Chủ shop quần áo tiếp tục trả mặt bằng, 'tuyến đường thời trang' trở nên đìu hiu
Năm 2024 - Năm Thanh niên tình nguyện đã đi qua với nhiều dấu ấn nổi bật của tuổi trẻ cả nước, khẳng định rõ nét lòng yêu nước, tinh thần xung kích, khát vọng cống hiến của tuổi trẻ. Năm 2025 đã tới với những dấu mốc và sự kiện hết sức quan trọng của Đảng, của đất nước. Việt Nam chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để bứt phá, tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong sự nghiệp đó, thanh niên phải là những người "lĩnh ấn tiên phong" trên mọi mặt trận.Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao gửi niềm tin của Đảng với thế hệ trẻ nước nhà: "Yêu cầu, nhiệm vụ đối với thanh niên trong giai đoạn cách mạng mới rất vẻ vang, đòi hỏi hơn bao giờ hết, thanh niên cần tỏ rõ vai trò của mình trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, cần ý thức rõ về trách nhiệm, nhiệm vụ của mình, phải là lực lượng đi đầu trong học tập, rèn luyện, không ngừng phấn đấu vươn lên làm chủ khoa học, công nghệ, bền lòng, quyết tâm, đồng tâm, việc đáng làm phải quyết, phải làm bằng được, ưu tiên hành động, nói ít làm nhiều, năng động, quyết đoán, nắm bắt và tranh thủ thời cơ, tuyệt đối không kiêu ngạo, tự mãn".Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã thống nhất lựa chọn chủ đề công tác năm 2025 là "Tuổi trẻ Việt Nam tự hào, vững tin theo Đảng", để khẳng định thế hệ trẻ luôn kiên định một lòng đi theo Đảng, tự hào với những thành quả to lớn của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, tuổi trẻ nước nhà quyết tâm hành động, cống hiến góp sức dựng xây đất nước, tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng vững mạnh, hoàn thành các mục tiêu đề ra trong năm về đích thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.Để thực hiện được sứ mệnh quan trọng mà Đảng đã tin tưởng giao phó, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Hoạt động của Đoàn phải đặt thanh niên làm trung tâm, làm chủ thể; phong trào phải thực chất hơn; kết quả công tác phải cụ thể hơn và gắn chặt với nhiệm vụ chính trị của đất nước; phương thức tổ chức hoạt động của Đoàn phải bắt kịp với xu hướng, nhu cầu, thị hiếu của thanh niên, khơi sức thanh niên cống hiến cho đất nước, hỗ trợ kịp thời những nhu cầu thiết thân để thanh niên phát triển toàn diện; cán bộ Đoàn, Hội phải là những tấm gương sáng, truyền cảm hứng, quy tụ thanh niên; tổ chức Đoàn phải được xây dựng vững mạnh từ cơ sở.Những yêu cầu đó đặt ra những nhiệm vụ mới, hết sức quan trọng đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chúng ta. Toàn Đoàn cần tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục, nhất là giáo dục lý tưởng cộng sản, lòng yêu nước, đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm của công dân, định hướng để thanh niên thống nhất từ nhận thức tới hành động: Lý tưởng của thanh niên là kiên định với lý tưởng của Đảng; mục tiêu phấn đấu của thanh niên là góp sức vì mục tiêu của Đảng và toàn dân tộc; hành động của thanh niên là góp sức xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện, xây dựng đất nước phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.Muốn vậy, công tác giáo dục của Đoàn phải kiên định những nội dung mang tính nguyên tắc; điều chỉnh phương thức phù hợp với yêu cầu tình hình mới. Chuyển hướng công tác tuyên truyền, giáo dục của Đoàn từ một chiều thành đa chiều, có sự tương tác thường xuyên với đoàn viên, thanh