3 phân khúc ô tô được người Việt săn đón nhất đầu năm 2024
Ngày 14.1, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam, về tội nhận hối lộ.Nhiều cấp dưới của ông Thái ở NXB Giáo dục Việt Nam bị truy tố về tội vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, gồm: Lê Hoàng Hải, cựu Phó tổng giám đốc; Phạm Gia Thạch, cựu Kế toán trưởng; Nguyễn Thị Thanh Thủy và Đinh Quốc Khánh, cựu Trưởng ban và Phó trưởng ban Kế hoạch marketing.Cùng vụ án còn có bị cáo Tô Mỹ Ngọc, cựu Chủ tịch Công ty Phùng Vĩnh Hưng; Nguyễn Trí Minh, Giám đốc Công ty giấy Minh Cường Phát, bị truy tố tội đưa hối lộ.Hồ sơ vụ án cho thấy, mua giấy in sách giáo khoa là hoạt động thường xuyên của NXB Giáo dục Việt Nam, sử dụng từ nguồn vốn sản xuất kinh doanh.Trước năm 2017, đơn vị này áp dụng hình thức "chào giá". Đến năm 2017, khi được bổ nhiệm là Chủ tịch HĐTV kiêm đại diện pháp luật của NXB Giáo dục Việt Nam, ông Thái chỉ đạo mua giấy in theo phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn trái quy định, nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu có năng lực.Quá trình thực hiện các gói thầu với tổng giá trị hơn 452 tỉ đồng, ông Thái bị cáo buộc nhận hối lộ của 2 nhà thầu là Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Công ty giấy Minh Cường Phát với tổng số tiền lên tới 24,9 tỉ đồng.Trong số này, năm 2017, Công ty Phùng Vĩnh Hưng trúng 3 gói thầu với tổng trị giá hơn 282 tỉ đồng. Bị cáo Tô Mỹ Ngọc mang 3 tỉ đồng bay từ TP.HCM ra Hà Nội gặp ông Thái để cảm ơn vì đã giúp công ty trúng thầu.4 năm tiếp theo, từ 2018 - 2021, Công ty Phùng Vĩnh Hưng tham gia và trúng thêm 10 gói thầu. Bà Ngọc định kỳ mỗi năm đến phòng làm việc của ông Thái 1 lần, đưa hối lộ mỗi lần 4 tỉ đồng. Nhận tiền, ông Thái đều cất vào két sắt trong phòng làm việc của mình. Tết các năm 2018 - 2022, bà Ngọc đều cảm ơn ông Thái 200 triệu đồng.Tổng số tiền ông Thái bị cáo buộc nhận từ bà Ngọc là 20 tỉ đồng, để tạo điều kiện cho Công ty Phùng Vĩnh Hưng trúng 13 gói thầu, tổng trị giá hơn 2.100 tỉ đồng.Trong khi đó, từ năm 2017 - 2020, bị cáo Nguyễn Trí Minh cũng đưa hối lộ tổng số tiền 4,9 tỉ đồng cho ông Thái, để Công ty Minh Cường Phát trúng nhiều gói thầu. Những lần đưa, nhận tiền hối lộ chỉ có 2 người trong phòng, ông Thái đều cất tiền vào két sắt và sử dụng chi tiêu cá nhân.Thám tử tư vào tận trụ sở công an tìm cách ‘moi thông tin’ để chạy án
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.
Quét mã QR, nhận sách Cẩm nang tuyển sinh 2023 điện tử miễn phí
Chia sẻ với Thanh Niên hôm nay 30.1 (nhằm ngày mùng 2 Tết Ất Tỵ 2025), chị Minh Chi (30 tuổi) là vợ anh Đăng cho biết dù đã làm mọi cách để tìm kiếm khắp nơi ở TP.HCM, nhưng vẫn chưa thể liên lạc với anh.Người vợ cho biết tối 28 tết (tức ngày 27.1), anh rời nhà ở Q.12 và có cuộc hẹn với bạn bè ở Q.Phú Nhuận. Sau cuộc hẹn đó, anh mất liên lạc với gia đình. Chị Chi cho biết trước đó, anh Đăng không có biểu hiện nào lạ."Ban đầu, gia đình cũng chỉ nghĩ có vấn đề gì đó nên anh chủ động ngắt liên lạc, nhưng tới nay đã mùng 2 tết gia đình vẫn chưa thể gọi cho anh nên vô cùng lo lắng, không biết anh có gặp phải nguy hiểm gì không", người vợ chia sẻ thêm.Ban đầu, chị chỉ tìm thông qua người thân, bạn bè. Nhưng đến nay, vì quá bất an, chị chia sẻ lên mạng xã hội "cầu cứu" cộng đồng mạng, mong ai có tin anh hãy báo về gia đình. Người nhà cho biết trước khi đi anh mặc quần tây đen, áo thun có cổ màu xanh, đi xe máy Vario màu đen biển số 59G2-64727. Trong ví có đầy đủ giấy tờ tùy thân. "Anh ơi, nếu anh có đọc được những dòng này hãy liên lạc về gia đình. Mẹ và mọi người đều lo lắng, mất ăn mất ngủ", chị chia sẻ.Chị Ngân, là chị của chị Chi cho biết vẫn đang hỗ trợ em gái tìm tin tức người thân. Đây là một cái tết đầy lo âu với cả gia đình khi vẫn phải miệt mài tìm tung tích anh Đăng.Ai có tin tức về anh Trần Hải Đăng vui lòng liên hệ gia đình qua số điện thoại: 0943.134.437(gặp chị Chi) hoặc 0964.767.168 (gặp chị Ngân). Vô cùng biết ơn!
