Sẹo đáy nhọn là gì? Top 5 cách điều trị sẹo đáy nhọn hiệu quả hiện nay
T&T Group là một tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động trong 7 lĩnh vực kinh doanh trọng yếu của nền kinh tế, hệ thống trên 200 đơn vị thành viên với trên 80.000 CBNV làm việc trong và ngoài nước, cùng các chi nhánh, công ty thành viên tại Mỹ, Đức,…Siêu đám cưới Ấn Độ tại InterContinental Phu Quoc Long Beach
Định cư Mỹ luôn là giấc mơ của nhiều cá nhân tài năng mong muốn tìm kiếm cơ hội mới trên vùng đất của sự phát triển và thịnh vượng. Trong đó, chương trình EB-2 NIW (National Interest Waiver) nổi lên như một lựa chọn hấp dẫn, đặc biệt dành cho những cá nhân xuất sắc trong các lĩnh vực như công nghệ, khoa học, kỹ thuật. Tuy nhiên, để hiện thực hóa giấc mơ này, một luật sư di trú giàu kinh nghiệm đóng vai trò không thể thiếu.EB-2 NIW là chương trình định cư đặc biệt, cho phép người nộp đơn tự mình hoàn thiện hồ sơ mà không cần thư mời làm việc hay giấy chứng nhận lao động. Thay vào đó, ứng viên cần chứng minh dự án của mình mang lại lợi ích quốc gia cho nước Mỹ thông qua ba yếu tố then chốt:Quy trình xin EB-2 NIW không hề đơn giản và đòi hỏi sự chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng. Đây là lúc một luật sư di trú có kinh nghiệm bước vào với vai trò dẫn dắt hành trình định cư của bạn.Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú, Harvey Law Group (HLG) đã khẳng định vị thế là một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam và quốc tế. Đội ngũ luật sư của HLG không chỉ giàu kinh nghiệm mà còn tận tâm, minh bạch và luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.HLG tự hào đã hỗ trợ hàng trăm gia đình hoàn thành hồ sơ EB-2 NIW và các chương trình đầu tư định cư khác. Thành công của chúng tôi không chỉ đến từ số lượng hồ sơ được chấp thuận mà còn từ sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng.
Giải đấu lớn nhất thế giới của Dota 2 sẽ quay trở lại trong năm nay
Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, gây ra nhiều ý kiến trái chiều, nhất là những người thường xuyên điều khiển phương tiện giao thông. Với mức xử phạt tăng cao so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100), vi phạm giao thông trở thành mối lo ngại lớn. Mặc dù mức xử phạt đã tăng cao, vẫn có rất nhiều người thường xuyên mắc phải những lỗi vi phạm giao thông khiến bản thân phải trả giá đắt. Một trong những lỗi vi phạm giao thông phổ biến, dễ gặp trong dịp Tết là lỗi nồng độ cồn với mức phạt lên đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô, 10 triệu đồng đối với người điều khiển mô-tô, xe máy.Ngoài ra, vẫn có một số lỗi vi phạm giao thông khác như sử dụng mô-tô, xe máy chở hàng hoá quá khổ, sử dụng xe máy leo vỉa hè và vượt đèn đỏ,... Đây đều là những lỗi dễ mắc phải nếu bất cẩn và chủ quan trọng quá trình tham gia giao thông. Để đảm bảo an toàn trong dịp Tết này, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ quy định luật An toàn giao thông.
Tương tự ngoại thất, không gian nội thất Honda CR-V 2024 cũng "lột xác" so với thế hệ cũ nhờ phong cách trẻ trung, mang hơi hướng thể thao tương tự "đàn em" Honda Civic. Những chi tiết vốn bị "phàn nàn" khá nhiều như thiết kế có phần nhàm chán, cần số đặt quá cao, màn hình giải trí quá nhỏ so với các mẫu xe cùng phân khúc… đều đã được hãng xe Nhật Bản lắng nghe và sửa đổi.
