Quê nhà một thuở chưa xa
Việc làm này cho phép Huawei vượt qua các hạn chế xuất khẩu mà chính phủ Mỹ áp đặt từ năm 2019, vốn ngăn hãng mua linh kiện từ TSMC. Giờ đây, TSMC tiếp tục phát hiện ra một công ty khác đến từ Singapore có hoạt động tương tự.Theo tờ South China Morning Post, TSMC đã buộc phải cắt đứt quan hệ với PowerAIR của Singapore. Báo cáo cho biết, cuộc điều tra về các tương tác giữa TSMC và một nhà thiết kế chip ít tên tuổi ở Singapore cho thấy có khả năng PowerAIR vi phạm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ. Cuộc điều tra này được TSMC tiến hành sau khi phát hiện việc PowerAIR tăng tốc cung cấp chip cho Huawei nhằm lách lệnh trừng phạt của Mỹ.TSMC đã nhiều lần khẳng định không có ý định hỗ trợ Huawei và cam kết tuân thủ các quy định của Mỹ về kiểm soát xuất khẩu. Các hạn chế xuất khẩu từ Mỹ là lý do khiến Huawei mất quyền truy cập vào các công nghệ tiên tiến từ các nhà sản xuất chip toàn cầu, buộc họ phải phụ thuộc vào SMIC của Trung Quốc - công ty cũng đang chịu lệnh trừng phạt từ Mỹ. Huawei trước đó tuyên bố không nhận được bất kỳ chip nào từ TSMC kể từ khi bị trừng phạt vào năm 2020.Năm ngoái, Sophgo và công ty mẹ Bitmain khẳng định không có mối quan hệ nào với Huawei và coi những nghi ngờ từ TSMC và phía Mỹ là không có căn cứ. Về phần mình, đại diện của PowerAIR chưa đưa ra bình luận về vấn đề.Nhiều bi sắt liên tục rơi trúng nhà dân ở TP.HCM: Bà con lo lắng mong tìm ra nguyên nhân
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Bất động sản bán online thu hút khách hàng vì... ở nhà nhiều
Giờ đây, cúng tất niên không còn gói gọn trong mỗi gia đình, mà mở rộng quy mô hơn với các công ty, doanh nghiệp gia đình… với cách tổ chức, nội dung cũng khác nhau.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, tất niên được xem như một phong tục giao tiếp hay một nghi lễ để gói ghém, tổng kết thành quả một năm đã qua, bao gồm cả việc làng nghề, kinh doanh, việc đồng áng, công tác, học tập… để chuẩn bị nghỉ tết. Do vậy, tất niên cũng là dịp các tổ chức, công ty tổng kết công việc, thành quả, hạn chế, rút ra kinh nghiệm năm tiếp theo.Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, trong văn hóa dân gian người Việt Nam xưa, tất niên ngoài mục đích tổng kết thành quả lao động trong năm còn là lễ tạ ơn đất trời, thần thánh, đặc biệt là tổ nghề. Các nhóm ngành nghề truyền thống cũng chọn dịp này cúng tổ nghề như cách để những người làm nghề tôn vinh giá trị truyền thống của chính ngành nghề mình, gắn kết người làm nghề với cái thiêng liêng truyền thống nghề, giáo dục thế hệ trẻ biết yêu quý và giữ lửa cho làng nghề.Ông Thơ cũng cho biết thêm, lễ tất niên trong các cơ quan, công ty ngày nay thường được tổ chức vào những ngày làm việc cuối năm, trước khi nghỉ tết. Đó là dịp mọi người họp mặt, tổng kết và ăn mừng thành quả lao động sau một năm làm việc. Nhiều đơn vị tổ chức thưởng cho người có thành tích xuất sắc, động viên thành viên còn lại, tiến hành chi thưởng tết. Tục tất niên ngày nay không còn gói gọn ở ý nghĩa tạ ơn trời đất hay tổ nghề mà mở rộng ra ở bình diện xã hội, trở thành dịp giao tiếp và củng cố các mối quan hệ, tình đoàn kết cơ quan, đơn vị, cũng là dịp bạn bè, đồng nghiệp ngồi lại cảm ơn nhau để gắn kết hơn.Trong gia đình, cúng tất niên ngày cuối năm là một nghi lễ quan trong để giáo dục truyền thống gia đình. Dịp này các thành viên gia đình tranh thủ về nhà đoàn tụ, cùng chung tay sửa soạn các mâm cúng, trước làm lễ tạ ơn trời đất, thần thánh đã bảo hộ và ban phúc lành suốt năm qua, thỉnh rước ông Táo và tổ tiên về ăn tết với gia đình, sau là giáo dục con cháu biết trân quý hạnh phúc gia đình, biết