HB Wellness: Khai phá sức khỏe và vẻ đẹp từ bên trong với mô hình nhượng quyền
Trong 2 ngày 8 và 9.3, tại khu phố du lịch An Thượng – còn gọi là phố Tây (đường Hoàng Kế Viêm - Trần Bạch Đằng, P.Mỹ An, Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) diễn ra lễ hội Carnaval năm 2025 với chủ đề "Vũ hội và ẩm thực".Đây là lễ hội thường niên ở phố Tây, nhằm tạo thêm sản phẩm du lịch tại biển Đà Nẵng, phục vụ đông đảo du khách sinh sống, lưu trú.Năm nay, lễ hội kết hợp chủ đề chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8.3 và chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975 – 29.3.2025), với các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí, làm sôi động các tuyến phố đi bộ.Carnaval Festival 2025 kết hợp phong phú những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, với những phần trình diễn âm nhạc và nghệ thuật sôi động, giao lưu dân vũ giữa các câu lạc bộ, hóa trang, biểu diễn áo dài.Người dân, du khách còn tham gia các hoạt động như trải nghiệm khu vực thực tế ảo về lịch sử, làm khăn lụa. Đặc biệt là phần biểu diễn trang phục truyền thống các dân tộc trên thế giới do cộng đồng người nước ngoài tại khu phố Tây thực hiện đã mang lại sự đa dạng trong giao lưu văn hóa.Lễ hội tạo không khí vui nhộn khi kết nối giữa người dân và du khách, cộng đồng người Việt và du khách nước ngoài giao lưu, tìm hiểu hơn về truyền thống văn hóa của các quốc gia trên thế giới.Khu vực phố du lịch An Thượng và bãi biển Mỹ An được UBND TP.Đà Nẵng, Q.Ngũ Hành Sơn và Sở Du lịch TP.Đà Nẵng đầu tư thành sản phẩm du lịch đặc biệt, xuất phát từ thực tế tại đây tập trung nhiều du khách, người nước ngoài sinh sống, hình thành cộng đồng khu phố Tây.Thời gian qua, khu phố du lịch An Thượng được nâng cấp hạ tầng, lát đá toàn bộ tuyến phố đi bộ, hệ thống chiếu sáng, wifi miễn phí; tổ chức các lễ hội, sự kiện, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, ẩm thực, mua sắm của du khách vào ban đêm.Lễ hội Carẩnval 2025 góp thêm sản phẩm du lịch, cụ thể hóa định hướng đề án phát triển kinh tế đêm của TP.Đà Nẵng.Theo ông Huỳnh Đức Thọ, Phó chủ tịch UBND P.Mỹ An, lễ hội Carnaval lấy cảm hứng từ di sản các lễ hội có nguồn gốc thời La Mã cổ đại và châu Âu thời trung cổ, phù hợp tổ chức tại khu phố Tây An Thượng, nơi đã có sẵn tiền đề để phát triển giao thoa văn hóa, đa dạng toàn cầu.CSGT TP.HCM sẽ kiểm tra nồng độ cồn gần nhà hàng, quán ăn
Người dân phản ứng vì lo sợ việc khai thác cát sạn dưới lòng sông sẽ khiến nhà cửa của những hộ dân sống gần mép sông bị đe dọa bởi sạt lở. Chưa kể, có hơn 40 hộ dân ở đây sinh sống bằng nghề cào hến trên sông từ hàng chục năm qua cũng đối mặt với khó khăn.Cát sạn trên sông Con có chất lượng rất tốt nên nhiều năm qua trở thành tâm điểm chú ý của các DN khai khoáng. Chỉ khoảng 60 km, lòng sông vốn khá hẹp, nhưng hiện nay sông Con có hàng chục DN được cấp phép khai thác cát sạn. Hoạt động khai thác cát sạn khiến đất nông nghiệp hai bên bờ sông bị sạt lở, mực nước trên sông bị tụt sâu khiến nhiều trạm bơm lắp máy bơm chìm bị mất tác dụng, nhiều năm qua không thể lấy được nước tưới.Hoạt động khai thác cát sạn phải tuân thủ theo quy trình cấp phép. Tuy nhiên, việc giám sát khai thác của chính quyền và cơ quan chức năng là không thể liên tục khi hoạt động khai thác diễn ra cả ngày lẫn đêm. Việc DN lợi dụng khi không có kiểm soát để hút cát sạn sát bờ đã gây ra sạt lở, làm biến đổi dòng chảy của sông. Năm 2024, sông Con chỉ đón một vài đợt lũ nhỏ, không có lũ lớn như các năm để mang cát phù sa về.Khi làm thủ tục cấp phép khai khoáng phải lấy ý kiến của cư dân địa phương và đánh giá tác động môi trường. Trong hồ sơ cấp phép thể hiện có sự đồng ý của người dân, nhưng thực tế thì ngược lại, người dân ở nhiều khu vực có mỏ cát không đồng ý khi DN được cấp phép khai thác.Năm 2022, tỉnh Nghệ An phải đình chỉ hoạt động khai thác quặng thiếc ở một mỏ thiếc lớn tại H.Quỳ Hợp vì hoạt động khai khoáng gây ra sụt lún đất hàng loạt, đe dọa sự an toàn của người dân. Rõ ràng, bài học đánh giá tác động môi trường, lấy ý kiến dân cư theo kiểu "làm cho có", không tuân thủ nguyên tắc sẽ phải trả giá bằng hệ lụy nặng nề cho người dân và cả chính DN.
