$938
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của laliga. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ laliga.Nạn nhân là ông H.V.C (57 tuổi) ngụ KP.10, TT.Phước Dân, H.Ninh Phước, Ninh Thuận.Đại diện UBND TT.Phước Dân, cho biết khoảng 14 giờ cùng ngày, người dân phát hiện ông H.V.C nằm bất tỉnh bên lề đường, trên tay đang nắm sợi dây cáp viễn thông. Qua kiểm tra, phát hiện ông H.V.C đã tử vong, người dân liền báo cơ quan chức năng.Theo người dân địa phương, ông H.V.C là người khuyết tật, có hoàn cảnh rất khó khăn. Như thường ngày, ông C. đi chăn cừu ở bãi đất trống gần trụ sở KP.10 thì xảy ra sự việc đau lòng.Cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của laliga. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ laliga.Chuyến xe nghệ thuật không chỉ là một chuyến đi đơn thuần mà còn là một hành trình khám phá văn hóa, nơi những người yêu nghệ thuật có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các tác phẩm, trò chuyện cùng nghệ sĩ và nâng cao hiểu biết dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia.Năm 2024, chương trình tạo ra 5 chuyến đi đầy ý nghĩa với những không gian nghệ thuật đặc sắc ở TP.HCM, Hà Nội. Tiếp nối thành công đó, ban tổ chức cho biết sẽ mở rộng quy mô, nội dung, mang đến những trải nghiệm phong phú hơn. Điểm đặc biệt của Chuyến xe nghệ thuật 2025 là sự mở rộng sang nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, được thể hiện rõ nét qua chủ đề "Giao duyên giữa liền anh liền chị quan họ với các nghệ sĩ nhạc thính phòng", với sự tham gia của nghệ sĩ Bùi Hà Miên, nghệ sĩ violin Trịnh Minh Hiền, nghệ sĩ guitar Đặng Anh Tuấn và đặc biệt là NSND Thanh Lam.Nhìn lại hành trình của Chuyến xe nghệ thuật từ năm 2024, có thể thấy rõ sự đa dạng và phong phú trong các chủ đề được lựa chọn, từ việc khám phá "bộ tứ danh họa Nghiêm - Liên - Sáng - Phái" tại bảo tàng tư nhân của nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn đến việc tìm hiểu về nghệ thuật sơn mài Việt Nam tại xưởng vẽ của họa sĩ Hoài Hương. Mỗi chuyến đi đều mang đến những kiến thức và trải nghiệm quý giá.Chuyến xe nghệ thuật được tổ chức định kỳ mỗi tháng, xuất phát từ quán Cà phê Thứ Bảy tại TP.HCM và Hà Nội tới các địa chỉ văn hóa, không gian nghệ thuật được lựa chọn. Đây không chỉ là một hoạt động văn hóa, mà còn là một cầu nối giữa nghệ thuật và công chúng. Thông qua chương trình, những người yêu nghệ thuật có cơ hội tiếp cận gần hơn với các tác phẩm, hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo và trò chuyện trực tiếp với các nghệ sĩ. ️
Ở thành phố, cách không xa lại có chợ, siêu thị. Các cửa hàng mở từ sáng tới tối, muốn mua gì cũng dễ. Ai bận bịu quá thì đặt online, thoáng chốc shipper đến giao hàng. Tuy nhiên, ở đây lại khó tìm những mặt hàng hương đồng cỏ nội đúng chuẩn "gốc" miền Tây. Khi nói đến việc chuẩn bị ăn tết, người thành phố có phần ung dung. Còn mười bữa nửa tháng tới tết mới mua sắm cũng là chuyện thường. Có người sát giao thừa mới xách giỏ đi chợ. Song, dù ăn tết hoành tráng, đủ món "sơn hào hải vị", bà con vẫn có một cảm tình đặc biệt với những món dân dã miền Tây. Vì lẽ đó mà đa phần người miền Tây xem cá đồng, gà thả vườn... chính là đặc sản quê mình. Bởi nó được xuất xứ từ vùng quê, ở phố xá không phải muốn mua là có. Ngày tết, bên cạnh những món ăn truyền thống như thịt kho hột vịt, dưa chua, canh khổ qua, bánh tét… thì mâm tiệc của người miền Tây luôn có đặc sản miệt vườn. Miền Tây có nhiều kênh rạch, ruộng đồng mênh mông, đúng mùa cá mắm tự nhiên dồi dào. Nhưng nếu không đúng thời điểm thì cũng không dễ đánh bắt. Do đó, người dân thường có thói quen lo tết xa. Trước tết vài tháng, nhà nhà tranh thủ nuôi đàn gà, đàn vịt ngoài vườn; cặp mé sông (hoặc trong mương) làm vèo lưới nuôi cá, ếch...Bà Lưu Thu Năm (49 tuổi, ngụ xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) chia sẻ: "Mới mùa nước nổi gia đình tôi đã tính chuyện ăn tết. Nhà tôi đi đặt lợp, đẩy côn, chọn những con cá lóc đồng roi roi (cỡ vừa - PV) rọng trong vèo để dưỡng tới tết. Con cháu, bạn bè ở thành phố về rất thích ăn đồ đồng nên phải dự trữ trước vài tháng. Vì vào tết thì