gìn giữ gia phong, đạo hiếu và tôn ti trật tự gia đình, biết trân quý thành quả lao động cá nhân và gia đình, biết san sẻ yêu thương và tinh thần trách nhiệm giữa các thành viên gia đình với nhau. Cứ như thế, cúng tất niên ngày cuối năm ở gia đình trở thành phong tục đẹp, được mỹ hóa và biểu trưng hóa với nhiều hình ảnh sống động như bếp lửa hồng với nồi bánh chưng - bánh tét, hình ảnh gia đình quần tụ trang hoàng bàn thờ tổ tiên hay làm các món ăn cúng lễ...Theo các tài liệu, gia đình Việt ngày trước hay gom chung mâm cúng tất niên với mâm cúng mời ông bà về ăn tết nên sẽ tổ chức vào ngày cuối cùng của năm, nghĩa là ngày 30 tháng chạp hoặc 29 đối với tháng thiếu. Sau này, vì để gia tăng gắn kết xã hội, người ta có thể mời người quen đến cùng tham dự tất niên, lễ cúng tất niên mỗi nhà vì thế cũng linh động hơn. Theo TS Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo - Đạo đức, Trường ĐH KHXH&NV (Đại học Quốc gia TP.HCM), khi cúng tất niên, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau với các món ăn truyền thống. Qua buổi tất niên, mọi người tâm sự, củng cố mối quan hệ gắn kết trong gia đình, bỏ qua cho nhau những chuyện hiểu lầm, không vui. Thông thường, mâm cúng tất niên sẽ có mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà bánh chưng hoặc bánh tét. Các món ăn truyền thống ngày tết được bày biện đẹp mắt."Mâm cúng tất niên có nhà cúng chay, nhà cúng mặn nhưng đều thể hiện được sự phong phú trong đời sống tinh thần. Trước là để thể hiện lòng hiếu kính với ông bà tổ tiên, người thân đã khuất trong gia đình, sau là để các thành viên ngồi ôn lại năm qua, động viên nhau trong năm mới, qua đó tạo nên không khí đầm ấm trong gia đình. Mâm cúng không cần quá cầu kỳ, quan trọng là lòng thành", TS Dương Hoàng Lộc chia sẻ.Thượng tọa Thích Trí Chơn, Phó trưởng ban Văn hóa GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, viện chủ tu viện Khánh An (Q.12, TP.HCM) cho hay, khi cúng, chúng ta nên dâng hương bằng 2 tay để bày tỏ niềm tôn kính."Nén hương hay còn gọi nén nhang thường có mùi thơm, mang ý nghĩa biểu tượng về phẩm hạnh của một con người thơm thảo. Khi dâng hương chúng ta thường đốt 3 nén, nén thứ nhất là biểu tượng cho nhân phẩm, đạo đức, lối sống của mình; nén thứ hai nói đến tâm tĩnh lặng, sự tập trung, tâm ý của mình và nén thứ ba là trí tuệ nhận thức của mình dâng lên Phật, bồ tát hay tiên tổ ông bà", thượng tọa Trí Chơn phân tích.
Trong buổi trò chuyện với MC Nguyên Khang, Lê Phương trải lòng về tình yêu của mình dành cho sân khấu cũng như mối lương duyên với chồng kém 7 tuổi. Lê Phương thừa nhận tuy được khán giả yêu mến ở lĩnh vực phim truyền hình nhưng cô vẫn muốn dành sự trân quý cho sân khấu. Chia sẻ về hành trình chinh phục sân khấu, Lê Phương cho biết cô bắt đầu tại sân khấu 5B Võ Văn Tần, sau đó chuyển qua Thế Giới Trẻ. Thời gian này, cô tạm ngưng hoạt động nghệ thuật để sinh bé Cà Pháo. Khi trở lại sân khấu Thế Giới Trẻ, cô lại tiếp tục gián đoạn để sinh bé Pháo Bông. Sau đó, cô có cơ hội hợp tác với sân khấu IDECAF qua vở Tiên Nga và hiện tại đang làm việc tại sân khấu Thiên Đăng."Nếu đi diễn sân khấu để làm giàu, sống thoải mái với nghề thì không. Ví dụ, trong vở Cô giáo Duyên, tiền đầu tư cho phục trang so với tiền lương thì đã vượt rất nhiều rồi. Tuy nhiên, tôi sung sướng với điều này, tôi rất thích đi mua đồ cho nhân vật của mình nên diễn sân khấu là vì đam mê. Tôi còn thích đến sân khấu thật sớm, vở Cô giáo Duyên diễn ra lúc 18 giờ nhưng 13 giờ, 14 giờ là tôi lên sân khấu rồi. Tôi thích cảm giác mình từ từ đi vào nhân vật, trang điểm, làm tóc rồi đi ra sân khấu", cô chia sẻ. Không chỉ thành công trên con đường