Bí quyết làm giàu: Trồng trọt đa canh thu lãi trăm triệu
Những người sống bên dòng Kinh Giang có câu ca dao hay đọc cho bạn bè, du khách nghe: "Sông Kinh phong cảnh hữu tình/Dừa xanh tươi thắm đậm tình quê hương". Câu ca đã gói gọn tất cả những nét đặc sắc nhất của dòng sông.Bà Đỗ Thị Tiến (69 tuổi, ở thôn Trường Định, xã Tịnh Khê) đã gắn bó với rừng dừa nước bên dòng Kinh Giang từ thuở bé. Trải qua bao thăng trầm, rừng dừa đã trở mình thành điểm du lịch thú vị, đem lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.Bà Tiến kể giai đoạn từ năm 1969 - 1975, chiến sự ác liệt, rừng dừa nước là nơi che chở cho bộ đội và du kích. Khi ấy, máy bay địch cày nát xã Tịnh Khê, khiến vùng đất này trở nên hoang tàn. Lực lượng du kích không có chỗ trú ẩn nên rút ra rừng dừa nước bên sông, lấy đây làm căn cứ. Lúc đó, cá tôm ngoài rừng dừa nhiều vô số, gạo thì được người dân tiếp tế nên không sợ đói. Rừng dừa rất rậm rạp nên quân địch dùng máy bay truy lùng vẫn không phát hiện ra căn cứ. Dưới nước, bùn sình nhão cùng với bẫy mìn được cài cắm bí mật trở thành nỗi khiếp sợ của địch."Rừng dừa nước đã vươn mình, ưỡn ngực để che chở cho bộ đội, du kích Tịnh Khê và các địa phương khác. Không có nó, có lẽ phong trào cách mạng ở Tịnh Khê sẽ gặp nhiều khó khăn", bà Tiến nói.Còn bà Nguyễn Thị Tía (69 tuổi, thôn Trường Định) vẫn nhớ như in những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Bà Tía tham gia du kích ở địa phương, từng chứng kiến không biết bao nhiêu trận đánh trên dòng Kinh Giang."Nhiều lần bom nổ ngay trước mũi ghe. Rồi khi địch càn, phải trốn dưới công sự trong rừng dừa nước, nước dâng ngang cổ, ngập đầu. Lúc đó, hiểm nguy rình rập, ai cũng có tâm lý sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước", bà Tía bộc bạch.Cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông Phạm Vinh Tâm (72 tuổi, ở thôn Trường Định) sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang.Nhiều năm trôi qua nhưng ông Tâm vẫn nhớ mãi một thời con sông luôn dồi dào thủy sản. Thời ấy, người ta ví rừng dừa nước như một miền Tây thu nhỏ. Dưới tán rừng dừa, tôm, cá bơi thành đàn...Ông Tâm nhớ lại thời ấy, trừ mùa bão lũ, còn lại ngư dân thả lưới, thả rớ trên sông quanh năm, cá, tôm thu về không chỉ đủ ăn mà còn đem bán."Tôi là đời thứ tư trong gia đình tiếp nối nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang. Con sông này một thời được ví như mỏ vàng. Ngoài đánh bắt tôm cá, người dân địa phương còn có thể dùng dừa để chằm lá, đan lát rồi mang bán. Làm nghề này thu nhập không cao nhưng người dân không nỡ bỏ vì cây dừa nước đã gắn bó qua nhiều thế hệ", ông Tâm kể.Chèo ghe chừng 5 phút, vào sâu bên trong rừng dừa nước, phong cảnh hiện ra trước mắt đẹp như một bức tranh. Ông Tâm vừa chèo vừa chia sẻ: "Rừng dừa là nơi tránh rét của những đàn chim, đàn cò hoang dã vào mùa đông, còn dưới những gốc dừa là nơi trú ngụ, sinh sản của biết bao loài tôm, cá đối nước lợ, cua càng xanh, ốc, ghẹ, sò...".Rừng dừa nước trên sông Kinh đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Căn cứ rừng dừa nước" và được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là điểm du lịch. Người dân nơi đây đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thu hút nhiều khách phương xa đến tham quan, trải nghiệm. Đến đây, du khách được trải nghiệm chèo thuyền băng qua các con lạch, thưởng thức trái dừa nước và cùng người dân làm nghề thủ công.Gia đình ông Phạm Văn Hiền (ở thôn Trường Định) có 2.000 m2 dừa nước. Hằng ngày, ông Hiền mưu sinh nhờ rừng dừa, hái lá dừa về chằm thành tấm để bán. Khi địa phương có chủ trương phát triển du lịch, ông cùng nhiều người dân tham gia du lịch cộng đồng, trong đó, những nông dân thạo nghề sông nước làm hướng dẫn viên cho du khách."Mỗi lần có khách tham quan rừng dừa, tôi vừa chèo vừa giới thiệu về lịch sử. Tôi kể với họ rằng mỗi người dân nơi đây tự hào với rừng dừa nước vì gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc", ông Hiền chia sẻ.