7 địa điểm trên thế giới giúp bạn có những bức hình sống ảo tuyệt đẹp
Đến tham dự chương trình "Chủ nhật đỏ" lần thứ 17 năm 2025 có anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, đại diện các ban, ngành và hàng ngàn lượt sinh viên tình nguyện tham gia hiến máu nhằm lan tỏa tinh thần cống hiến vì cộng đồng.Theo nhà báo Phùng Công Sưởng, Tổng biên tập Báo Tiền Phong, chương trình "Chủ nhật đỏ" với sứ mệnh là một sự kiện cộng đồng ý nghĩa với quy mô quốc gia đã và đang diễn ra trong suốt hơn 16 năm qua, góp phần cứu sống cho hàng trăm ngàn người trên cả nước. Đây là hành trình phụng sự đầy ý nghĩa, với sự chung tay của nhiều đơn vị, cá nhân nhằm thắp lên ngọn lửa của lòng nhân ái. Với chủ đề "Hiến máu cứu người – Sinh mệnh của bạn và tôi", chương trình là lời kêu gọi sâu sắc đến cộng đồng về trách nhiệm sẻ chia, tinh thần "tương thân tương ái" và giá trị thiêng liêng của sự sống. Chủ nhật đỏ mang nghĩa cử cao cả qua việc góp phần khắc phục tình trạng thiếu máu trong các tình huống khẩn cấp và điều trị bệnh lý phức tạp. Chương trình như một cầu nối mang đến giá trị nhân văn sâu sắc, hướng đến việc khơi dậy ý thức trách nhiệm với cộng đồng trong mỗi cá nhân. Qua đó thể hiện sự quan tâm, đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ những người đang cần đến sự sống từ những giọt máu quý giá.Với mong muốn lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa thông điệp nhân văn của chương trình Chủ nhật đỏ, nhà báo Phùng Công Sưởng cho rằng: "Mỗi người trong chúng ta bằng hành động nhỏ bé nhưng vô cùng ý nghĩa, đó là hiến máu cứu người. Chủ nhật đỏ là chương trình thiện nguyện đậm tính nhân văn được duy trì hằng năm để trao đi những giọt máu ấm áp, thắp sáng niềm tin và hy vọng cho người bệnh. Mỗi giọt máu của bạn không chỉ là một phần sự sống, mà còn là cầu nối yêu thương, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết và nhân ái. Chương trình tiếp tục mang đến nhiều hơn những giọt máu hồng, cơ hội sống cho người kém may mắn. Khi chúng ta hiến máu, đó không chỉ là hành động cho đi sự sống mà còn là biểu hiện cụ thể của lòng nhân ái, tình yêu thương và trách nhiệm đối với cộng đồng". Là người có mặt tại ngày hội hiến máu, Á hậu Lê Phan Hạnh Nguyên, Miss Grand Vietnam 2024, cho biết: "Bản thân từng hiến máu và nhận thấy đây là việc làm ý nghĩa. Hạnh Nguyên mong muốn lan tỏa trải nghiệm của một người từng hiến máu, không chỉ giúp đỡ bệnh nhân mà còn góp phần chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Qua việc làm này, chúng ta ý thức tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe để có thể giúp đỡ, hỗ trợ mọi người khi cần thiết". Chương trình Chủ nhật Đỏ năm nay diễn ra trong suốt Tháng Thanh niên 2025 tại nhiều tỉnh, thành trên toàn quốc. Dự kiến sẽ có khoảng hơn 100.000 người tham dự và tiếp nhận từ 45.000 - 50.000 đơn vị máu.
Philippines tăng công suất chế biến niken sau khi Mỹ - Trung tỏ ý quan tâm
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".
