Salad cam quýt - món ăn nhẹ, đẹp da lý tưởng mùa hè
Hiện thực hóa quyết tâm đó, Hội đồng Quản trị SHB đã quyết định thành lập Khối Chuyển đổi và phê duyệt Chiến lược Chuyển đổi giai đoạn 2024-2028. Theo đó, SHB đặt mục tiêu chiến lược trở thành Ngân hàng TOP 1 về hiệu quả; Ngân hàng Số được yêu thích nhất; Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất đồng thời là Ngân hàng TOP đầu cung ứng nguồn vốn, sản phẩm tài chính dịch vụ với khách hàng doanh nghiệp chiến lược tư nhân và Nhà nước, có chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, hệ sinh thái, phát triển xanh.Cách rửa mặt sau khi nâng mũi
Hồ sơ thẩm định đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) vừa được công bố. Trong đó, Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) đề xuất nghiên cứu điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế và người phụ thuộc cho phù hợp với diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và các chỉ số kinh tế vĩ mô những năm gần đây, góp phần giảm gánh nặng thuế cho người nộp thuế.Ngoài ra, cân nhắc nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để đảm bảo linh hoạt, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá, quy định về giảm trừ gia cảnh hiện nay quá lạc hậu, cần điều chỉnh càng sớm càng tốt. Phải thay đổi tư duy làm thuế, làm sao để người dân có mức sống cao hơn mức sống trung bình của xã hội mới phải đóng thuế."Trước đây, quy định về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chủ yếu căn cứ biến động của CPI, trong xây dựng dự án luật lần này, Bộ Tài chính bổ sung thêm yếu tố các chỉ số kinh tế vĩ mô. Phải làm rõ các chỉ số kinh tế đó là gì, cần dựa vào mức sống bình quân của người dân ở các thành phố lớn để tính toán cho phù hợp", ông Thịnh nói.Ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín, cho rằng mức giảm trừ gia cảnh vẫn nên tính toán dựa trên CPI là chính, cộng thêm một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô khác, mấu chốt là phản ánh đúng bản chất đời sống cũng như thu nhập của người nộp thuế.Phải tính toán lại theo CPI hiện nay, cộng với chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác để cho ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể là khoảng 15 - 18 triệu đồng/tháng.Nhấn mạnh điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh là tất yếu, chuyên gia thuế TS Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích nếu nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với CPI và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác, Bộ Tài chính phải tính toán thật kỹ lưỡng.Trong "rổ" CPI có nhiều mặt hàng, cần tính toán căn cứ dựa trên sự biến động giá của những mặt hàng thiết yếu chứ không phải CPI nói chung, đặc biệt là những mặt hàng như lương thực, thực phẩm, điện, nước, xăng dầu, nhà ở, giáo dục, y tế… Mức giảm trừ gia cảnh phù hợp hiện nay, theo ông Tú là 18 - 20 triệu đồng/tháng.Một số chuyên gia kinh tế, luật sư khi trao đổi với PV Thanh Niên cho rằng, thay vì căn cứ chủ yếu vào biến động của CPI, nên lựa chọn cách tính toán, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh căn cứ vào biến động của lương tối thiểu vùng.Ông Tú bày tỏ: "Khi đã tính toán ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể quy ra mức lương tối thiểu vùng. Ví dụ, lương tối thiểu vùng nói chung hiện gần 5 triệu đồng, như vậy mức giảm trừ gia cảnh sẽ bằng khoảng 4 lần lương tối thiểu vùng. Sau đó, mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh theo kiểu nước lên thuyền lên. Bộ Tài chính chỉ thông báo mức giảm trừ gia cảnh sau điều chỉnh".Trong trường hợp giao Chính phủ quyết định việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, ông Tú cho rằng nên xem xét điều chỉnh hằng năm, căn cứ chủ yếu vào chỉ số giá của các mặt hàng thiết yếu.Đánh giá việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo lương tối thiểu vùng không phù hợp, ông Được nhấn mạnh: "Luật phải có tính chất chung, ổn định, mang tính dự liệu ít nhất 3 - 5 năm. Nếu năm nào cũng thả nổi, chính sách sẽ rất rối rắm; khai thuế, tính thuế hàng năm đơn giản nhưng đối chiếu, hậu kiểm rất phức tạp". Đồng tình cao với đề xuất nghiên cứu giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh, theo ông Được, sau khi tính toán đưa ra mức giảm trừ gia cảnh mới phù hợp, có thể quy định khi CPI biến động đủ ngưỡng nhất định nào đó, ví dụ như biến động khoảng 5% thì Chính phủ có quyền điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tương ứng. Tất nhiên, sự điều chỉnh này phải có độ trễ nhưng độ trễ ngắn hơn, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và nhân dân.Cho rằng mức giảm trừ gia cảnh nên được nâng lên khoảng 16 - 18 triệu đồng/tháng, ông Thịnh lại bày tỏ: "Căn cứ các yếu tố tác động, Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh 1 - 2 năm 1 lần là hợp lý".Tại bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu góp ý về xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), nhiều bộ, ngành, địa phương cùng kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh.Bộ Quốc phòng đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 17,3 triệu đồng/tháng và cho người phụ thuộc lên 6,9 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế lên 18 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc 8 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh hiện hành theo hướng phù hợp với điều kiện sinh hoạt thực tiễn từng vùng, miền vì lương tối thiểu được chia theo 4 vùng...
