Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được kiểm soát bằng một hệ thống luật pháp tương đối chặt chẽ vì các lý do bảo vệ quyền lợi an ninh quốc gia, lợi ích kinh tế hoặc bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường Nhật Bản cần tìm hiểu kỹ và tuân thủ nghiêm túc những quy định và luật về nhập khẩu của Nhật Bản.
Những mặt hàng yêu cầu giấy phép nhập khẩu phải tuân thủ các quy trình, quy định, luật của hải quan. Với một số mặt hàng nhập khẩu có hạn ngạch, nhà nhập khẩu phải xin hạn ngạch tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (Ministry of Economy, Trade and Industry - METI).
Thủ tục nhập khẩu những mặt hàng thuộc loại nguyên liệu, chế biến thô hoặc bán thành phẩm thường thông thoáng và dễ dàng hơn.
Hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản tăng mạnh
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong 10 tháng đầu năm 2017 tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 13,85 tỷ USD; trog đó riêng tháng 10/2017 đạt trị giá 1,53 tỷ USD, tăng 12,5% so với tháng 9/2017.
Trong số 40 nhóm mặt hàng xuất khẩu sang Nhật 10 tháng đầu năm 2017, thì dệt may là nhóm hàng đứng đầu về kim ngạch, đạt 2,51 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang Nhật, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.
Nhật Bản là một trong thị trường tiên tiến, luôn đòi hỏi sự tinh xảo trong hàng may mặc, nên các đơn hàng tuy số lượng nhỏ nhưng lại nhu cầu kiểu dáng và màu sắc khác nhau tạo sự độc đáo, khác biệt trong từng sản phẩm. Điều này các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật cần đảm bảo các yêu cầu quy định về nhãn mác với các thông tin đầy đủ như: thành phần sợi vải, cách thức giặt sản phẩm…
Phương tiện vận tải và phụ tùng xếp thứ hai về kim ngạch, đạt 1,77 tỷ USD, chiếm 12,8% trong tổng kim ngạch, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiếp sau đó là nhóm máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt 1,41 tỷ USD, chiếm 10,2%, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm 2016.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong 10 tháng đầu năm nay tăng trưởng ở hầu hết các nhóm hàng; trong đó, nhóm hàng sắt thép xuất khẩu tăng mạnh nhất 287% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 20,18 triệu USD; bên cạnh đó xuất khẩu cũng tăng trên 100% về kim ngạch ở một số nhóm hàng như: Dầu thô tăng 154%, đạt 320,03 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 122%, đạt 720,68 triệu USD; phân bón tăng 121,4%, đạt 2,25 triệu USD.
Tuy nhiên, vẫn có một vài nhóm hàng xuất khẩu giảm kim ngạch so với cùng kỳ như: Quặng và khoáng sản; hạt tiêu; vải mành, vải kỹ thuật; kim loại thường, với mức giảm tương ứng 15,12%; 29,6%; 9,5% và 9,2%.
Theo Vinanet