Tháng Thanh niên ở Quảng Trị: Nhiều ưu đãi, hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế
Sáng 14.1, hậu vệ Hồ Tấn Tài phẫu thuật chấn thương dây chằng đầu gối phải tại bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Ca phẫu thuật kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ và thành công tốt đẹp, được thực hiện bởi ê-kíp nhiều kinh nghiệm như bác sĩ Phạm Quốc Hùng, PGS. TS Lê Đức Lánh. Trong đó, bác sĩ Phạm Quốc Hùng là người có kinh nghiệm, từng phẫu thuật cho nhiều tuyển thủ Việt Nam như Đỗ Hùng Dũng hay Châu Đoàn Phát, Nguyễn Minh Trí (đội tuyển futsal Việt Nam). Bác sĩ Phạm Quốc Hùng chia sẻ với Báo Thanh Niên: “Dây chằng của Tài bị đứt hoàn toàn, rách sụn chêm ngoài. Rất may phần góc sau ngoài của cậu ấy không bị ảnh hưởng gì. Đó là phần xử lý phức tạp nhất, dễ khiến các cầu thủ bị lỏng gối, bị đau. Sụn chêm trong cũng như các bộ phận khác vẫn ổn. Một điều nữa là cơ địa của Tài cũng khỏe nên sẽ hồi phục nhanh. Tôi nghĩ khoảng 6 tháng thì Tài có thể tập lại với bóng, 9 tháng có thể trở lại sân cỏ thi đấu”. Sau phẫu thuật, Tấn Tài sẽ ở lại bệnh viện để theo dõi 4 ngày. Sau đó, anh sẽ đến tập luyện hồi phục tại Trung tâm Phục hồi Chấn thương RTD Rehab của bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Huy Thọ.Tỉ phú Abramovich xuất thêm ngân sách để Chelsea mua bằng được Haaland
10 cá nhân được trao Giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm 2024 gồm:1. Sùng A Cải (28 tuổi, dân tộc Mông, ở Hà Nội), người sáng lập Hệ sinh thái Rừng và Em. Chương trình hỗ trợ một phần sinh hoạt phí giúp giảm bớt gánh nặng tài chính, giúp người thụ hưởng tập trung hơn vào học tập và phát triển bản thân. Kết quả: 8 học sinh trung học và 1 sinh viên đại học được nhận trọn gói chương trình học đến hết chuyên nghiệp; hơn 100 bạn được định hướng nghề nghiệp, học tiếng Anh và tham gia trải nghiệm. Mô hình này không chỉ giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường mà còn tạo ra không gian sống xanh, hỗ trợ sinh kế cho người dân thông qua các sản phẩm từ rừng.2. Hoàng Công Minh (28 tuổi, ở Đắk Lắk), Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hiến máu khu vực Tây nguyên.Anh Minh là người triển khai nhiều dự án hỗ trợ người khó khăn, trong đó có chương trình "Tủ sữa mẹ miễn phí" nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ em sinh non do không may mẹ qua đời hoặc không có sữa; dự án Ngân hàng máu sống với hơn 1.000 thành viên thường trực hỗ trợ hàng nghìn lượt bệnh nhân.3. Đỗ Ngọc Hà (37 tuổi, ở TP.HCM), Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp hoa từ tâm Hóc Môn (TP.HCM).Tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện giúp đỡ người khó khăn, trong đó có mô hình "Tri ân người thầm lặng", hỗ trợ suất ăn nóng và nước suối (1 tuần/3 ngày, từ 30 - 50 suất/ngày) cho công nhân vệ sinh trên các tuyến đường trên địa bàn TP.HCM.4. Vũ Thị Hải Anh (24 tuổi, ở Hà Nội), là thanh niên khuyết tật, Phó chủ nhiệm Mạng lưới Sinh viên khuyết tật Việt Nam; Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Hoa