nghệ thuật, Lê Phương còn có gia đình êm ấm bên ca sĩ Trung Kiên. Cả hai gặp nhau trong chuyến đi công tác ở đảo Trường Sa và nên duyên sau thời gian tìm hiểu. Nữ chính Gạo nếp gạo tẻ chia sẻ khi cô bị say sóng, Trung Kiên đã mang cho cô một ly mì tôm. Điều này khiến cô có ấn tượng về một chàng trai nhỏ hơn mình 7 tuổi. Nhận xét về Trung Kiên, Lê Phương bộc bạch: "Anh ấy rất đàn ông, nhìn trẻ nhưng lại rất già, già trong suy nghĩ so với độ tuổi. Bây giờ đi ra đường mọi người vẫn nói tôi gần bằng tuổi chồng dù tôi hơn anh ấy 7 tuổi". Bên cạnh đó, nữ diễn viên gốc Trà Vinh còn cho biết thời điểm đó Trung Kiên đã biết cô lớn tuổi hơn nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi vì cô có đầy đủ những thứ mà anh tìm kiếm ở một người phụ nữ. Sau 8 năm kết hôn, Lê Phương và Trung Kiên đều có sự thay đổi trong tính cách, biết lắng nghe nhau nhiều hơn. "Điều quan trọng là có chuyện gì vợ chồng tôi nói với nhau liền, thậm chí có những lúc cãi nhau rất lớn đến mức không ai can thiệp được. Đôi khi, chúng tôi còn nghĩ đến chuyện chia tay nhưng sau đó thì thôi. Ông xã thường nhắn tin xin lỗi vợ trước nhưng lâu lâu tôi cũng có chủ động làm điều này. Khi ở cạnh một người biết nghĩ cho mình, tôi cảm thấy an toàn hơn", mỹ nhân 8X tâm sự. Trong gia đình, Trung Kiên là người nghiêm khắc hơn Lê Phương đối với việc dạy con. Tuy vậy, cả Cà Pháo và bé Bông vẫn quấn quít, quý mến Trung Kiên. Nữ chính Tình như tia nắng thừa nhận: "Đối với con cái, anh ấy có cách dạy khác với tôi. Nhiều khi tôi thương con quá nên tôi không dạy được. Tôi chỉ nghe con nói chứ không nghe những thứ khách quan. Nhưng anh Kiên thì khác, anh ấy sẽ nhìn ra được con đang nói những việc có lợi cho bản thân, không đúng thực tế. Vì vậy, trong việc dạy con tôi thấy chồng tỉnh táo và đúng đắn hơn. Mặc dù ông xã rất nghiêm khắc, rất hung dữ nhưng hai đứa con đều theo anh ấy. Hiện giờ có những chuyện Cà Pháo không chịu chia sẻ với tôi, bé muốn nói với ba chứ không nói với mẹ. Tôi thấy con mình đã lớn và có niềm tin ở anh Kiên". Nhiều người từng tiếc nuối cho sự nghiệp của Lê Phương khi cô tạm dừng hoạt động sau thành công của Gạo nếp gạo tẻ, nhưng cô khẳng định đó là lựa chọn của mình. Sự ra đời của bé Bông không chỉ mang lại niềm hạnh phúc mà còn giúp cô kết nối với gia đình chồng nhiều hơn. Kết thúc buổi trò chuyện, Lê Phương khẳng định cô hài lòng với cuộc sống hiện tại vì có một gia đình trọn vẹn và sự nghiệp ổn định.
Giải mã cơn sốt Việt kiều đồng loạt bay về Việt Nam làm đẹp
Theo người dân, vụ cháy xảy ra lúc khoảng 13 giờ ngày 29.1 (tức mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), xuất phát từ phía sau cửa hàng trên quốc lộ 13 thuộc khu phố 5, P.Hưng Long, TX.Chơn Thành (Bình Phước).Khi hỏa hoạn xảy ra, người dân sinh sống gần cửa hàng đã nhanh chóng hỗ trợ chủ cửa hàng di chuyển được một số đồ đạc ra ngoài đường.Tuy nhiên, phía bên trong cửa hàng có chứa nhiều vật dụng dễ cháy như nệm, đồ nhựa, rèm cửa… dẫn đến đám cháy nhanh chóng lan rộng, cột khói bốc cao hàng chục mét.Một số cơ sở kinh doanh đồ điện lạnh và mua bán xe máy cũ nằm sát bên cửa hàng nội thất đồ gỗ cũng bị đám cháy uy hiếp...Nhận được tin báo, Công an TX.Chơn Thành đã điều nhiều phương tiện chữa cháy xuống hiện trường để dập lửa.Sau khoảng hơn 1 giờ dập lửa, đám cháy đã được khống chế. Vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng nhiều tài sản của cửa hàng đã bị cháy rụi, một xe tải loại nhỏ cũng bị cháy.Do đám cháy nằm ngay dưới đường dây điện trung thế nên đã dẫn đến mất điện cục bộ, nhưng sau đó đã được khắc phục. Nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Thiệt hại vẫn chưa được thống kê.