Nhận ngay thần tướng Long Vương, chinh chiến đấu trường đa quốc gia cùng Đấu Tướng VNG
Oppo A5 Pro hiện là mẫu smartphone tầm trung vượt xa tiêu chuẩn thông thường trong phân khúc, là smartphone hiếm hoi đạt cả ba chứng nhận bền bỉ khắt khe nhất: IP66, IP68, IP69 với khả năng kháng nước, chịu đựng tia nước áp lực cao, ngâm nước ở độ sâu 1,5 m trong 30 phút và thậm chí là nước nóng 80°C. Oppo A5 Pro có thể chống chọi 18 loại chất lỏng khác nhau như nước mưa, nước sông/hồ, nước suối nóng, nước ép trái cây nguyên chất, trà, sữa, bọt vệ sinh công nghiệp… cho phép người dùng yên tâm sử dụng trong mọi tình huống đời sống hằng ngày mà không lo hư hỏng. Không chỉ "miễn nhiễm" với nước, Oppo A5 Pro vượt qua 14 bài kiểm tra Độ Bền Chuẩn Quân Đội MIL-STD 810H như thả rơi đa góc, kiểm tra va đập cường độ cao và các bài kiểm tra độ bền tiêu chuẩn cao khác. Thiết bị chứng minh khả năng chống chịu va đập, rung động mạnh và bền bỉ trong mọi điều kiện khắc nghiệt mà vẫn hoạt động ổn định. Khả năng “bất khả chiến bại” này có được là nhờ thiết kế kính cường lực Corning Gorilla Glass 7i chống vỡ tốt hơn 160%, bảo vệ màn hình tuyệt đối. Khung hợp kim nhôm AM04 cứng hơn 10%, gia cố chắc chắn hơn, chống cong vênh hiệu quả. Cùng với đó, OPPO A5 Pro được trang bị công nghệ đệm khí sinh học tương tự túi khí ô tô, bảo vệ các linh kiện quan trọng như bo mạch, pin, camera khỏi các cú sốc mạnh.Ngoài ra, dung lượng pin của A5 Pro là 5.800 mAh, lớn hơn 10% so với thế hệ trước, cho phép người dùng có thể dùng máy lên đến 2 ngày không lo hết pin. Qua các thử nghiệm, Oppo A5 Pro có thể đàm thoại liên tục hơn 36 giờ, xem YouTube hơn 16 giờ, nghe nhạc hơn 31 giờ, hay chiến game liên tục 8 giờ. Về cấu hình, Oppo A5 Pro được trang bị bộ vi xử lý MediaTek Dimensity 6300 tiên tiến, được sản xuất trên tiến trình 6nm, cho hiệu suất CPU tăng 10% và tiết kiệm năng lượng vượt trội so với thế hệ trước. Ngoài ra, máy còn trang bị RAM 8 GB (Ram Mở Rộng 8 GB) và ROM 256 GB (có thể mở rộng thêm 1 TB).Tại thị trường Việt Nam, Oppo A5 Pro hiện được chào bán với giá 6,99 triệu. Sản phẩm được bán độc quyền tại hệ thống bán lẻ Thế Giới Di Động.
Mẹ Vy thưởng cho tôi chuyến đi chơi Hà Nội sau cuộc thi. Mẹ là người em thân thương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và vẫn quen cách gọi ông là "anh Văn". Ra Hà Nội hôm trước, hôm sau mẹ dẫn tôi đến số 30 Hoàng Diệu để thăm vị tướng quân nổi tiếng thế giới. Đại tướng thích đàn piano. Ông đệm đàn say sưa cho tôi hồn nhiên hát.
Người dân TP.HCM khấp khởi chờ đi metro
Nhiều người dân TP.HCM ở các quận 1, 3, 10, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận… cũng cho biết, mưa bắt đầu khoảng 17 giờ và kéo dài 30 - 40 phút. Nhiều người lo lắng về cơn mưa bất chợt kéo dài với lượng khá lớn làm đảo lộn kế hoạch đón giao thừa.