niên, chú trọng lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, phản hồi của thanh niên. Sử dụng nhiều phương thức để tuyên truyền, giáo dục. Tạo dựng các trào lưu tích cực trong thanh niên. Tiếp tục chuyển đổi số các hoạt động giáo dục của Đoàn. Phát huy hiệu quả các nguồn lực hiện có của Đoàn và kết hợp tổng hòa các phương thức để nâng cao chất lượng công tác giáo dục. Bên cạnh đó, cần tập trung định hướng thanh niên trước những vấn đề mới, phòng chống suy thoái về đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội trong thanh niên.Chúng ta đang đứng trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ trên nhiều mặt trong bối cảnh cách mạng chuyển đổi số. Trong cuộc cách mạng đó, thanh niên phải là những người đầu tiên, xung kích nhất. Thanh niên hiện nay là thế hệ sinh ra trong thời đại gắn với công nghệ, là lực lượng có sức sáng tạo, khả năng ứng dụng nhanh công nghệ số vào thực tiễn. Việc gắn bó với các hoạt động công nghệ, chuyển đổi số đã trở thành sự vận động tự nhiên, sâu sắc trong đời sống của thanh niên.Vì vậy, Đoàn, Hội cần tập trung tổ chức các hoạt động tạo môi trường nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy và thói quen của thanh niên về chuyển đổi số, nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho thanh niên. Chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về thanh niên; vận động thanh niên tham gia xây dựng, phát triển hạ tầng số, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ xây dựng chính phủ số, xã hội số và công dân số. Muốn vậy, bản thân cán bộ Đoàn, các cấp bộ Đoàn phải tăng tốc hơn để ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong toàn bộ hoạt động của mình.Muốn tập hợp, giáo dục hiệu quả thanh niên trong bối cảnh mới, các cấp bộ Đoàn cũng cần thẳng thắn nhìn nhận và mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức các phong trào hành động cách mạng. Phong trào phải được gây dựng và có sức sống từ cơ sở, phải "khơi gợi" được những thế mạnh của thanh niên, phát huy được sức trẻ của thanh niên. Xác lập các công việc cần bám sát nhu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, nhất là trong năm về đích thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng; đồng thời phải đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của thanh niên. Cách thức tổ chức của phong trào phải thiết thực, tránh hình thức, chú trọng đến tính hiệu quả và sự tham gia thực chất của thanh niên. Kết quả của phong trào phải mang lại những giá trị bền vững cho cộng đồng, cho xã hội và sự phát triển của thanh niên.Vấn đề mang tính "then chốt" để Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức của thanh niên phát huy được sức mạnh của tuổi trẻ góp sức vào sự nghiệp chung của dân tộc là xây dựng tổ chức Đoàn thực sự vững mạnh toàn diện. Thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh gọn bộ máy, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của cả hệ thống. Xây dựng Đoàn mạnh từ cơ sở, huy động được sức mạnh ngay tại chỗ, ngay từ địa bàn, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên.Đội ngũ cán bộ Đoàn, cán bộ Hội phải là những người nhiệt huyết, "lo trước thanh niên, vui sau thanh niên, gian khổ thì đi trước, hưởng thụ thì đi sau", có khả năng hoạch định, tổ chức các phong trào cách mạng thiết thực, hiệu quả, gắn bó và thật sự có uy tín trong thanh niên; phải là những người dám nghĩ; dám nói; dám làm; dám chịu trách nhiệm; dám đổi mới, sáng tạo; dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung.Đất nước ta đang bước vào một thời kỳ mới - thời kỳ khẳng định vị thế, giá trị con người Việt Nam trên trường quốc tế. Đất nước đang kêu gọi sức trẻ của thanh niên. Chúng ta nguyện quyết tâm đoàn kết, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức trẻ, hòa khát vọng thanh xuân của mình với khát vọng chung của toàn dân tộc, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh.Midu đăng clip khóa môi chồng sắp cưới, dân mạng đoán thiếu gia Nhựa Duy Tân
Theo báo cáo của Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định gửi Cục CSGT Bộ Công an, khoảng 15 giờ ngày 30.1, bà Nguyễn Thị D. (61 tuổi, trú P.Điện Biên, Q.Ba Đình, Hà Nội) lái xe ô tô 7 chỗ mang biển số 30G - 156.XX chở theo 8 người khác di chuyển trên QL21, hướng TT.Cổ Lễ (H.Trực Ninh, Nam Định) về TP.Nam Định (Nam Định). Khi đến Km153+500 QL21 thuộc địa bàn P.Nam Vân (TP.Nam Định) thì chiếc xe ô tô lao xuống sông.Vụ việc khiến 7 người chết tại chỗ, gồm bà D, ông Nguyễn Đức C. (69 tuổi, chồng bà D), Nguyễn Ngọc A. (36 tuổi, con bà D), Trần Ngọc Minh K. (8 tuổi, con chị Ngọc A), anh Nguyễn Văn T. (39 tuổi, trú H.Thanh Oai, Hà Nội), chị D. (34 tuổi, vợ anh T), Nguyễn Quang M. (2 tuổi).Chị Nguyễn Ngọc Q. (34 tuổi, con bà D) và cháu Nguyễn Ngọc D. (học sinh lớp 6) bị thương, được đưa đi cấp cứu.Bước đầu, Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định xác định chiếc xe 7 chỗ di chuyển tốc độ chậm để rẽ phải rồi tự đâm vào lan can đường và lao xuống mương, không va chạm với phương tiện nào khác.Công an tỉnh Nam Định đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn.Theo thống kê của Cục CSGT, trong ngày 30.1 (tỉnh đến 15 giờ ngày 30.1), toàn quốc xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người, bị thương 50 người. So với ngày cùng kỳ năm 2024 giảm 41 vụ, giảm 9 người chết và giảm 31 người bị thương.Về kết quả xử lý vi phạm, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện xử lý 3.308 trường hợp vi phạm; tạm giữ 36 xe ô tô, 1.592 xe mô tô, 25 phương tiện khác; tước 191 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 427 giấy phép lái xe.Trong đó vi phạm nồng độ cồn xử lý 1.405 trường hợp; vi phạm về tốc độ 567 trường hợp ; chở hàng quá tải trọng 1 trường hợp; quá khổ giới hạn 2 trường hợp; chở quá số người quy định 12 trường hợp; vi phạm ma túy 6 trường hợp.
Cách Jennifer Lopez 'lôi kéo' khán giả đến với 'This Is Me… Now'
Nghệ sĩ Hùng Minh sinh năm 1939, được mệnh danh là “vua kép độc” của sân khấu cải lương. Tên tuổi của ông gắn liền với loạt tác phẩm như Bóng tối và ánh sáng, Tiếng trống Mê Linh, Tâm sự Ngọc Hân… Sau này nam nghệ sĩ tham gia đóng phim, trong đó phải kể đến Hồ sơ lửa, Nghiệp sinh tử… Sau danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1993, mới đây, nghệ sĩ Hùng Minh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ở tuổi 85. Từng là giọng ca nổi tiếng của sân khấu cải lương, cùng thời với nghệ sĩ Diệp Lang, Hữu Phước song về già, NSND Hùng Minh có cuộc sống giản dị bên vợ và con trai. Ông thuê căn trọ nhỏ với chi phí từ 5 - 6 triệu đồng để sinh sống. Nam nghệ sĩ tâm sự: “Vợ tôi năm nay cũng 67 tuổi rồi, đi làm nhắc tuồng cho bên nghệ sĩ Thành Lộc, nghệ sĩ Hữu Châu. Công việc này không thường xuyên, khi nào người ta cần thì mời. Chúng tôi có con nuôi hỗ trợ tiền nhà. Còn vợ đi làm là để kiếm tiền chợ búa”. Ở tuổi 86, NSND Hùng Minh vẫn minh mẫn, dù việc đi lại khó khăn. Thỉnh thoảng, giọng ca sinh năm 1939 tham gia vai diễn trong truyện cổ tích để kiếm “đồng ra đồng vào” và thỏa niềm đam mê. Vẫn còn làm nghề, đối với NSND Hùng Minh đó là niềm hạnh phúc. Ông bộc bạch: “Cũng nhờ cô bác, khán giả thương và nhớ đến tôi. Chứ bây giờ tôi đâu làm nghề thường xuyên được, vợ tôi cũng không làm được bao nhiêu nhưng cũng nhớ nghề. Người ta mời là vợ tôi đi thôi”. Hiện tại, NSND Hùng Minh bị thoái hóa đầu gối, giãn tĩnh mạch. Ông nói: “Chỉ có 2 bệnh đó mà nó làm cho tôi cảm thấy khó chịu. Nếu tôi đứng lâu thì sưng chân”. Trước đó, “vua kép độc” từng gặp vấn đề sức khỏe, phải nhập viện điều trị. Song ông nghĩ “nhờ Trời Phật thương nên mọi thứ tiến triển khả quan". Nhắc đến mối duyên với nghệ thuật, NSND Hùng Minh kể ông theo nghề từ năm 15 tuổi. Trước đó, giọng ca cải lương từng đi bán kem, bán đồ ăn để có tiền phụ mẹ. Trong một lần, khi được hỏi về việc theo gánh hát, “vua kép độc” quyết định gắn bó. “Tại lúc đó cuộc sống gia đình khó khăn quá, tôi thấy mình không làm được gì hết, để mẹ phải lo áo quần. Tôi nói mẹ để tôi vào cho gánh hát nuôi cơm", ông giải thích. Ban đầu nam nghệ sĩ làm quân sĩ, sau đó học hát rồi mới phát triển nghề.NSND Hùng Minh kể thêm từ năm 17 tuổi, ông đã đóng kép chánh. Với nam nghệ sĩ, gánh hát ngày trước “không phải như bây giờ” vì “bữa nào có cơm ăn là mừng gần chết rồi, yêu nghề lắm mới có thể đi hát, chứ không là nản chết”. "Khi tôi nổi tiếng, mẹ thấy tôi trưởng thành và biết tự lo cho bản thân. Lúc đó tôi cũng chỉ mới 19 tuổi chứ nhiêu. Chắc mẹ mừng nhưng cũng không nói gì", ông tâm sự. Nói thêm về tình yêu dành cho nghệ thuật, NSND Hùng Minh thẳng thắn: “Nghề của tôi không thể nói tiếng giải nghệ được. Còn sức khỏe thì vẫn còn hát. Chỉ đến khi mình đuối quá rồi, không làm việc được thì khi người ta mời, mình từ chối bằng cách nào là tùy ý mình, còn đã chấp nhận rồi thì mình cứ việc đi làm. Bây giờ tôi chủ yếu hoạt động bên phim là nhiều. Tôi được như hiện tại là nghề dạy nghề”.
Cụ thể, tại Đồng Tháp, từ ngày 23-27.2, EVNSPC đã đóng điện 3 công trình lưới điện 110kV. Đặc biệt, ngay trong tối 27.2, EVNSPC phối hợp với nhà thầu thi công và các đơn vị liên quan đã đóng điện thử nghiệm hạng mục Trạm 110kV Tân Hồng, thuộc công trình Trạm 110kV Tân Hồng và đường dây đấu nối. Việc đóng điện thành công hạng mục này là tiền đề quan trọng cho xử lý các vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phần đường dây đấu nối 6,4km.Hơn nữa, theo đại diện EVNSPC, Trạm 110kV Tân Hồng và đường dây đấu nối có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi đảm trách việc cấp điện cho các cụm công nghiệp phụ tải lớn và cấp điện sang Campuchia. Đây cũng là trạm giúp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, an toàn trong vận hành; chuyển tải qua lại giữa các trạm 110kV Hồng Ngự, Tam Nông và Tân Hồng, nhằm đảm bảo cấp điện theo tiêu chí N-1; góp phần cùng với địa phương trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân vùng nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội. Trước đó, ngày 25.2, EVNSPC cũng hoàn thành việc "Nâng cấp, cải tạo Trạm biến áp 110kV Tam Nông (T2-63MVA)" và đưa vào vận hành. Trạm này đã hoạt động được 8 năm, trước tốc độ phát triển nhanh của các cụm công nghiệp trong khu vực, nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, công suất hiện hữu đã trở nên quá tải. Để đảm bảo nguồn điện ổn định, EVNSPC quyết định đầu tư bổ sung máy biến áp T2 với