Ông Võ Minh Chính, Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, cho biết xã này có khoảng 12 ha dừa nước, tập trung ở thôn Trường Định và thôn Cổ Lũy, dọc dòng Kinh Giang. Địa phương đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch cộng đồng Mỹ Khê, hiện có khoảng 10 hộ dân tham gia chèo thuyền phục vụ khách tham quan."Sắp đến, địa phương sẽ mở rộng mô hình phát triển du lịch cộng đồng, đưa du khách đi tham quan trải nghiệm tại các địa điểm di tích lịch sử, căn cứ, đền thờ… trên địa bàn", ông Chính nói.Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi, loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được tỉnh quan tâm phát triển định hướng gắn với lợi thế cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa đặc sắc của từng địa phương."Hiện TP.Quảng Ngãi đã đăng ký phát triển 6 mô hình phát triển du lịch nông thôn, gồm: mô hình du lịch cộng đồng dừa nước xã Tịnh Khê, mô hình phát triển du lịch làng hoa xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan vườn rau an toàn xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch cộng đồng xã Nghĩa Phú, mô hình du lịch cộng đồng bãi biển xã Nghĩa An và mô hình du lịch cộng đồng gắn với tham quan các khu di tích lịch sử", ông Dũng cho hay.Trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, rừng dừa nước Kinh Giang ở xã Tịnh Khê là căn cứ cách mạng vững chắc của lực lượng vũ trang phía đông Sơn Tịnh và là nơi đứng chân của Đại đội 21,Tiểu đoàn 48, Tỉnh đội Quảng Ngãi, đội công tác của các xã Nghĩa Phú, Nghĩa An, Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi).Rừng dừa nước có địa thế hiểm yếu, địch đã nhiều lần tổ chức hành quân càn quét, dùng nhiều lực lượng cùng xe tăng, máy bay yểm trợ và rải chất độc hóa học... hòng xóa bỏ căn cứ này. Tuy nhiên, tất cả đều bị quân ta đánh trả quyết liệt, bảo vệ vững chắc căn cứ.Căn cứ rừng dừa nước là biểu tượng cho ý chí kiên cường, bất khuất, niềm tự hào và tính sáng tạo trong nghệ thuật chiến tranh du kích của quân dân Tịnh Khê và phía đông Sơn Tịnh trong lịch sử đấu tranh cách mạng. Nơi đây được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2007 và công nhận là điểm du lịch vào tháng 7.2024.Nhiều hoạt động ý nghĩa trong 'Tình nguyện mùa đông' và 'Xuân tình nguyện' tại Quảng Ninh
Nhiều học sinh vô cùng hào hứng và thích thú khi trải nghiệm các hoạt động hấp dẫn, đa dạng tại các gian hàng đến từ hơn 50 trường ĐH, CĐ và và cơ sở giáo dục trong ngày hội khai mạc chương trình Tư vấn mùa thi 2025 do Báo Thanh Niên tổ chức tại Trường ĐH Đồng Nai vào ngày 15.2.Nhiều trường còn đem đến các mô hình robot được thiết kế công phu để thu hút sự chú ý và khuyến khích học sinh tiếp cận trải nghiệm thực tế nhằm tăng thêm phần hứng thú đối với các ngành học có liên quan đến công nghệ bán dẫn, công nghệ AI... Bước sang năm thứ 27, chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức tiếp tục diễn ra tại 12 tỉnh, thành trên cả nước, mang đến không gian kết nối trực tiếp và hiệu quả nhất giữa học sinh và các trường ĐH, CĐ.