Khai quật những ngôi mộ 2.000 năm tuổi dưới lòng đất Paris
Gần 34.000 tỉ đồng giao dịch chứng khoán, cổ phiếu bất động sản nổi sóng
Mỗi thứ bảy hằng tuần, chị Hương Lan sống tại TP.Kurume (tỉnh Fukuoka, Nhật Bản) đều đưa con gái đang học lớp 5 vượt hơn 50 km để đến TP.Fukuoka, nơi cô bé rất hào hứng tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa, ẩm thực và sinh hoạt với nhiều trẻ em Việt đồng hương, cũng như hòa nhập với trẻ em nhiều quốc tịch."Bạn nhỏ nhà tôi là con gái nên rất hứng thú với các hoạt động nấu ăn, làm bánh. Nhà ăn trẻ em còn có các bài học để cho con biết đến cội nguồn nơi cha ông các con sinh ra và lớn lên, như tìm hiểu về ngày 2.9 là ngày gì, bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam ra đời như thế nào và được đọc ở đâu, Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành, bao nhiêu dân tộc anh em...", chị Lan chia sẻ với Thanh Niên về mô hình sinh hoạt cộng đồng do Hiệp hội Cư dân quốc tế Fukuoka (FIRA) tổ chức.Chị Bùi Thị Thu Sang (35 tuổi), Chủ tịch FIRA, cho biết tổ chức này ra mắt trong chương trình Tết Quý Mão hôm 16.1.2023 tại TP.Fukuoka. "Nhu cầu được hỗ trợ về giáo dục con cái của các bậc cha mẹ người Việt tại Nhật ngày càng lớn, nhưng hầu hết phó mặc cho phụ huynh và một vài tình nguyện viên", chị chia sẻ với Thanh Niên về động lực để thành lập FIRA.Năm ngoái, FIRA được chính quyền TP.Fukuoka và Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ tổ chức "Nhà ăn và Không gian cho trẻ em quốc tế Fukuoka" vào 2 ngày cuối tuần, cung cấp nơi sinh hoạt miễn phí không chỉ cho trẻ em người Việt mà còn trẻ em mọi quốc tịch, cũng như miễn phí cho phụ huynh đi cùng."Tại đây, chúng tôi tổ chức hỗ trợ làm bài tập, dạy ngôn ngữ (tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Việt) và hoạt động trải nghiệm đa văn hóa cho trẻ em như nấu ăn, thủ công, múa hát, nghiên cứu chủ đề…", chị Sang kể và cho biết: "FIRA nhận được nhiều sự chú ý ở Nhật do là tổ chức của người nước ngoài thành lập vì người nước ngoài, nhưng có thể hoạt động thu hút sự hưởng ứng, hợp tác, tài trợ của nhiều cá nhân và tổ chức".Trong gần 2 năm hoạt động, Nhà ăn và Không gian cho trẻ em quốc tế Fukuoka đã tổ chức cho nhiều trẻ em trải nghiệm ẩm thực và văn hóa Việt, cũng như của các quốc gia khác theo chủ đề. Nhà ăn này đã giới thiệu và phục vụ rất nhiều món ăn Việt như cơm lam, gà nướng, các món đặc trưng của Hà Nội như bún chả, chè khúc bạch hoặc bánh gai, phở Nam Định, mì Quảng, cháo lươn, những món lễ hội như xôi vò, giò lụa, chè hoa cau, bánh chưng, bánh khúc, nem bùi, bánh phu thê, bánh chưng rán, thịt đông, dưa muối, cỗ tết, cỗ tất niên, cỗ rằm tháng giêng, các món chay.Chị Tống Hồng Thắm, một người Việt sống tại Fukuoka, chia sẻ rằng 2 con chị gồm bé trai 5 tuổi và bé gái 2 tuổi rất thích đến học tập và vui chơi cùng các bạn tại không gian của FIRA. "Mình thấy mô hình này rất bổ ích vì bé được học và vui chơi, hòa nhập môi trường quốc tế nhưng vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa Việt", chị cho biết. Tương tự, chị Đàm Thị Khánh Huyền thông tin: "Bé gái nhà mình 4 tuổi rất thích khi đến lớp học vì bé vừa được học chữ, học nhảy, vừa được chơi trò chơi cùng cô và các bạn rất vui. Mình thấy mô hình này rất có ý nghĩa".FIRA còn tổ chức những buổi hướng dẫn và hội thảo dành cho cha mẹ mới đến Fukuoka, về giáo dục cho con cái, chế độ an sinh xã hội, phòng chống thiên tai…; tổ chức những sự kiện giao lưu quốc tế, giới thiệu về những ngày lễ tết cổ truyền của Việt Nam. Ngoài ra, FIRA còn tham gia đối thoại, đề bạt các chính sách về nhập cư như tại hội nghị đại biểu các cộng đồng nước ngoài tại Fukuoka, đối thoại về giáo dục tiếng mẹ đẻ cho trẻ em có nguồn gốc nước ngoài tại Nhật."Nếu có điều kiện, FIRA sẽ tổ chức thêm hoạt động cho các gia đình có con nhỏ 1 - 2 tuổi, xây nhà trẻ, trường mầm non đa văn hóa tại Fukuoka", chị Bùi Thị Thu Sang chia sẻ.