đá Nhân văn. Là người có nhiều mô hình sáng tạo giúp người khuyết tật, trong đó có dự án "Hành chính công trực tuyến cho người khuyết tật", giúp hàng trăm người khuyết tật trên cả nước tiếp cận tài liệu miễn phí; mở lớp học "Thuyết trình tự tin", tăng cường kỹ năng thuyết trình, giúp sinh viên tự tin giao tiếp và hòa nhập cộng đồng…5. Huỳnh Minh Chín (50 tuổi), Ủy viên Ban Chấp hành Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Bình Dương, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Dương. Anh Chín khởi xướng mô hình "Chuyến xe nhân ái, hành trình vì sức khỏe cộng đồng", năm 2024, đã triển khai hơn 89 chuyến xe nhân ái đến khắp mọi miền đất nước vì sức khỏe của cộng đồng; đến rất nhiều nơi để khám bệnh, thực hiện cận lâm sàng, cấp phát thuốc, phát thuốc điều trị miễn phí và tặng quà miễn phí, phát tờ rơi tuyên truyền các bệnh thường gặp với tổng số tiền thuốc và quà hơn 21 tỉ đồng. 6. Thạch Ngọc Hải (22 tuổi, ở Đồng Tháp), người sáng lập dự án Cho em.Anh Hải là thành viên của nhóm thiện nguyện Nhất Tâm - Đồng Tháp, tham gia hỗ trợ, tổ chức nhiều hoạt động vì cộng đồng của nhóm với tổng giá trị mang lại cho cộng đồng khoảng 5 tỉ đồng.7. Phùng Quang Trung (28 tuổi, ở Hải Dương), Trưởng nhóm các bạn trẻ phục dựng ảnh Skyline phục dựng ảnh liệt sĩ.Hằng năm nhóm của anh Phùng Quang Trung phục dựng hàng nghìn bức ảnh, nhân dịp 27.7; xây dựng nền tảng dữ liệu hình ảnh và thông tin về liệt sĩ nhằm phục vụ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước và trách nhiệm xã hội.8. Lê Nguyễn Bảo Ngọc (23 tuổi), Hoa hậu Liên lục địa năm 2022, là người sáng lập và quản lý chương trình Gen Zero - Thanh niên Vì phát triển bền vững. Chương trình phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy thanh niên tham gia 17 Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, tập trung vào "Hành động về khí hậu". 9. Nguyễn Bình Nam (45 tuổi, ở Đà Nẵng), kỹ sư điện, hiện công tác tại Tổng công ty Điện lực miền Trung, TP.Đà Nẵng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bạn thương nhau "Xây trường trên núi". 11 năm qua, anh Nam và cộng sự đã triển khai 18 ngôi trường tại vùng núi Quảng Nam và Quảng Ngãi, với tổng chi phí hơn 7 tỉ đồng. 10. Katrin Kandel (66 tuổi), Tổng giám đốc thiện nguyện của tổ chức Facing The World, hoạt động ở Việt Nam từ 2008. Tổ chức này đã phẫu thuật dị tật sọ mặt cho hàng nghìn trẻ em Việt Nam, đào tạo các bác sĩ Việt Nam cả trong nước và cung cấp học bổng nước ngoài, quyên tặng thiết bị y tế hiện đại cho Việt Nam trị giá hàng triệu USD.
Người dân xóm nhà trọ đông nhất TP.HCM khỏi ngủ trưa, sụt cân vì nắng nóng gay gắt
Tại khu vực miền Trung - Tây nguyên, giá heo hơi cũng đồng loạt đi ngang, trong khoảng 58.000 - 61.000 đồng/kg. Trong đó, heo hơi tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Khánh Hòa được thu mua với giá thấp nhất khu vực là 58.000 đồng/kg. Lâm Đồng đang neo ở ngưỡng 61.000 đồng/kg. Giá heo hơi ở các tỉnh còn lại trong khoảng 59.000 - 60.000 đồng/kg.
