Top 10 serum trắng da rạng ngời đang được review nhiều hiện nay
Học sinh tại TP.HCM sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 11 ngày từ 23.1.2025 đến 2.2.2025 (tức 24 tháng chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng giêng năm Ất Tỵ). Theo chia sẻ từ các hiệu trưởng, giáo viên sẽ không giao bất kỳ bài tập nào cho học sinh trong thời gian nghỉ tết này nhằm giúp học sinh có thời gian thư giãn và đón tết trọn vẹn bên gia đình. Quyết định này đã được thống nhất trong buổi sinh hoạt chuyên môn giữa các giáo viên.Bà Trần Thị Hồng Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa (Q.1, TP.HCM), chia sẻ: "Mỗi năm, không chỉ học sinh mà ngay cả với giáo viên, ai ai cũng mong chờ những ngày nghỉ Tết Nguyên đán để về quê, sum họp gia đình. Trong khi đó 365 ngày của năm dành hết cho việc học tập, làm việc thì cớ sao chúng ta không dành 11 ngày để nghỉ trọn vẹn bên người thân? Sau đó, cả thầy cô và học trò lại bước vào một năm mới hứng khởi, vui vẻ, hết mình".Với quan điểm đó, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa cho hay đã triển khai đến toàn bộ giáo viên của nhà trường quy định không giao bài tập về nhà dưới bất kỳ hình thức nào đối với học sinh trong thời gian nghỉ này. Bên cạnh đó, trong tuần đầu tiên đi học trở lại sau kỳ nghỉ tết, giáo viên cũng không thực hiện các bài kiểm tra thường xuyên khiến các em sẽ cảm thấy mệt mỏi, áp lực. Gần 3.000 học sinh của Trường THPT Tây Thạnh (Q.Tân Phú) cũng đã nhận thông báo của giáo viên sẽ không có bài tập phải làm trong thời gian nghỉ tết. Ông Nguyễn Quang Đạt, Hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh, cho hay, ngay khi thông báo lịch nghỉ tết đến giáo viên, ban giám hiệu đã yêu cầu giáo viên dứt khoát không giao bài tập hay dự án, nhiệm vụ học tập để học sinh phải thực hiện trong thời gian này. Những bài tập nào còn dang dở có thể làm trước tết thì hoàn thành còn lại tạm gác thực hiện sau tết. Việc duy nhất các thầy cô cần dặn dò các em vui chơi trong thời gian này phải đảm bảo an toàn, lành mạnh. Tuần đầu tiên khi trở lại trường, giáo viên không thực hiện kiểm tra, khảo bài cũ.Còn tại Trường tiểu học Trần Hưng Đạo (Q.1, TP.HCM) theo quy định, giáo viên không giao bài tập về nhà cho học sinh mà khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động sinh hoạt của gia đình trong những ngày tết. Bà Lê Thanh Hương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, cho biết trước những ngày nghỉ tết, giáo viên chủ nhiệm của mỗi lớp sẽ tổ chức tiết học kỹ năng sống hướng dẫn và khuyến khích các con phụ giúp ông bà, cha mẹ dọn dẹp, trang trí nhà cửa. Hướng dẫn các bé những phong tục truyền thống ngày tết để học trò biết, hiểu và yêu thương người thân.Ngoài ra, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn các trường về việc chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục của năm học và tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết hợp tình, hợp lý cho học sinh không cư trú tại thành phố trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Theo ông Minh, để tạo điều kiện cho các học sinh có thể tham gia một hoạt động truyền thống của dân tộc là lễ tảo mộ của gia đình và tạo điều kiện tối đa cho học sinh cùng gia đình về quê vào dịp Tết Nguyên đán, Sở GD-ĐT đã hướng dẫn các trường, nếu gặp khó khăn về tàu xe hoặc quê ở xa, học sinh có nhu cầu nghỉ thêm một vài ngày thì hiệu trưởng cần linh động giải quyết sao cho trường vẫn đảm bảo đủ thời lượng dạy - học, kiểm tra, đánh giá và hoàn thành kế hoạch giáo dục trong năm học 2024 - 2025 theo quy định.Trước đó, ngày 12.12, UBND TP.HCM ban hành quyết định về việc điều chỉnh thời gian lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025. Theo đó, UBND thành phố chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT thống nhất điều chỉnh thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP.HCM nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 tổng cộng 11 ngày, tăng 2 ngày so với kế hoạch trước đây.Showbiz 28.1: Dương Cẩm Lynh sau biến cố, Hoa hậu Kim Hồng đón tết ở xứ người