Arsenal và Man.City vượt chướng ngại vật
Người dân Palestine tại Dải Gaza đang xôn xao về thông tin Tổng thống Donald Trump muốn tiếp quản dải đất này và đưa người Palestine đến sống tại những nước Ả Rập trong khu vực.Vấn đề này trở thành một chủ đề nóng ở dải đất Trung Đông đã trải qua nhiều cuộc xung đột gây thương vong rất lớn và buộc người dân phải phải không ít lần bỏ nhà cửa chạy loạn.Bà Wasayef Abed tại thành phố Deir el-Balah ở miền trung Gaza kể rằng mình nghe thông tin trên từ những người cùng sống trong khu lều tạm cư, và xem những lời của ông Trump là áp lực đối với người dân Palestine và các nhóm vũ trang ở Gaza như Hamas."Tôi có thể nói với bạn rằng người dân ở đây sẽ không bao giờ chấp nhận việc di dời cưỡng bức. Họ có thể chịu đựng được việc sơ tán trong nước, nhưng việc buộc họ rời khỏi đất nước mình, như ông Trump đề xuất, sẽ không bao giờ có hiệu quả", Đài Al Jazeera dẫn lời bà phát biểu."Điều tôi biết là mẹ tôi và tôi sẽ không bao giờ rời khỏi Gaza, bất kể chuyện gì xảy ra. Tất cả những gì chúng tôi đang chờ đợi bây giờ trở về ngôi nhà bị phá hủy của mình ở phía bắc", bà mói thêm.Cũng tại Deir el-Balah, ông Imad al-Qassas (60 tuổi) đã di tản từ phía đông đến trung tâm thành phố, nơi ông hiện sống với 6 người con trong lều vì nhà cửa đã bị phá hủy. Phản ứng của ông đối với phát biểu của ông Trump rất rõ ràng: "Điều đó là không thể!"."Cho dù chúng tôi đã phải chịu bao nhiêu sự tàn phá, hủy diệt và giết chóc trong cuộc chiến này, điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng tôi sẽ đi đâu? Ngay cả khi các cửa khẩu biên giới được mở và có sự di cư tự nguyện, tôi sẽ không bao giờ rời đi, bất kể hoàn cảnh của tôi khó khăn đến mức nào", ông nói.Theo ông, việc di dời cho dù có thu hút đến đâu, dù được cung cấp nhà cửa, tiền bồi thường hay các quốc gia tiếp nhận đi nữa thì nơi ẩn náu cuối cùng của một người là quê hương của họ."Đây là quê hương của chúng tôi và chúng tôi coi đó là thiêng liêng", ông nhấn mạnh.Trái với ông Imad, ông Khaled Maqbel (63 tuổi) và vợ là bà Iman (52 tuổi) không có phản ứng gì khi được hỏi về phát biểu của ông Trump."Kể từ khi 2 con gái và hai đứa cháu của tôi thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, tôi đã không còn quan tâm đến bất cứ điều gì nữa," bà Imam nói với đôi mắt ngấn lệ. Bà Iman đã sơ tán khỏi khu vực as-Saftawi ở phía bắc Gaza đến Deir el-Balah cùng chồng và các con cách đây một năm, và sau đó lại phải tản cư thêm 5 lần nữa."Chúng tôi không còn sức để nghĩ bất cứ điều gì, ông Trump hay những tuyên bố của ông ấy. Người dân Gaza đang chìm trong đau thương, bệnh tật và khó khăn sau chiến tranh. Họ thậm chí không có khả năng nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo", ông Khaled phát biểu. Hai vợ chồng cực lực phản đối kế hoạch của ông Trump. "Chúng tôi đã hối hận khi rời khỏi miền Bắc, mặc dù chúng tôi đã bị ép phải rời đi dưới họng súng. Họ có thực sự nghĩ rằng chúng tôi sẽ tuân theo ông Trump bây giờ không?" ông Khaled chất vấn.Ở một góc độ khác, anh Mahmoud Abu Ouda (23 tuổi) bán một quầy cà phê và trà nhỏ ở Deir el-Balah nói rằng mình muốn rời khỏi Gaza càng sớm càng tốt. "Cuối cùng, ông Trump sẽ buộc chúng tôi phải rời khỏi Gaza, giống như mọi người đã bị buộc phải di chuyển từ phía bắc vào phía nam trong chiến tranh. Nếu họ mở cửa khẩu Rafah [với Ai Cập], một số lượng lớn người sẽ rời đi ngay lập tức. Tôi sẽ là người đầu tiên ra đi", anh chia sẻ.