Được tổ chức tại Việt Nam từ năm học 2011 - 2012, cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota “Chiếc ô tô mơ ước” đã trở thành sân chơi bổ ích, thu hút hàng triệu học sinh từ khắp các tỉnh thành tham gia và trở thành một trong những cuộc thi có quy mô lớn nhất Việt Nam. Sau 14 năm triển khai, ban tổ chức đã nhận được hơn 6,7 triệu bức tranh, chiếm gần 65% tổng số lượng tranh tham dự trên toàn thế giới và đã đạt được thành tích đáng kể bao gồm: 01 giải Vàng, 01 giải Bạc, 01 giải Đồng và 05 giải Khuyến khích tại cuộc thi cấp quốc tế được tổ chức ở Nhật Bản.Năm học 2024 - 2025, cuộc thi được diễn ra từ tháng 9 - 12.2024 đã thu hút hơn 520 nghìn bài dự thi từ các em học sinh trong độ tuổi dưới 15 tuổi trên cả nước gửi về. Ngày 12.1 vừa qua, lễ trao giải dành cho 60 thí sinh xuất sắc đạt giải nhất, nhì, ba đã được tổ chức với sự quan tâm và tham gia của đông đảo các em học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tại đây, 15 giải Nhất, 15 giải Nhì, 30 giải Ba và 90 giải Khuyến khích, trong đó có 10 giải do khán giả bình chọn online đã được vinh danh và trưng bày. Bên cạnh đó, Ban tổ chức đã lựa chọn 9 bức tranh xuất sắc nhất tham dự Cuộc thi quốc tế tại Nhật Bản sẽ diễn ra vào tháng 3.2025. Phát biểu tại Lễ trao giải, ông Keisuke Tokunaga - Giám đốc Khối Chiến lược kinh doanh, Toyota Việt Nam chia sẻ: “Tại Việt Nam, sau 14 năm, Cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota “Chiếc ô tô mơ ước” luôn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của xã hội và sự tham gia của nhiều em nhỏ. Năm nay, nhờ sự hỗ trợ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, cùng với hệ thống Đại lý Toyota, Ban tổ chức đã nhận được hơn 520.000 tác phẩm dự thi, tiếp tục đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng đầu về số lượng tranh tham dự. Tôi rất vui khi có cơ hội được xem lại nhiều tác phẩm thể hiện những ý tưởng sáng tạo và phong phú này.”Năm nay, các tác phẩm tham dự với đa dạng chủ đề trong cuộc sống, trong đó, các vấn đề môi trường, năng lượng sạch và thiên nhiên được quan tâm hơn cả. Thông qua trí tưởng tượng và góc nhìn trẻ thơ, bằng những nét vẽ và màu sắc tươi vui, các em muốn gửi gắm thông điệp về một thế giới hòa bình, tươi sáng và hạnh phúc. Nơi đó, con người có thêm nhiều giải pháp di chuyển xanh, dịch bệnh được đẩy lùi và sống hài hòa với thiên nhiên. Có thể kể đến các bức tranh nổi bật như “Trạm điều hành Toyota ngoài không gian tìm kiếm các năng lượng mới cho phát thải ròng bằng không” của em Quỳnh Chi đến từ Hải Dương, “Xe ô tô chó đa năng nhặt rác dưới biển” của em Anh Khôi đến từ Hải Phòng, “Xe Toyota đời mới chạy bằng năng lượng pin mặt trời được tích hợp vào vỏ xe” của em Minh Dũng, 5 tuổi đang học mầm non tại Hà Nội…Bên cạnh đó, các giá trị về văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc cũng được các em thể hiện trên những bức tranh như: “Ô tô tuyên truyền gìn giữ nét đẹp văn hóa nghề thêu, dệt vải thổ cẩm của người dân tộc miền núi” của em Lương Duy Bảo đến từ Sơn La, hay “Toyota khảo cổ học giúp các nhà khoa học khảo cổ nhanh chóng tìm ra những giá trị lịch sử của nhân loại” của em Đỗ Huy Hoàng đến từ Hải Phòng và được chọn là tranh tham dự cuộc thi quốc tế.Em Hoàng Anh, trường Tiểu học Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ: “Năm nào con cũng rất vui được tham gia nộp tranh về những chiếc ô tô. Bức tranh của con bằng màu sáp, là một chiếc ô tô có thể chữa được mọi bệnh tật trên thế giới, để tất cả mọi người đều khỏe mạnh, được đi học, đi chơi như con”.Cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota - chiếc ô tô mơ ước đã khép lại nhưng mang đến rất nhiều kỷ niệm đẹp cho cả các bậc phụ huynh và các em học sinh tham gia. Không chỉ là một sân chơi lành mạnh, bổ ích, khuyến khích các em học sinh sáng tạo và tái hiện thế giới theo góc nhìn riêng. Mà ở đó, các em còn được hiểu hơn về giá trị của những điều tốt đẹp, xây dựng tình bạn giữa các trường học và cả tình hữu nghị giữa các quốc gia. Hành trình gần 30 năm có mặt tại Việt Nam, Toyota luôn nỗ lực duy trì nhiều hoạt động ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực khác nhau, thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Trong đó, cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota - Chiếc ô tô mơ ước là một trong rất nhiều hoạt động thường niên bám sát tầm nhìn và nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh gắn liền với sự phát triển bền vững của xã hội.
Một trò chơi kinh dị Amnesia mới sắp được ra mắt
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.