Trong thời gian đội tuyển Việt Nam đang gấp rút chuẩn bị cho các trận đấu quan trọng sắp tới, cá nhân tiền đạo Xuân Son cũng đang từng bước nỗ lực để phục hồi chấn thương nghiêm trọng gặp phải tại trận chung kết AFF Cup 2024. Bên cạnh đó, không khí Tết Nguyên đán cũng đang tràn ngập trong gia đình anh, khi mọi người háo hức mong chờ ngày đoàn tụ, đặc biệt là tại Nam Định. Dự kiến, Xuân Son sẽ được ra viện vào cuối tuần này hoặc đầu tuần sau để trở về đón tết cùng vợ con.Mặc dù không phải lần đầu tiên Xuân Son đón tết tại Việt Nam, nhưng năm nay mang ý nghĩa đặc biệt hơn cả. Anh vừa chính thức trở thành công dân Việt Nam sau khi nhập quốc tịch, và đáng tự hào hơn, anh đã cùng đội tuyển bóng đá Việt Nam giành chức vô địch AFF Cup 2024. Trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan vào ngày 5.1, Xuân Son gặp chấn thương gãy xương chày cùng xương mác. Đây là chấn thương nghiêm trọng, đòi hỏi anh phải trải qua một ca phẫu thuật và tiến trình phục hồi kéo dài. Hiện tại, Xuân Son đang điều trị tại Bệnh viện Vinmec Hà Nội – một trong những cơ sở y tế hàng đầu với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao.Sau hai tuần kể từ khi thực hiện phẫu thuật, Xuân Son cho thấy sự kiên cường và tích cực trong quá trình dưỡng thương. Bác sĩ Hồ Ngọc Minh, người trực tiếp tham gia điều trị cho anh, nhận xét: "Xuân Son luôn giữ năng lượng vui vẻ, lạc quan và nghiêm túc tuân thủ các hướng dẫn y tế, điều này rất quan trọng trong việc rút ngắn thời gian hồi phục."Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy, nguyên bác sĩ đội tuyển Việt Nam, tiến trình phục hồi của Xuân Son được chia làm bốn giai đoạn, kéo dài ít nhất 6 tháng. Mục tiêu cuối cùng là giúp anh trở lại tập luyện ở cường độ tối đa và sẵn sàng thi đấu. Dù chấn thương nghiêm trọng, nhưng với lộ trình điều trị đúng đắn và ý chí mạnh mẽ, khả năng trở lại sân cỏ của Xuân Son là rất cao, mang lại niềm hy vọng lớn cho người hâm mộ.Trên trang cá nhân, chị Marcele – vợ của tiền đạo Xuân Son – đã chia sẻ một đoạn video ngắn ghi lại hình ảnh hai mẹ con đang tất bật dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa tại Nam Định để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ.Tết Nguyên đán năm nay đánh dấu một khởi đầu mới cho Xuân Son, không chỉ ở vai trò một tuyển thủ Việt Nam mà còn trong hành trình vượt qua chấn thương và tìm lại phong độ đỉnh cao. Với sự hỗ trợ của đội ngũ y tế tận tâm, sự động viên từ gia đình và người hâm mộ, Xuân Son chắc chắn sẽ nỗ lực hết mình để hồi phục và quay lại với đam mê bóng đá.
Đỉnh Bàn Cờ có gì mà tỉ phú Bill Gates lên thưởng trà, ngắm cảnh?
Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự.
Ngày 30.12, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế công bố quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm Giám đốc Sở Du lịch và Sở Ngoại vụ. Theo đó, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế điều động bà Trần Thị Hoài Trâm, Bí thư Huyện ủy Nam Đông, đến nhận công tác tại Sở Du lịch và bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Du lịch trong thời hạn 5 năm kể từ ngày 31.12.2024.Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng ký Quyết định số 3435/QĐ-UBND ngày 30.12 về việc điều động ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch, giữ chức vụ Giám đốc Sở Ngoại vụ. Quyết định bổ nhiệm có hiệu lực kể từ ngày 31.12.2024.Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, chúc mừng và đánh giá cao những đóng góp của bà Trần Thị Hoài Trâm và ông Nguyễn Văn Phúc trong thời gian công tác vừa qua.Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế mong muốn trong thời gian tới cả hai tiếp tục phát huy hơn nữa những thế mạnh vốn có, để cùng tập thể Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công. Theo Nghị quyết của Quốc hội, từ ngày 1.1.2025, Huế là thành phố trực thuộc T.Ư, sẽ nhập H.Nam Đông với H.Phú Lộc để thành lập H.Phú Lộc mới. Vì vậy, việc điều động sắp xếp này là thực hiện đề án sắp xếp nhân sự của TP.Huế trực thuộc T.Ư. Riêng kế hoạch tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18 của Bộ Chính trị, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có phương án sắp xếp các sở, ngành; trong đó Sở Du lịch dự kiến sẽ hợp nhất với Sở VH-TT, tên sở sau sắp xếp dự kiến là Sở VH-TT-DL.
Trung Quốc nỗ lực giữ chân nhà đầu tư
Nuôi biển nhìn từ thực tiễn Quảng Ninh