Đối với anh Mahmoud, áp lực không thể chịu đựng được của cuộc sống ở Gaza sau chiến tranh khiến việc ở lại là điều không thể nghĩ tới. "Đây không phải là cuộc sống. Không có cuộc sống ở đây. Sau chiến tranh, không còn gì giữ chúng tôi ở lại đất nước này nữa", anh nói. Dù muốn rời khỏi Gaza, anh phản đối việc bị ép buộc phải rời đi, nhưng cũng không thấy có lựa chọn nào khác."Chúng tôi luôn bị ép buộc. Chúng tôi bị buộc phải chạy trốn từ phía bắc xuống phía nam. Chúng tôi đã chịu đựng cuộc chiến tranh trái với ý muốn của mình. Chúng tôi đã chịu đựng những vụ đánh bom trái với ý muốn của mình. Chúng tôi chưa bao giờ có sự lựa chọn", anh nói."Nếu rời đi là giải pháp cho các vấn đề của chúng tôi, thì hãy đi. Nếu họ chuẩn bị nhà cửa, công việc và cuộc sống thực sự cho chúng ta, thì hãy rời đi và chấm dứt câu chuyện Gaza", theo anh Mahmoud.Thanh niên này chia rằng quan điểm của mình đại diện cho một bộ phận đáng kể người trẻ Gaza đã phải chịu đựng rất nhiều trong chiến tranh.
tú lơ khơ chia tay bạn gái
Ngày 3.1, HĐND H.Quế Sơn khóa XII (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức kỳ họp chuyên đề thứ 15 để bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt sau sáp nhập H.Nông Sơn vào H.Quế Sơn từ ngày 1.1.2025.Tại kỳ họp, ông Đinh Nguyên Vũ, Bí thư Huyện ủy Quế Sơn, được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026; ông Lý Xuân Phong và bà Tào Thị Tố Điểm được bầu giữ chức Phó chủ tịch HĐND huyện.Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó bí thư Huyện ủy Quế Sơn (Chủ tịch UBND H.Nông Sơn cũ), được bầu giữ chức Chủ tịch UBND H.Quế Sơn (mới) nhiệm kỳ 2021 - 2026; bà Nguyễn Thị Thu Thủy, ông Nguyễn Minh Châu và ông Nguyễn Chí Tùng được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND huyện.Cũng tại kỳ họp, HĐND huyện đã thông qua đề án thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc huyện.Như Thanh Niên đã thông tin, sáng 30.12.2024, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức lễ công bố thành lập Đảng bộ H.Quế Sơn trực thuộc Đảng bộ tỉnh và công bố các quyết định về công tác cán bộ.Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam quyết định thành lập Đảng bộ H.Quế Sơn trực thuộc Đảng bộ tỉnh trên cơ sở sáp nhập Đảng bộ H.Nông Sơn vào Đảng bộ H.Quế Sơn.Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam quyết định chuyển giao Đảng bộ H.Nông Sơn về Đảng bộ H.Quế Sơn, gồm 41 tổ chức cơ sở đảng và 1.141 đảng viên.Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy, Bí thư, Phó bí thư Huyện ủy Quế Sơn khóa XXV (nhiệm kỳ 2020 - 2025).Ban Chấp hành Đảng bộ H.Quế Sơn mới có 61 người. Ông Đinh Nguyên Vũ, Bí thư Huyện ủy Quế Sơn cũ, giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Quế Sơn mới. Ngoài ra, các ông Nguyễn Văn Hòa, Võ Văn Nhàn và Ngô Văn Sỹ giữ chức vụ Phó bí thư Huyện ủy Quế Sơn mới.Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam cũng ban hành quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Phước Sơn, Chủ tịch UBND H.Quế Sơn cũ, giữ chức vụ Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam từ ngày 1.1.2025.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư