Vì sao Nhật Bản vắng bóng trên thị trường ô tô điện?
Ngày 16.1, Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có văn bản gửi trưởng phòng GD-ĐT huyện, thị xã, thành phố; hiệu trưởng các trường THPT; giám đốc các trung tâm GDTX về việc công bố môn thi thứ ba tuyển sinh vào lớp 10 THPT và xây dựng tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS năm học 2025 - 2026.Theo đó, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT cơ bản giữ ổn định với 3 môn thi gồm: ngữ văn, toán và tiếng Anh. Trong đó, môn ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút.Môn toán kết hợp thi trắc nghiệm và tự luận (phần trắc nghiệm chiếm 30%, phần tự luận chiếm 70% tổng số điểm bài thi), thời gian làm bài 120 phút.Môn tiếng Anh kết hợp thi trắc nghiệm và thi viết, đề thi gồm 2 phần: phần thi trắc nghiệm chiếm 60% tổng số điểm bài thi (làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm) và phần thi viết (có nội dung nghe) chiếm 40% tổng số điểm bài thi (làm bài trên giấy thi), thời gian làm bài 60 phút.Thí sinh thi tuyển vào Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn ngoài 3 bài thi: toán, ngữ văn, tiếng Anh phải dự thi thêm bài thi thứ tư về môn chuyên theo nguyện vọng (Sở GD-ĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể). Nội dung thi theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.Đối với tuyển sinh lớp 6, Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị trưởng phòng phòng GD-ĐT các địa phương căn cứ vào điều kiện thực tế để xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển. Trong trường hợp trường THCS có số học sinh đăng ký vượt quá chỉ tiêu, trường có tuyển sinh lớp 6 nguồn, phòng GD-ĐT cần xây dựng cụ thể tiêu chí, phương án kiểm tra đánh giá năng lực học sinh theo các hình thức để thực hiện tuyển sinh công bằng, công khai, minh bạch, phù hợp với điều kiện thực tiễn.TP.HCM chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức ra sao?
”Đuôi giả” (Psudotails) là sự phát triển giống như đuôi nhưng do các vấn đề về cột sống hoặc khối u gây ra.
'TP.HCM vào tình trạng khẩn' là thông tin bịa đặt
Ngày 16.1, bà Hồ Thị Thùy Dương (48 tuổi, ở TP.Cam Ranh, Khánh Hòa) cho biết đã nhận được thông báo thụ lý vụ án của TAND TP.Cam Ranh về vụ "tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại, chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu xin lỗi công khai" và bà là nguyên đơn, còn bị đơn là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).Bà Dương thông tin, trước đó, bà từng khởi kiện Sacombank trong vụ án "tranh chấp về đòi tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại", yêu cầu Sacombank trả lại số tiền thất thoát trong tài khoản của bà tại ngân hàng này gồm 46,9 tỉ đồng và tiền lãi trả chậm.Tháng 7.2024, TAND TP.Cam Ranh tuyên án sơ thẩm vụ án dân sự nói trên và đánh giá lỗi trong vụ việc này thuộc về phía Sacombank. Bản án sơ thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Dương và buộc Sacombank phải có trách nhiệm trả số tiền trên cùng với tiền lãi, bồi thường về những thiệt hại gây ra cho khách hàng theo quy định pháp luật.Trong đơn khởi kiện lần này, bà Dương cho rằng Giám đốc Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (người được Sacombank ủy quyền) đã có hành vi "xúc phạm danh dự, gây thiệt hại về uy tín, nhân phẩm" của bà sau khi ngân hàng thua kiện vụ án vừa nêu ở cấp sơ thẩm.Cụ thể, tháng 8.2024, Giám đốc Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa ký văn bản gửi Công an tỉnh Khánh Hòa đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự đối với bà Hồ Thị Thùy Dương, với cáo buộc bà cố ý cấu kết với Nguyễn Thị Thanh Hà, cựu phó Phòng giao dịch Sacombank Chi nhánh Cam Ranh (đang bị điều tra), để chiếm đoạt tiền của ngân hàng này.Trong đơn đề nghị của phía Sacombank có nêu: "...Bà Dương tuy không trực tiếp đến giao dịch tại ngân hàng rút tiền mặt nhưng thực tế bà Dương đã thông đồng với bà Hà", "đề nghị cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự đối với bà Hà và bà Dương trong việc câu kết với nhau để chiếm đoạt 46,9 tỉ đồng là tài sản của ngân hàng".Liên quan đến đơn trên, Viện KSND tỉnh Khánh Hòa lần lượt có phiếu chuyển đơn vào tháng 8 và tháng 9.2024 đến TAND tỉnh Khánh Hòa xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa không thụ lý đơn của Sacombank, trong thông báo đến TAND tỉnh Khánh Hòa vào tháng 11.2024.Trong đơn khởi kiện, bà Dương cho biết "từ một khách hàng gửi tiền rồi bị mất tại Sacombank, nay bà bỗng nhiên trở thành bị hại" nên khởi kiện. Nguyên đơn đề nghị tòa buộc bị đơn bồi thường thiệt hại về sức khỏe, danh dự bị xâm phạm với tổng số tiền hơn 140 triệu đồng, đồng thời yêu cầu xin lỗi công khai.Ngày 15.1, TAND tỉnh Khánh Hòa đã mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án "tranh chấp về đòi tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại" giữa nguyên đơn là bà Dương và bị đơn là Sacombank do có kháng cáo của ngân hàng. Sau phần xét hỏi, HĐXX phúc thẩm đã quyết định tạm ngưng phiên tòa, sẽ mở lại vào ngày 17.1 để bắt đầu phần tranh luận.
Theo dự thảo, 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được TP.Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024. Trong đó, một số hành vi vi phạm có mức tiền phạt còn thấp, nghị quyết quy định mức tăng là 2 lần; một số hành vi vi phạm đã có mức tiền phạt cao nghị quyết quy định mức tăng là 1,5 lần.Các lỗi sẽ bị tăng mức phạt dựa trên tiêu chí: hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, diễn ra hằng ngày ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tham gia giao thông của người dân và mỹ quan đô thị; hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.Đó là các hành vi: không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng, đỗ trái quy định; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm; lùi xe, chuyển làn đường, chuyển hướng, vượt không đúng quy định; đón, trả khách sai quy định; chạy quá tốc độ; chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách, đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường, vỉa hè, kinh doanh vận tải... Theo UBND TP.Hà Nội, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 168 quy định xử phạt hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Chính phủ ban hành có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại nghị quyết.Trước đó, ngày 26.12.2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, trong đó đã tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm.Qua đánh giá thực tiễn và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông, kiềm chế và làm giảm ùn tắc, tai nạn.Dưới đây là 107 hành vi được đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024.
Mua xe mới, sử dụng biển số cũ có phải đóng phí biển số 20 triệu đồng?
Ngày 7.3, Adecco Việt Nam (nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng, tính lương và thuê ngoài nhân sự) công bố một báo cáo tổng quan về mức lương và xu hướng tuyển dụng tại TP.HCM và Hà Nội.Theo báo cáo của Adecco Việt Nam, nền kinh tế trong nước đã phục hồi mạnh mẽ vào cuối năm 2024 và thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn gặp nhiều thách thức, đặc biệt là thiếu hụt nhân lực và yêu cầu kỹ năng cao hơn từ các nhà tuyển dụng.Cụ thể, trong năm 2024, các doanh nghiệp có xu hướng tối ưu hóa bộ máy và thận trọng hơn trong chiến lược tuyển dụng. Nhiều ngành nghề trọng điểm lại gặp khó khăn do thiếu hụt nhân lực.Trong khi đó, tỷ lệ nghỉ việc của người lao động vẫn ở mức cao, tình trạng nguồn nhân lực chưa đáp ứng đầy đủ kỹ năng mà doanh nghiệp mong muốn vẫn còn nhiều.Mặc dù vậy, một số lĩnh vực như công nghệ, y tế và sản xuất vẫn ghi nhận nhu cầu tuyển dụng mạnh mẽ nhờ vào sự mở rộng hoạt động và dòng vốn đầu tư không ngừng đổ vào.Ở chiều ngược lại, người lao động cũng gặp không ít khó khăn để tìm được một công việc phù hợp mong muốn của mình.Các nhà tuyển dụng ngày càng ưu tiên những ứng viên có chuyên môn kỹ thuật vững vàng, khả năng lãnh đạo và giao tiếp tốt, đồng thời có thể thích ứng linh hoạt và luôn sẵn sàng học hỏi.Đặc biệt, kỹ năng ngôn ngữ, nhất là tiếng Anh và tiếng Trung, trở thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng trên thị trường lao động.Một nghiên cứu của Adecco Việt Nam được thực hiện với những người có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc cũng đã chỉ ra 3 xu hướng quan trọng đang định hình môi trường làm việc trong nước, đó là: chuyển đổi số, mô hình làm việc linh hoạt và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).Trong đó, chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa quy trình và giúp doanh nghiệp đưa ra các giải pháp thông minh hơn.Thứ hai, kể từ sau đại dịch Covid-19, làm việc linh hoạt đã trở thành một tiêu chí mới và đang được các bên ưa chuộng, tuy nhiên, mỗi ngành lại có cách áp dụng khác nhau. Chẳng hạn, lĩnh vực công nghệ và dịch vụ có xu hướng ưu tiên mô hình "hybrid", kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và từ xa.Thứ ba, AI ngày càng được ứng dụng rộng rãi, những công cụ như ChatGPT, Copilot và Bard được sử dụng ngày một phổ biến. Theo đánh giá của Adecco Việt Nam, AI đặc biệt hữu ích trong các lĩnh vực như sáng tạo nội dung, phân tích dữ liệu và chăm sóc khách hàng.Các doanh nghiệp đang tận dụng AI để nâng cao hiệu suất làm việc, giảm bớt khối lượng công việc thủ công và tối ưu hóa quy trình vận hành. Ví dụ, quản lý cấp trung thường sử dụng AI để phân tích dữ liệu và lập kế hoạch, còn lãnh đạo cấp cao tận dụng công nghệ này để dự báo xu hướng, hỗ trợ ra quyết định và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.Cũng theo báo cáo của Adecco, phần lớn người tham gia khảo sát đồng ý rằng AI không chỉ giúp nâng cao hiệu suất làm việc mà còn hỗ trợ tư duy chiến lược. Đáng chú ý, có 35% số người được khảo sát nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao kỹ năng để khai thác tối đa tiềm năng của AI trong công việc.