Ngày 15.1, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị cho biết một số địa phương đã đề xuất đổi hệ thống đèn giao thông sử dụng năng lượng điện mặt trời qua điện lưới để tín hiệu đèn giao thông luôn hoạt động hiệu quả, đảm bảo an toàn trật tự.Hơn 1 tháng qua, nhiều đèn tín hiệu giao thông ở TP.Đông Hà, TX.Quảng Trị, H.Hải Lăng... hoạt động chập chờn, lúc sáng đèn lúc không khiến người dân hoang mang trong quá trình tham gia giao thông.Nguyên nhân là do thời tiết ở Quảng Trị những tháng qua có mưa thường xuyên, trời âm u nên hệ thống pin năng lượng mặt trời hoạt động không hiệu quả."Việc lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời cho đèn giao thông giúp giảm chi phí và thuận tiện trong quá trình lắp đặt. Tuy nhiên, do yếu tố thời tiết ở địa phương khiến nguồn năng lượng cung cấp không đủ cho các đèn giao thông hoạt động hiệu quả. Hiện nay, một số địa phương đã đề xuất thay bằng hệ thống điện lưới để hoạt động hiệu quả", đại diện lãnh đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị nói.Ghi nhận của PV Thanh Niên, tại ngã tư Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết (P.5, TP.Đông Hà), đèn giao thông lắp đặt trên trục đường Hàm Nghi (khu vực chợ P.5) không hoạt động, một số người dân tiếp tục di chuyển trong khi trục đèn đối xứng vẫn đang báo đèn đỏ.Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Trị, trên địa bàn tỉnh có 74 hệ thống đèn tín hiệu giao thông nhưng có đến 14 hệ thống đèn đang hoạt động chập chờn. Trong đó, TX.Quảng Trị là địa phương có số lượng hệ thống đèn giao thông hoạt động chập chờn nhiều nhất.Trước tình hình này, UBND TX.Quảng Trị đã có văn bản đề nghị xem xét cho chuyển đổi các cụm đèn tín hiệu trên tuyến tránh QL1 (đoạn qua TX.Quảng Trị) từ nguồn năng lượng mặt trời chuyển sang sử dụng điện lưới.Đồng thời, đề nghị Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị chỉ đạo đơn vị thi công tiếp tục thực hiện bảo hành để đưa hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên các tuyến đường vào hoạt động trở lại bình thường trong thời gian sớm nhất.
Trao tiền bạn đọc hỗ trợ thầy giáo và anh thợ hồ có hoàn cảnh đặc biệt
Trước đó, tối 25.1, gia đình bà T.T.T. (ở TP.Pleiku) đã khóa cổng, nhốt chủ đất, 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành vận động bà T.T.T. trả lại tài sản chiếm giữ trái phép và mở cổng nhưng không thành công, nên buộc phải tiến hành phá khóa giải cứu những người bị giữ. Rạng sáng 26.1, vợ chồng bà T.T.T. đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam để điều tra xử lý theo pháp luật.Vào tháng 12.2023, ông Đ.B.K. (ở P.Chi Lăng) đã mua nhiều thửa đất của bà N.T.H. (ở P.Ia Kring, cùng TP.Pleiku). Những thửa đất này có vị trí liền kề tại khu vực đường Lê Thánh Tôn, P.Hội Phú, TP.Pleiku. Việc mua bán được cơ quan chức năng chứng thực, thừa nhận và đã thực hiện sang tên các thửa đất trên cho ông Đ.B.K. Trên các thửa đất này có một căn nhà cấp 4.Sau khi ông Đ.B.K. sở hữu các thửa đất trên, bà T.T.T. không đồng ý, cho rằng ông K. vi phạm và gửi đơn vu cáo ông này đến một số cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai. Bà T. cho biết mình đã đặt cọc mua các thửa đất này trước ông K..Theo cơ quan chức năng, bà T. trước đó đã đặt mua các thửa đất này nhưng nhiều lần tìm lý do để không ra công chứng đúng thời hạn. Sau đó, bà N.T.H. đã tìm ông Đ.B.K. để nhượng lại các thửa đất trên. Mặc dù đất đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng cho người khác nhưng bà T.T.T. vẫn cho rằng mình là người mua trước và tiến hành chiếm giữ khu đất, cho thuê sản xuất, hưởng lợi trái phép.Để lấy lại tài sản hợp pháp, ngày 25.1, ông K. đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp nhưng đã bị vợ chồng bà T.T.T. khóa cổng, nhốt ông K., 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ.Hiện vụ chiếm giữ tài sản, giữ người trái phép này đang được cơ quan chức năng ở Gia Lai xử lý theo quy định.