Có thể có thêm phương án rút BHXH 1 lần
Lễ giao thừa hay còn gọi lễ Trừ tịch; trong đó trừ là trao lại chức quan, tịch là ban đêm. Lễ Trừ tịch được cử hành ngay thời khắc giao thừa để tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới. Về mặt tâm lý, đó là lúc các gia đình người Việt chúng ta sẵn sàng gác lại hết những gì đã diễn ra một năm để mở đầu một năm mới với nhiều hy vọng mới.Các chuyên gia văn hóa cho hay, người xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian. Hết một năm, thần năm cũ bàn giao lại công việc cho vị thần năm mới nên các gia đình có mâm cúng ở ngoài trời để tiễn thần năm cũ và đón thần năm mới về với gia đình.Theo Nhất Thanh trong Đất lề quê thói, có mười hai vị Hành khiển luân phiên nhau mỗi 12 năm kể từ năm Tý đến năm Hợi là, hết lượt lại quay trở lại năm Tý với vị Hành khiển của năm ấy. Người xưa quan niệm, Hành khiển có ông thiện ông ác. Có năm trời ra tai hạn hán lụt lội mất mùa đói kém, hay dịch tễ nguy hại, là do sớ tấu của Hành khiển, trừng phạt vua quan không có nhân chính hay dân ăn ở càn rỡ. Lễ trừ tịch tiễn và đón các vị Hành khiển Phán quan của năm cũ năm mới, đồng thời cầu cúng cả Thành hoàng Bổn cảnh và Thổ địa Thần kỳ.Ý nghĩa của lễ Trừ tịch là gác lại hết những gì đã diễn ra trong năm cũ hay đem bỏ hết đi những điều không may mắn của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Sau khi cúng giao thừa, các gia đình bắt đầu cúng ông Địa (miền Nam) hay Thổ Công (miền Bắc) và chuẩn bị ăn tết.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho hay, sau khi cúng giao thừa, việc ăn hay chơi giao thừa gần đây mới được nhắc đến. Người Việt xem trọng ngưỡng ban đầu, cho rằng đầu xuôi đuôi lọt nên thời khắc đầu tiên của năm mới (giao thừa) rất được coi trọng, trở thành một cái "ngưỡng" tâm lý và cả góc độ tâm linh. Vào thời khắc này, người Việt có xu hướng tạm gác lại hết mọi bộn bề của cuộc sống, những cái làm được và chưa làm được của năm qua, tạm quên đi vai trò xã hội cá nhân để dành thời gian bên gia đình mình, trong sự cộng cảm giữa thế giới hôm qua (qua hình ảnh ông bà tổ tiên và truyền thống gia đình) và hôm nay (sự đoàn tụ các thành viên gia đình). Trong gia đình những ngày này ngập tràn yêu thương, gắn bó, mối quan hệ ruột thịt.Đây cũng là thời khắc các thành viên trong cùng một gia đình quây quần bên nhau ở thời khắc chuyển giao từ năm cũ qua năm mới, là cơ hội để các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn, cảm nhận rõ hơn mối quan hệ giữa mình và các thành viên xung quanh, và hiểu rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Ở các vùng nông thôn trước đây, các gia đình còn có thói quen cùng nhau xem ti vi, kể chuyện, nghe nhạc bên mâm cỗ giao thừa. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, ngày trước, người Việt đón giao thừa gắn liền với không khí ấm cúng gia đình, ai nấy cũng chờ đợi giao thừa để kéo gần sự cộng cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Từ đó, mọi người có xu hướng đoàn tụ bên gia đình, không đi ra ngoài vào đêm giao thừa. Con cái khi trưởng thành, có gia đình riêng cũng tranh thủ về quê đón tết cùng cha mẹ, cùng nhau đón giao thừa, một mặt tìm kiếm cảm giác ấm cúng, hạnh phúc bên bố mẹ mình, mặt khác cũng muốn tạo dựng những trải nghiệm và ký ức tốt đẹp cho con cái mình. Cứ như vậy, truyền thống được tiếp nối, các thế hệ người Việt Nam lớn lên lại làm theo ký ức tuổi thơ, đến khi làm bố, làm mẹ không quên học hỏi bố mẹ mình để truyền lại cho con. Những ai vì nhiều điều kiện khách quan không thể về đón giao thừa và ăn tết với gia đình, chẳng hạn những người lính ở biên cương - hải đảo, kỹ sư và công nhân làm việc ở công trường, những người đi làm ăn xa xứ và đặc biệt là đang học tập, làm việc ở nước ngoài chắc hẳn sẽ rõ hơn ai hết những thiệt thòi của chính mình.Trong cuộc sống hiện đại, ngoài xã hội có nhiều hoạt động mang tính tương tác cộng đồng như bắn pháo hoa, tổ chức đêm nhạc hội mừng năm mới… Các hoạt động này thu hút một số người trẻ thay vì ở nhà đón giao thừa lại cùng nhau ra phố ngắm pháo hoa hay tham gia vào một buổi nhạc hội với bạn bè.Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ nhìn nhận, điều này có thể làm thay đổi về quan niệm đoàn tụ gia đình thời khắc giao thừa, nhưng càng ngày người ta càng chấp nhận nó. Ngày trước, người Việt quan tâm việc cả gia đình phải ở bên nhau trong thời khắc giao thừa, cùng nhau vượt "ngưỡng" trừ tịch, nhưng càng về sau nhiều gia đình cho phép con cái nam nữ thanh niên xuống phố với bạn bè. Có thể nói, không khí đoàn tụ gia đình đêm giao thừa đã mở rộng ra thành một phạm trù rộng lớn hơn: không gian hội tụ và cộng cảm xã hội. Vì vậy, nhiều thanh niên không đón giao thừa ở nhà mà tập trung đông đúc ở trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn để cùng ngắm pháo hoa và đón giao thừa với chúng bạn và những người xung quanh cũng có ý nghĩa của nó, đó là một cảm xúc xã hội được thăng hoa, khi những người trẻ không quen biết xích lại gần như y hệt như một đại gia đình vậy."Đương nhiên việc đón giao thừa ngoài phố không thể nào có được cảm giác thiêng liêng như khi đón giao thừa bên gia đình, nơi cả nhà cùng cảm thụ được sự ấm cúng và hạnh phúc trọn vẹn dưới sự mầu nhiệm của sự chuyển giao đất trời và trong sự kết nối tinh thần với tổ tiên ông bà của nhiều thế hệ trước. Đó cũng chính là lý do nhiều bậc cao niên không muốn cùng con cháu đi du lịch xa nhà trong dịp tết", nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Thiếu vắng VinFast, hàng chục mẫu ô tô điện vẫn 'tràn' vào châu Âu
Ngày 11.3, Sở GD-ĐT Khánh Hòa cho biết đã ban hành cấu trúc và đề tham khảo kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT từ năm học 2025 - 2026, trên cơ sở bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018.Năm học 2025 - 2026 là năm đầu tiên thực hiện thi tuyển vào lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Do đó, Sở GD-ĐT Khánh Hòa ban hành cấu trúc đề thi, giới thiệu đề tham khảo các môn thi toán, ngữ văn, tiếng Anh và đề nghị các phòng giáo dục và đào tạo huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo chuyên môn, triển khai cho học sinh, giáo viên tham khảo trong quá trình ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi tuyển vào lớp 10.Theo ông Lê Đình Thuần, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, nội dung thi sẽ bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp THCS, chủ yếu là lớp 9, có giới hạn phạm vi kiến thức sẽ ra trong đề thi, đảm bảo yêu cầu cần đạt của chương trình. Điều này nhằm tạo thuận lợi cho học sinh trong việc hệ thống kiến thức và khoanh vùng ôn tập.Đề thi môn tiếng Anh sẽ gồm 40 câu, trong đó 80% là câu hỏi trắc nghiệm, 20% là tự luận, bao gồm các mức độ phổ thông và phân hóa học sinh. Trong đó, 4 câu cuối có thể mở rộng bao gồm tất cả các chủ điểm ngữ pháp có chung trong các bộ sách giáo khoa.Đối với môn toán, cấu trúc đề thi sẽ gồm 6 câu gồm: Đại số liên quan đến rút gọn biểu thức, giải phương trình, hệ phương trình, vẽ đồ thị, hệ thức Vi-et, giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình, xác suất và toán thực tế; Hình học gồm chứng minh, tính diện tích, thể tích; Câu nâng cao là dạng toán thực tế gồm phương trình, bất phương trình, bất đẳng thức.Cấu trúc đề môn ngữ văn gồm 2 phần đọc hiểu và phần viết. Phần đọc hiểu, ngữ liệu ngoài SGK là một trong 3 loại văn bản: văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu có 5 câu, gồm 2 câu ở mức độ nhận biết, 2 câu ở mức độ thông hiểu và 1 câu ở mức độ vận dụng. Trong đó, có 1 câu hỏi về tiếng Việt. Phần viết môn ngữ văn sẽ có 2 câu hỏi, 1 câu yêu cầu viết đoạn văn, 1 câu yêu cầu viết bài văn, thuộc kiểu bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học.Nếu ngữ liệu phần đọc hiểu là văn bản văn học hoặc văn bản nghị luận văn học thì yêu cầu viết đoạn văn là nghị luận văn học, yêu cầu viết bài văn là nghị luận xã hội. Nếu ngữ liệu phần đọc hiểu là văn bản thông tin hoặc văn bản nghị luận xã hội thì yêu cầu viết đoạn văn là nghị luận xã hội, yêu cầu viết bài văn là nghị luận văn học.Đối với đề thi các môn chuyên, gồm các câu hỏi phù hợp với yêu cầu cần đạt của môn học và mục tiêu cấp THCS thuộc chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo các mức độ nhận thức từ thông hiểu đến vận dụng.Riêng các lớp chuyên vật lý, hóa học, sinh học, đề thi 3 môn này sẽ theo mạch nội dung của môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS. Cụ thể, lớp chuyên vật lý thi mạch nội dung "Năng lượng và sự biến đổi"; lớp chuyên hóa học thi mạch nội dung "Chất và sự biến đổi của chất"; lớp chuyên sinh học thi mạch nội dung "Vật sống".Cấu trúc và đề tham khảo kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay được các giáo viên trong tỉnh Khánh Hòa đánh giá vừa sức. Học sinh cũng đã làm quen với những dạng bài như vậy, tuy nhiên cũng phải rèn tốt kỹ năng làm bài, nắm chắc yêu cầu thì thi mới đạt kết quả tốt. Với cấu trúc đề này thì các em học sinh không thể học thuộc lòng rồi làm bài như chương trình cũ. Do vậy tránh được tình trạng "học vẹt" như trước đây.
Đến năm 2030 sẽ có 11 triệu tài khoản chứng khoán
Tháng 3 này, màn ảnh Hoa ngữ sẽ chứng kiến sự trở lại của nhiều mỹ nhân nổi bật. Từ Ngu Thư Hân đáng yêu, Đường Yên thần thái cho đến Diêu Thần, Giả Tịnh Văn đầy kinh nghiệm, mỗi nữ diễn viên đều có sức hút riêng. Trong số họ, ai sẽ tạo nên cơn sốt lớn nhất?Ngu Thư Hân, nàng tiểu hoa đán nổi tiếng với vẻ đáng yêu và diễn xuất tự nhiên sẽ tái xuất màn ảnh trong Suỵt, nhà vua đang ngủ đông sau Vĩnh Dạ Tinh Hà từng "làm mưa làm gió" vào cuối năm ngoái. Nữ diễn viên sẽ vào vai Vệ Chi, một nữ tác giả truyện tranh bị cuốn vào scandal và vô tình gặp gỡ Thiện Sùng, một cựu vận động viên trượt tuyết do Lâm Nhất thủ vai. Bộ phim không chỉ khai thác tình cảm đôi lứa mà còn mang đến những phân cảnh thể thao ấn tượng. Đây chắc chắn là tác phẩm đáng mong đợi với những ai yêu thích thể loại chữa lành nhẹ nhàng. Sau thời gian dài vắng bóng, Đường Yên chính thức trở lại với vai diễn đại nữ chủ trong Niệm Vô Song. Phim kể về Thần nữ Vô Song hạ phàm để thay đổi số mệnh, tìm cách ám sát đại tế tư Nguyên Trọng (Lưu Học Nghĩa). Tuy nhiên, giữa họ dần nảy sinh tình cảm đầy trắc trở. Với nhan sắc kiêu sa và diễn xuất dày dặn, Đường Yên hứa hẹn mang đến một màn trình diễn ấn tượng. Cùng với đó, Lưu Học Nghĩa, mỹ nam nổi bật của dòng phim cổ trang sẽ là điểm sáng trong tác phẩm này.Đây là bộ phim y khoa đầu tiên của Trung Quốc khai thác chủ đề phẫu thuật thẩm mỹ, với sự tham gia của hai đại hoa đán Diêu Thần và Giả Tịnh Văn. Lấy danh nghĩa cái đẹp xoay quanh cuộc chiến chuyên môn và lý tưởng giữa hai bác sĩ thẩm mỹ tài năng, một người đến từ bệnh viện công, một người gia nhập bệnh viện tư nhân. Từ đối đầu đến thấu hiểu, họ cùng nhau chinh phục những thử thách trong ngành y. Với nội dung mới lạ và sự kết hợp giữa hai nữ diễn viên gạo cội, bộ phim dự kiến "gây bão" khi ra mắt.Phong Ảnh Nhiên Mai Hương là tác phẩm tiếp theo của đạo diễn Quách Kính Minh, dựa trên tiểu thuyết "Ngụy Tống Sát Thủ Nhật Ký". Phim kể về cô gái có hai linh hồn trong một cơ thể An Cửu (hay còn gọi là Mai Cửu), cùng với thiếu tướng trẻ tuổi Sở Định Giang, cả hai cùng nhau khám phá âm mưu đằng sau hàng loạt vụ án. Vương Sở Nhiên với nhan sắc trong trẻo nhưng đầy sắc sảo hứa hẹn sẽ tạo nên sức hút mạnh mẽ trong vai nữ chính.
Đình làng Hải Châu là ngôi đình cổ kính nhất tại TP.Đà Nẵng, lưu giữ nhiều hiện vật, hoành phi và các liễn đối bằng chữ Hán. Năm 2001, Đình làng Hải Châu được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và được tôn tạo vào năm 2002.
Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh lên đường tìm kiếm lịch sử cho billiards Việt Nam
Đó là ngày vui của chị Võ Thúy Vy (30 tuổi) và chồng Pháp, anh Jason (31 tuổi) hiện đang sống và làm việc ở TP.HCM.Thời gian gần đây, hình ảnh ngày cưới của chị Vy và anh Jason ở Lai Vung (Đồng Tháp) với sự tham gia đầy đủ của 2 gia đình Việt - Pháp cũng như thực hiện theo đúng nghi thức truyền thống Việt Nam đã nhận về "mưa tim" trên mạng xã hội.Chị Vy cho biết đám cưới diễn ra hồi đầu 2024, nhưng đến hiện tại chị vẫn không thể nào quên ngày đặc biệt trong cuộc đời của mình. Ở đó, chị xúc động và hào hứng khi gia đình chồng vượt 10.000 km về Việt Nam tham dự lễ cưới cũng như nhiều người bạn Pháp, Úc, Ấn Độ, Philippines… "lặn lội" về miền Tây chung vui với 2 vợ chồng.Một đám cưới miền Tây "chính hiệu" với cổng cưới bằng cây chuối, đêm nhóm họ cả bạn bè của cô dâu và chú rể vui vẻ hát karaoke và nhảy múa tưng bừng đến mức quên cả giờ ngủ, nhà trai đi xuồng rước dâu, làm lễ trước bàn thờ gia tiên… của vợ chồng chị Vy khiến nhiều người hào hứng, thích thú."Mình ngỏ ý muốn tổ chức lễ cưới ở quê nhà mình, phần vì muốn tái hiện ký ức tuổi thơ khi được tham dự những lễ cưới hồi xưa, phần cũng muốn giới thiệu với gia đình chồng những nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Cả gia đình anh đều ủng hộ", chị tâm sự.Anh Jason cho biết trước đó, anh cũng đã từng dự đám cưới của bạn bè ở TP.HCM, nhưng chưa từng tìm hiểu, trải nghiệm những lễ nghi, phong tục cưới của người Việt. Trong ngày cưới của mình, chàng trai Pháp có phần lo lắng, hồi hộp vì sợ không làm đúng nghi thức nhưng cũng thực sự háo hức, hạnh phúc."Tôi nhớ nhất, ấn tượng nhất có lẽ là hình ảnh đi xuồng rước dâu. Đó không phải là lần đầu tôi đi xuồng, ghe ở miền Tây, nhưng lại là lần đầu tiên được làm nhân vật chính, mặc áo dài, cùng gia đình đến nhà vợ", anh cười kể.Trong suốt 1 tháng gia đình anh Jason ở Việt Nam, họ không chỉ tham gia vào sự kiện quan trọng nhất là ngày cưới mà còn được chị Vy và gia đình đón tiếp nồng hậu, trải nghiệm văn hóa địa phương. Gia đình Pháp ngồi xếp bằng dưới nền nhà, thưởng thức bánh tráng cuốn cá lóc nướng chấm mắm me. Họ dùng đũa thay vì dao nĩa như ở Pháp, dù ban đầu có phần lóng ngóng nhưng rộn rã tiếng cười. Họ đi tham quan những vườn trái cây miền Tây ngọt lành, trải nghiệm văn hóa lô tô… Những trải nghiệm thú vị đó đã khiến cha chồng chị liên tục nói: "Tôi yêu Việt Nam!".Mọi chuyện bắt đầu từ cuối tháng 2.2018, chị Vy và anh Jason vô tình gặp nhau trong một quán bar trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM). Trước đó một ngày, chị vừa kết thúc mối quan hệ với người cũ. Còn anh thì đang là khách du lịch đến Việt Nam khám phá.Thấy anh đang ngồi cùng với vài người bạn chị Vy quen, chị sang chào hỏi cả nhóm, cũng kết bạn và giữ liên lạc với anh Jason. Ngay từ lần gặp đầu tiên, chị Vy đã lập tức ấn tượng với anh chàng Pháp thú vị đối diện. Ngược lại, anh cũng phần nào cảm mến cô gái Việt Nam thân thiện, dễ thương.Những ngày sau đó, chị Vy như một "hướng dẫn viên" gợi ý và cùng trải nghiệm nhiều địa điểm vui chơi, ăn uống ở TP.HCM với anh Jason. Cứ như vậy, họ trở thành những người bạn tốt của nhau, cùng nhau đi phượt thêm nhiều địa điểm ở Việt Nam như Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hội An, Tây Ninh... trong vòng 1 tháng. Không lâu sau, cặp đôi cùng nhau đi xe máy khám phá Campuchia và từ đây, tình cảm cứ thế phát triển dần.Dẫu không cần nói ra, cặp đôi vẫn thầm hiểu họ đang trong mối quan hệ tìm hiểu nhau. Cho tới một ngày anh Jason nói với chị Vy, rằng: "Anh yêu em!", cũng là lúc anh xác định chắc chắn mối quan hệ của mình và có kế hoạch về Việt Nam sống.Vốn làm trong một công ty kỹ thuật tư vấn xây dựng ở Pháp, anh quyết định sang Việt Nam sống, làm việc. Từ 2018 đến nay, chàng trai Pháp làm giáo viên dạy tiếng Anh cũng như tiếng Pháp để được cạnh kề bên chị Vy.Sau khi cầu hôn chị trong một chuyến du lịch ở Philippines hồi 2023 bằng chiếc nhẫn cầu hôn đặc biệt bằng san hô, cặp đôi chính thức nên duyên vợ chồng, xây dựng tổ ấm ở TP.HCM. Từ ngày quen chị Vy, anh Jason cũng thường đón năm mới, đón tết ở Việt Nam. Tết Ất Tỵ 2025 này sẽ tiếp tục là một cái tết đặc biệt với chàng trai Pháp khi anh sẽ về quê Đồng Tháp ăn tết với gia đình vợ."Khác với năm mới ở Pháp, tết cổ truyền Việt Nam nhiều ngày hơn. Tôi được khám phá nhiều nét văn hóa thú vị. Ấn tượng nhất với tôi là việc cả nhà cùng nhau dọn nhà trước tết trong nhiều ngày, vừa mệt và vừa vui. Ở Pháp, chúng tôi không dành nhiều thời gian để dọn nhà đến vậy. Tết cũng là dịp để mọi người trong nhà quan tâm yêu thương nhau, không chỉ gia đình nhỏ của mình mà còn với những bà con, người thân khác", anh cười nói về trải nghiệm tết ở miền Tây quê vợ.