Ngạc nhiên với 'đấu trường La Mã' trên đảo Phú Quý
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Lễ khai mạc vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III 2025 - cúp THACO (TNSV THACO cup 2025) chào đón một vị khách đặc biệt, đó là HLV Kim Sang-sik của đội tuyển Việt Nam.Ông Kim khẳng định dù có lịch trình công việc bận rộn, nhưng ông vẫn muốn đến xem sân chơi bóng đá sinh viên do Báo Thanh Niên tổ chức. Bởi HLV Kim Sang-sik cũng trưởng thành từ sân chơi bóng đá sinh viên ở Hàn Quốc, là một trong những nền bóng đá học đường hùng mạnh bậc nhất châu Á. Nhà cầm quân người Hàn Quốc mong muốn thông qua tầm ảnh hưởng của giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam, phong trào bóng đá học đường sẽ tiếp tục phát triển, qua đó tạo ra sân chơi lành mạnh cho giới trẻ thể hiện bản thân."Tôi rất vui mừng khi có thể đến tham dự giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Thời tiết ở TP.HCM rất nóng bức. Tuy nhiên vượt qua sức nóng, tôi thấy được sôi nổi của các sinh viên. Các bạn đã chiến thắng trở ngại khí hậu để thể hiện nhiệt huyết rực lửa. Tôi nhìn thấy sự quyết tâm và đồng điệu trên sân lẫn khán đài. Ở giải đấu học đường, sự đồng điệu và hòa quyện ấy luôn đóng vai trò quan trọng", HLV Kim Sang-sik khẳng định.HLV Kim Sang-sik cùng đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024, chỉ sau 5 tháng huấn luyện. Phóng viên Hàn Quốc khẳng định với Báo Thanh Niên rằng ông Kim là nhà vô địch thực thụ cả trên cương vị cầu thủ lẫn HLV, khi chiến lược gia này đi đến đâu là gặt hái danh hiệu đến đó.Tuy nhiên, HLV Kim Sang-sik khẳng định ông không có bí quyết đặc biệt nào, ngoài sự chăm chỉ, tận hiến và tinh thần máu lửa. HLV người Hàn Quốc khẳng định nhìn thấy nhiệt huyết trong mắt sinh viên, và ông hy vọng các cầu thủ sẽ thể hiện hết mình để bảo vệ màu cờ sắc áo. "Sự cạnh tranh lành mạnh ở sân chơi bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam rất cần thiết để thúc đẩy các cầu thủ phát triển, tạo môi trường cho phong trào bóng đá nảy nở. Với các cầu thủ trẻ, đó là điều kiện lý tưởng để phát triển toàn diện bản thân, cả trong học tập cũng như trong thể thao", HLV Kim Sang-sik hào hứng khẳng định.Quê hương Hàn Quốc của ông Kim Sang-sik có môi trường bóng đá học đường đẳng cấp hàng đầu châu Á. Ông Kim khẳng định, mỗi trường học nơi đây đều sở hữu đội tuyển bóng đá được trang bị và huấn luyện bài bản, chuyên nghiệp. Các trường cũng có cơ sở vật chất chuyên nghiệp để phát triển thể thao sinh viên. HLV Kim Sang-sik từng trải nghiệm môi trường bóng đá sinh viên, nên ông hiểu rõ giá trị của các sân chơi học đường với sự phát triển của bóng đá đỉnh cao."Các cầu thủ phải nỗ lực vì màu cờ sắc áo. Hãy ra sân chiến đấu bằng tất cả nhiệt tâm và tự hào để mang về niềm vui cho ngôi trường mình theo học. Tôi chờ đợi các cầu thủ cố gắng hết sức, thi đấu bằng trái tim nóng, nhưng vẫn phải tuân thủ luật chơi, thể hiện tinh thần thể thao cao thượng", ông Kim trải lòng với Báo Thanh Niên.HLV Kim Sang-sik cũng mong rằng trong tương lai, Báo Thanh Niên sẽ mời các trường Hàn Quốc sang Việt Nam để thi đấu, giao lưu với các đội Việt Nam. "Các đội bóng cấp độ đại học Hàn Quốc đều rất mạnh, được tổ chức quy mô và bài bản. Tôi mong trong tương lai, các trường Hàn Quốc sẽ có cơ hội sang Việt Nam thi đấu giao lưu để đôi bên cùng học hỏi, tiến bộ. Viễn cảnh bóng đá học đường Việt Nam giao lưu với Hàn Quốc rất thú vị", HLV Kim Sang-sik khẳng định.Sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng cực "mê" HLV Kim Sang-sikTại lễ khai mạc giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO, HLV Kim Sang-sik đã thu hút sự chú ý của đông đảo sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cũng như các cầu thủ dự giải. Rất nhiều người đã đứng xếp hàng để có được kiểu ảnh kỷ niệm với ông Kim. Đáp lại tình yêu của người hâm mộ, HLV người Hàn Quốc đã vui vẻ chụp ảnh với từng sinh viên, dù có lịch trình làm việc dày đặc.