Nhận diện nông sản Khánh Sơn
Ngày 14.2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết vừa ghi nhận 1 bệnh nhân tử vong nghi bị bệnh dại.Bệnh nhân là bà N.T.N (76 tuổi, ngụ xã Phước Thái, H.Long Thành, Đồng Nai).Điều tra dịch tễ cho thấy, tháng 4.2024, bà N.T.N ra chợ mua 3 con chó con về nuôi. Vào một ngày tháng 5.2024, trong lúc cho đàn chó ăn, bà bị một con chó cắn vào đầu ngón tay trái, vết thương nông, không chảy máu. Những con chó này chưa được tiêm ngừa dại.Sau khi bị cắn, bà N. tự rửa vết thương dưới vòi nước và sát trùng bằng thuốc mà không tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại.Vào chiều 9.2 (tức sau 9 tháng bị chó cắn) bà N. có triệu chứng sợ nước, nấc từng hơi dài và được người nhà đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai nhập viện. Lúc này bệnh nhân có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, sợ nước, sợ gió, kích động.Đến đầu giờ chiều 10.2, tình trạng bệnh nhân diễn tiến nặng, người nhà đã xin về nhà. Trên đường về thì bệnh nhân tử vong.Cũng theo kết quả điều tra dịch tễ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, con trai của bà N. đã đánh chết con chó cắn mẹ mình, đồng thời mang 2 con chó còn lại thả vào rừng cao su gần nhà. Trước tình hình trên, sau khi ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong nghi bệnh dại, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với ngành y tế H.Long Thành tiến hành vệ sinh, khử trùng nhà bệnh nhân và khu vực xung quanh; điều tra các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân; điều tra mở rộng các hộ lân cận và tuyên truyền về các biện pháp phòng bệnh dại. Trước đó vào tháng 1.2025, tại H.Long Thành cũng ghi nhận 1 trường hợp tử vong do bệnh dại tại xã Phước Bình. Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai cho thấy, từ năm 2023 đến nay, toàn H.Long Thành có 13 ổ dịch dại.
Mới đây, câu chuyện về cuộc đoàn tụ đầy đặc biệt của cô gái Pháp Azalée Benoit hay Nguyễn Thị Thu Mai và đại gia đình Việt Nam được đăng trên Báo Thanh Niên trong loạt phóng sự: "Đường trở về của Mai", đã nhận được sự quan tâm lớn của quý độc giả.Sau những ngày sống trong vòng tay yêu thương của đại gia đình ở TP.HCM, cuối cùng, cô gái Pháp và bạn trai cũng đã đến lúc nói lời tạm biệt. Họ đã có giây phút chia tay nhau đầy nước mắt ở sân bay Tân Sơn Nhất, khép lại hành trình về nhà đầy đặc biệt của Azalée.
Vừa 'chào sân', VinFast đã mở mạng lưới hợp tác với 15 đại lý Thái Lan
Từ ngày mai (3.2, nhằm mùng 6 tết), thị trường chứng khoán sẽ giao dịch trở lại sau Tết Ất Tỵ 2025. Ngay sau kỳ nghỉ dài này, có một số doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. Điều này đồng nghĩa các nhà đầu tư sẽ được "lì xì" ngay đầu năm.Có thể kể đến như Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (mã chứng khoán DVP) sẽ chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt vào ngày 10.2. Tỷ lệ chi trả là 30%, tương ứng cổ đông cứ sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 3.000 đồng. Với 40 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, ước tính Cảng Đình Vũ sẽ chi khoảng 120 tỉ đồng cho đợt trả cổ tức lần này. Trong đó, có hai cổ đông lớn là Công ty CP Cảng Hải Phòng (mã chứng khoán PHP) ước tính sẽ nhận về 61,2 tỉ đồng tiền cổ tức nhờ sở hữu 20,4 triệu cổ phiếu DVP. Kế đến là Công ty CP Vật tư Nông sản sở hữu 7,48 triệu cổ phiếu, nhận về 22,44 tỉ đồng cổ tức.Tương tự, cổ đông của Công ty CP Đại lý Vận tải SAFI (mã chứng khoán SFI) sẽ chốt danh sách vào ngày 4.2 để tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 và tạm ứng năm 2024 bằng tiền với tỷ lệ 10% (tương ứng 1 cổ phiếu nhận được 1.000 đồng). Với gần 25 triệu cổ phiếu đang lưu hành, đợt này công ty sẽ chi cổ tức gần 25 tỉ đồng.Một doanh nghiệp khác là Công ty CP Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi (mã chứng khoán APF) sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 5.2 để tạm ứng cổ tức đợt 1.2024 với tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu nhận được 1.000 đồng). Như vậy, tổng cộng đợt này công ty sẽ chi ra gần 30 tỉ đồng chia cho cổ đông.Hay Công ty CP Môi trường Đô thị Hà Đông (mã chứng khoán MTH) cũng chốt danh sách cổ đông vào ngày 7.2 để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu nhận được 1.000 đồng). Số lượng cổ phiếu đang lưu hành của MTH chưa tới 4,8 triệu đơn vị nên số tiền chia cổ tức đợt này dưới 5 tỉ đồng. Trong khi đó, Công ty CP chứng khoán TP.HCM (mã chứng khoán HCM) cũng chốt danh sách cổ đông vào này 5.2 để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5% (1 cổ phiếu nhận được 500 đồng). Với hơn 720 triệu cổ phiếu HCM đang lưu hành, công ty chứng khoán này sẽ chi ra hơn 360 tỉ đồng cho cổ đông...