Phân luồng hàng hóa trong hải quan là gì?

21/01/2018

Tìm hiểu về phân luồng Hải quan:

Trong tiến trình hội nhập cùng nền kinh tế thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta diễn ra mạnh mẽ và phức tạp. Cùng với đó, Hải quan Việt Nam đã tiến hành phân luồng hàng hóa xuất nhập khẩu (gọi tắt là phân luồng Hải quan) nhằm giám sát kiểm tra, quản lí hàng hóa ra vào lãnh thổ nước ta. Hàng hóa được phân thành 3 luồng: luồng xanh, luồng vàng, và luồng đỏ.

Luồng xanh: doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hải quan, miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa.

Luồng vàng: hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy), không kiểm tra chi tiết hàng hóa.

Theo Điều 11, Nghi định 154/2005/NĐ-CP:
Miễn kiểm tra thực tế hàng hoá đối với:
• Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan;
• Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu sau đây của các chủ hàng khác:
– Hàng hoá xuất khẩu (trừ hàng hoá xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu và hàng hoá xuất khẩu có điều kiện theo quy định về chính sách quản lý xuất khẩu hàng hoá);
– Máy móc thiết bị tạo tài sản cố định thuộc diện miễn thuế của dự án đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước;
– Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào khu thương mại tự do, cảng trung chuyển, kho ngoại quan; hàng hoá quá cảnh; hàng hoá cứu trợ khẩn cấp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Hải quan; hàng hoá chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh quốc phòng; hàng hoá viện trợ nhân đạo; hàng hoá tạm nhập – tái xuất có thời hạn quy định tại các Điều 30, 31, 32 và 37 Nghị định này.
– Hàng hoá thuộc các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
– Hàng hoá khác không thuộc các trường hợp trên được miễn kiểm tra thực tế khi kết quả phân tích thông tin cho thấy không có khả năng vi phạm pháp luật hải quan (trừ hàng hóa nêu tại điểm b1, khoản 2 Điều này).

Luồng đỏ: hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ, và tiến hành kiểm tra trực tiếp hàng hóa. Với các mức độ kiểm tra thực tế lô hàng dựa theo thông tư 112/2005/TT-BTC:
• Kiểm tra thực tế không quá 5% lô hàng: được tiến hành nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của chủ hàng, nếu không có dấu hiệu sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.
• Kiểm tra thực tế 10% lô hàng: hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan hải quan qua phân tích thông tin phát hiện thấy có dấu hiệu sai phạm, tiến hành kiểm tra nếu không sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.
• Kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng: đối với hàng hóa có chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan.

Quy trình thủ tục hải quan điện tử:

B1: Đăng kí, tạo lập tờ khai điện tử.
B2: Kiểm tra hồ sơ hải quan (thông tin từ bước 1 sẽ được tự động xử lí, đưa ra hình thức và mức độ kiểm tra).
B3: Kiểm tra thực tế hàng hóa.
B4: Quản lí, hoàn chỉnh hồ sơ (thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan”, trả tờ khai cho người khai hải quan).