Mbappe không gia hạn với PSG, đốc thúc Real Madrid mua ngay trong mùa hè 2021
Theo clip, sau khi cùng ba mẹ lên sân khấu trao quà cho cô dâu, chú rể, bé gái nán lại gửi đôi lời đến nhân vật chính. Bé gái làm MC gửi lời chào nhiệt tình đến khách mời và đọc bài thơ dài tặng cô dâu, chú rể. Kết thúc phần phát biểu, MC nhí nhận được nhiều tràng vỗ tay của mọi người, ai nấy đều bất ngờ với món quà đặc biệt này. Dân mạng sau khi xem clip xuýt xoa gửi lời khen vì phong thái tự tin, chất giọng rõ ràng, mạch lạc của bé gái.Bé gái trong clip là Triệu Thảo My (10 tuổi, quê ở Thái Nguyên). Chị Trần Thùy Linh, mẹ Thảo My, là người đăng tải đoạn clip lên mạng xã hội.Chị Linh cho biết Thảo My đang học lớp 4. Hằng ngày, sau mỗi giờ lên lớp bé được ba mẹ cho xem điện thoại 30 phút. Phần nội dung đọc trong ngày cưới em trai chị được bé xem và học theo trên mạng xã hội. Trước ngày cưới cậu, bé nói muốn dành món quà đặc biệt là phần thể hiện lời chúc hạnh phúc theo phong thái của một MC. Dù được con đọc trước vài lần cho nghe nhưng người mẹ vẫn bất ngờ với màn thể hiện trên sân khấu. Bé dẫn một cách tự tin, trình bày câu từ rõ ràng, trôi chảy. Đám cưới vẫn có người dẫn chương trình chính, Thảo My chỉ tham gia một phân đoạn nhỏ."Việc làm MC trong đám cưới được con thể hiện một cách ngẫu hứng. Trước đó tôi cũng không cho con đi học ở trung tâm về kỹ năng này và đó cũng không hẳn là đam mê của con. Con yêu quý cậu nên không ngại nói chuyện trước đám đông, có nhiều người lớn tuổi", chị Linh nói.Thảo My có một em trai, năm nay 4 tuổi. Trong mắt người mẹ, con gái đầu luôn ngoan ngoãn, biết nghe lời người lớn. Ngoài giờ học, con thường phụ giúp ba mẹ trong những việc có khả năng như quét nhà, cắm cơm, lau nhà, rửa chén…"Mình chỉ có một em trai là chú rể mới cưới cách đây không lâu. Gia đình hòa thuận, yêu thương nhau nên các con ai cũng quý mến, thường xuyên chơi với cậu. Mình lấy chồng cách nhà mẹ đẻ khoảng 10 km nên các con được về bà ngoại chơi vào dịp cuối tuần", người mẹ chia sẻ.Chị Linh bất ngờ vì đoạn clip nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ của dân mạng. Không ít người khuyên chị đầu tư cho con học các lớp năng khiếu để tiếp tục phát triển. Người mẹ sẽ hỏi ý kiến con, không quá áp đặt để con được thoải mái, tự do học tập, vui chơi."Mình cũng có chút tự hào với màn thể hiện tự tin của con. Cả hai bên nội ngoại ai cũng vui, hãnh diện nhưng sẽ không ép buộc những thứ con không thích. Mình luôn cố gắng dạy bảo để con hiểu được việc tốt, việc xấu và làm nhiều điều hay lẽ phải", chị Linh trải lòng.Về phần mình, Thảo My vui và hạnh phúc khi thể hiện trọn vẹn lời chúc gửi tới cô dâu, chú rể trong ngày cưới. "Con rất quý cậu nên muốn có món quà đặc biệt dành tặng cậu. Con sẽ cố gắng, rèn luyện mỗi ngày để vừa học giỏi vừa phụ giúp mẹ trông em, làm việc nhà", bé gái nói.Anh Triệu Văn Việt (36 tuổi), ba Thảo My đọc hết những bình luận của mọi người. Phải đi làm xa nhà nên mỗi khi có thời gian rảnh, anh đều tranh thủ ở bên vợ con. Mỗi khi con mượn điện thoại chơi, anh dặn dò chỉ được xem các kênh phù hợp và không được xem quá thời gian quy định."Tôi hạnh phúc vì có hai con ngoan ngoãn, biết yêu thương nhau. Hôm con gái lên sân khấu, không ai nghĩ con có thể đọc tốt như vậy. Tôi nghĩ ngoài giờ lên lớp, ba mẹ có thể dành thời gian hướng dẫn các con học thêm kỹ năng khác để con có thể vừa chơi vừa khám phá nhiều điều thú vị, mới mẻ", anh Việt bày tỏ.