nghịch mùa, khó kiếm được". Mấy tháng trời chăn nuôi, nhọc công là có. Nhưng nếu bảo bà con xứ này lo xa chi cho cực thân thì chưa hiểu hết tâm tình miền Tây. Bởi, người miền Tây nghĩ những thứ chăn nuôi công nghiệp (hàng chợ) thì không thể ngon bằng đồ tự nhiên sông nước. Dường như những gì tự bắt được, nuôi dưỡng, tự tay chế biến thì món ăn đó mới ngon.Nếu có dịp về miền Tây ăn tết, bạn chớ thấy phiền hà khi chủ nhà liên tục gắp thức ăn cho mình. Họ vừa mời vừa giới thiệu nhiệt tình về xuất xứ của các nguyên liệu đồng quê. Hẳn là bà con không phải muốn kể công hay khoe tài bếp núc, mà chỉ đang bày tỏ lòng mến khách, sự tự hào về "gốc gác quê mùa" của mình.Điều thú vị là tết có mấy ngày, nhưng người miền Tây chuẩn bị đặc sản vùng quê thiệt là hoành tráng. Họ thường nuôi số lượng cá, gà, vịt… sao cho luôn dư dả, để cho con cháu mang lên thành phố sau tết. Lý do nữa là bà con không ăn tết một mình mà chia sẻ với hàng xóm xung quanh. Cận tết, nhà này nuôi thứ gì thì gửi cho nhà kia ăn tết. Hình thức chẳng cầu kỳ gì, cứ xách con cá, con gà tặng nhau mà bền chặt tình làng nghĩa xóm. Với lối sống tối lửa tắt đèn có nhau, bàn tiệc của người miền tây thường là những món ăn na ná nhau. Tuy không đa dạng, nhưng hễ làm món nào cũng nhiều, không sợ thiếu. Điều đặc biệt là bà con rất có lòng, dù ngày tết nhưng sáng sớm mới tất bật làm gà, làm cá (không làm trước bảo quản trong tủ lạnh - PV) để những món "đặc sản miền Tây" thật sự tươi ngon, hấp dẫn. Nếu có dịp, bạn hãy về miền Tây ăn tết để thấy không khí đón năm mới ở đây bình dân nhưng đong đầy tình cảm. Người dân có thể không khá giả nhưng rộng rãi, phóng khoáng theo cách riêng của mình. Và khi chia tay ra về, bạn cũng chớ lấy làm lạ khi chủ nhà có nhã ý gửi tặng cho những con cá, con gà, con vịt để về nhà ăn tết. Bởi đó là món quà thấm đượm tình cảm, phải quý lắm bà con mới tặng. Vì để có nó, họ phải cất chăm sóc, trông lớn từng ngày. ️
Sáng nay (3.2), Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy. Tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị Phan Văn Phụng công bố Quyết định số 1860-QĐ/TU ngày 3.2 của Tỉnh ủy Quảng Trị về việc thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.Theo đó, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy trên cơ sở hợp nhất Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy. Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định điều động Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 kể từ ngày 3.2.Đồng thời, bổ nhiệm Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy Mai Xuân Tâm, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Thị Ngọc Lan, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Quốc Khánh, Phó trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Trần Văn Tuấn giữ chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, thời hạn bổ nhiệm 5 năm kể từ ngày 3.2.Phát biểu giao nhiệm vụ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Long Hải nhấn mạnh việc thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy là tổ chức đầu tiên của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy tại tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải đề nghị Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tập trung thực hiện một số công việc, bao gồm: khẩn trương xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các lãnh đạo ban, các phòng chuyên môn; sắp xếp, bố trí đội ngũ công chức, người lao động các phòng chuyên môn đảm bảo đúng quy định.Phát biểu nhận nhiệm vụ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị Hồ Đại Nam khẳng định sẽ cùng tập thể cán bộ tập trung thực hiện nhiệm vụ ngay những ngày đầu năm, tuyệt đối không để xảy ra lỗ hổng trong thực hiện nhiệm vụ. Toàn thể cán bộ của đơn vị sẽ nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, nhất là công tác thông tin, tuyên truyền và công tác dân vận trong nhân dân. Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị sẽ tiếp tục phát huy truyền thống của 2 ban trước đây để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công tác tuyên giáo, dân vận trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. ️