công suất 63MVA.Tương tự, công trình "Ngăn lộ 171 tại Trạm 110kV Tam Nông" thuộc công trình Đường dây 110kV Tam Nông - An Long" cũng được đóng điện thành công và đưa vào vận hành ngày 23.2. Tại Tiền Giang, sau 45 ngày thi công thần tốc, đại diện EVNSPC cũng cho biết, ngày 24.2 vừa qua, công trình nâng công suất "Thay máy biến áp T2-40MVA bằng 63MVA TBA 110kV Gò Công" tại thành phố Gò Công đã được đóng điện, chính thức đưa vào vận hành. Công trình này giúp cung cấp điện cho công tác khắc phục hạn mặn, bơm cấp nước ngọt sinh hoạt cho người dân trong mùa hạn nắng nóng.Ngoài ra, liên tục những ngày qua, EVNSPC đã nghiệm thu, đóng điện kỹ thuật 6 công trình trên địa bàn tỉnh Bến Tre và Bình Dương. Cụ thể, đóng điện nghiệm thu kỹ thuật 2 công trình: "Trạm biến áp 110kV Phú Thuận", huyện Bình Đại và Trạm biến áp 110kV An Hiệp, thuộc công trình "Trạm biến áp 110kV An Hiệp và đường dây 110kV từ 220kV Bến Tre - 110kV An Hiệp", huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Đóng điện nghiệm thu kỹ thuật 4 công trình: Trạm biến áp 110kV An Lập và đường dây đấu nối, Trạm biến áp 110kV Thanh An, Trạm biến áp 110kV Cổng Xanh và đường dây đấu nối, Trạm biến áp 110kV Vsip2-MR2 (TBA Vĩnh Lợi) tại Bình Dương.Lãnh đạo EVNSPC cho biết, năm 2025, nhằm lập thành tích thiết thực chào mừng 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC, đồng thời chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước và hướng tới Đại hội Đảng các cấp, EVNSPC đã phát động phong trào thi đua nước rút 90 ngày nỗ lực hoàn thành đóng điện 50 công trình lưới điện 110kV trước dịp 30.4. Để hoàn thành được mục tiêu này, EVNSPC phải đối mặt với không ít thách thức. Thế nên, ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, lãnh đạo EVNSPC và lực lượng làm công tác đầu tư xây dựng trong Tổng công ty liên tục làm việc không có ngày nghỉ. Đặc biệt, tập thể lãnh đạo thường xuyên có mặt trực tiếp trên công trường để kiểm tra, đôn đốc tiến độ, có những chỉ đạo cụ thể để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho từng dự án, công trình điện tại các địa phương.
Phẫn nộ xe tải 'hiên ngang' chạy ngược chiều trên quốc lộ
Hơn 10 năm chỉ có khách quen lui tới, bà Nguyễn Hồng không nghĩ rằng quán của mình có ngày lại được nhiều người biết đến. Mọi thứ bắt đầu từ những video TikTok quay lại cảnh pha chế. Không kịch bản, không dàn dựng, chỉ đơn giản là một góc quán, một ly cà phê muối và những bản nhạc cổ điển tại phố Hàng Tre, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.Không quảng cáo rầm rộ, không lời mời chào, bà Hồng lặng lẽ sau quầy, dồn tâm huyết vào từng ly nước. Suốt hơn 10 năm, điều bà theo đuổi chỉ gói gọn trong hai chữ: chất lượng. Với mức giá từ 30.000 đến 50.000 đồng, khách đến quán có thể thưởng thức những món đồ uống đậm đà, tinh tế, mang dấu ấn riêng.Đi cùng với sự nổi tiếng là những áp lực vô hình. Không gian quán nhỏ, khách đông khiến bà Hồng không thể chu toàn như trước. Trà nóng, trà đá – những điều nhỏ nhặt từng làm nên sự thân thuộc, nay đôi khi phải bỏ qua vì không đủ thời gian. Dù vậy, chủ quán vẫn luôn đặt hương vị đồ uống lên hàng đầu, để khách hàng đến quán không chỉ vì trào lưu, mà còn vì một tách cà phê đậm chất riêng.Những video TikTok có thể khiến quán đông khách hơn, nhưng điều giữ chân mọi người lại chính là chất lượng cùng cái tâm của người làm nghề. Và có lẽ, đó mới chính là lý do khách tìm đến cà phê cô Hồng – rồi lưu luyến chẳng muốn rời đi.