Leo cầu thang đúng cách mỗi ngày để 'dân công sở' khỏe, đẹp hơn
Theo quy định mới của Chính phủ, từ ngày 1.1.2025, cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh về vi phạm giao thông sẽ được thưởng đến 5 triệu đồng một vụ việc. Theo Khoản 1 Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP, người dân có thể gửi trực tiếp clip vi phạm cho đơn vị Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc hoặc gửi qua thư điện tử, đường bưu điện hoặc phần mềm kết nối, chia sẻ dữ liệu. Một trong những ứng dụng được khuyến nghị là VNeTraffic - Ứng dụng giao thông thông minh Việt Nam.Dù đã được phát hành nhiều năm trước, nhưng mới đây VNeTraffic mới được nhiều người chú ý và đang đứng đầu bảng xếp hạng ứng dụng được tải nhiều nhất Việt Nam, trên App Store. Trên kho ứng dụng của Google, ứng dụng đang có hơn 100.000 lượt tải xuống. Bản cập nhật mới nhất của VNeTraffic là hai tuần trước, bổ sung các tính năng mới như: Tra cứu vi phạm giao thông; Phản ánh vi phạm; Bản đồ giao thông. Sau khi tải ứng dụng VNeTraffic về máy, người dùng cần đăng ký tài khoản bằng cách quét mã QR trên căn cước công dân, xác thực bằng số điện thoại. Ứng dụng có chức năng đăng nhập bằng tài khoản VNeID nhưng hiện tại chưa khả dụng. Người dùng cần đăng nhập bằng số căn cước hoặc số định danh công dân.Tại màn hình chính của ứng dụng, người dùng chọn Tạo phản ánh hoặc ấn vào biểu tượng dấu + ở cạnh dưới màn hình, sau đó điền các thông tin về loại vi phạm giao thông, thời gian, địa điểm, nội dung. Sau đó chọn tải ảnh hoặc video. Ứng dụng cho phép tải tối đa 3 ảnh hoặc video, không quá 20 MB.Một số lưu ý khi gửi clip vi phạm là nội dung phản ánh phải dùng tiếng Việt. Thông tin của người phản ánh sẽ được cơ quan chức năng bảo mật. Người dân có thể kiểm tra trạng thái, thống kê các phản ánh trong mục Danh sách phản ánh. Ở đây ngoài những nội dung đã gửi, hệ thống còn cập nhật về trạng thái của những phản ánh đã tiếp nhận, đã trả lời.Một tính năng hữu dụng trên VNeTraffic là Tra cứu vi phạm. Tại đây người dùng có thể kiểm tra nhanh vi phạm phạt nguội bằng cách nhập biển số xe ô tô, xe máy. Tại giao diện chính của ứng dụng, người dùng chọn mục Tra cứu vi phạm, sau đó nhập biển số xe, ấn kiểm tra. Nếu không bị phạt nguội, ứng dụng sẽ thông báo biển số chưa từng vi phạm. Nếu đã bị phạt nguội, ứng dụng sẽ hiển thông tin chi tiết về màu biển số xe, loại phương tiện, lỗi, thời gian, địa điểm vi phạm, trạng thái xử lý, đơn vị phát hiện, đơn vị xử lý, địa chỉ. Nếu vi phạm nhiều hơn một lần, ứng dụng cũng liệt kê cả những lần vi phạm trước đó để người dùng theo dõi. Người dùng cần lưu ý khi nhập thông tin biển số xe thì viết liền cả dãy chữ và số, không viết cách, không dùng dấu chấm.Mặc dù đang đứng top đầu ứng dụng được tải nhiều trên App Store nhưng VNeTraffic vẫn đang ở bản thử nghiệm 1.1.7. Nhiều người dùng phản ánh ứng dụng vẫn khó đăng nhập, không tạo được tài khoản bằng cách quét mã QR trên căn cước công dân. Ngoài ra dù được giới thiệu là dịch vụ công, thuộc bản quyền của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), VNeTraffic vẫn chưa được Google cấp chứng nhận là ứng dụng công quốc gia như VNeID hay VssID.