Cơ hội sáng mắt ngay trong tháng 3.2018 tại Bệnh viện FV
Có chú ngựa đang chạy thi thì… không thích đua nữa, liền tấp vào lề nghỉ mệt. Lạ đời hơn là có chú ngựa hất ngã luôn cả người cưỡi xuống đất cho đỡ vướng víu để chạy cho nhanh về đích.
Tại chương trình, 200 phần quà, mỗi phần trị giá 1 triệu đồng gồm tiền mặt và nhu yếu phẩm, đã được trao tận tay các hộ gia đình khó khăn ở 3 xã Qui Đức, Phong Phú và Đa Phước (H.Bình Chánh). Tổng kinh phí 200 triệu đồng do Công ty VWS tài trợ. Nhận được phần quà ý nghĩa, anh Trà Văn Vạn (49 tuổi, ở xã Đa Phước) cho biết, do bị khuyết tật chân nên anh phải di chuyển bằng xe lăn để bán vé số, mỗi ngày kiếm được khoảng 100.000 đồng nuôi vợ và con nhỏ. Biết được hoàn cảnh của anh Vạn, Phó tổng giám đốc VWS Huỳnh Lan Phương đã gửi thêm lì xì để anh Vạn mua sữa cho con.Phát biểu tại chương trình, bà Phương cho biết, ngay khi VWS bắt đầu đầu tư và hoạt động tại Việt Nam đã tâm nguyện rằng phải hỗ trợ, chung tay cùng địa phương chăm lo cho người có hoàn cảnh khó khăn. "Nhiều năm liền, VWS thường xuyên phối hợp cùng chính quyền H.Bình Chánh chăm lo cho người nghèo mỗi dịp tết đến xuân về. Năm qua, dù VWS vẫn còn gặp không ít khó khăn nhưng vẫn giữ nguyên các hoạt động chăm lo đến bà con, các hộ gia đình cần giúp đỡ. Được chia sẻ khó khăn và góp phần chăm lo vật chất cho người dân có một cái tết vui tươi, đầm ấm là niềm hạnh phúc của chúng tôi", bà Phương nói.Gửi lời cám ơn đến VWS, ông Đỗ Văn Thảo, Phó bí thư thường trực Đảng ủy xã Đa Phước (H.Bình Chánh) cho biết, đây là những phần quà mang rất nhiều ý nghĩa về tinh thần tương thân tương ái, mang nhiều tình cảm của đơn vị tài trợ. Đồng thời thể hiện sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo TP.HCM với mong muốn giúp bà con đón một mùa xuân đầm ấm, nghĩa tình.Cũng trong ngày 14.1, các đoàn công tác của HĐND TP.HCM và Liên đoàn Lao động H.Bình Chánh đã đến thăm, chúc tết và động viên tập thể lãnh đạo, công nhân viên và người lao động đang làm việc tại VWS. Đồng thời các đơn vị đã lì xì cho những công nhân làm việc xuyên tết, góp phần làm đẹp môi trường thành phố.Ông Cao Thanh Bình, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM bày tỏ sự trân trọng với những nỗ lực gắn kết của VWS với Công đoàn Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội - HĐND TP.HCM và Ban Văn hóa - Xã hội trong việc thực hiện các hoạt động xã hội ý nghĩa. "Các chương trình thiết thực như thăm hỏi các gia đình chính sách, hỗ trợ những hộ khó khăn, tổ chức khám chữa bệnh và trao quà cho đoàn viên Công đoàn thuộc các gia đình chính sách trên địa bàn thành phố đã đem lại nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. Tình cảm chân thành mà VWS dành cho cộng đồng, dù là những người đang công tác hay đã về hưu", ông Bình nói.Còn ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động H.Bình Chánh nhấn mạnh, việc thăm hỏi doanh nghiệp và người lao động vào dịp tết đã trở thành truyền thống ý nghĩa của tổ chức Công đoàn. Đây không chỉ là đợt cao điểm trong việc chăm lo cho người lao động, mà còn thể hiện sự gắn bó giữa người lao động và ban lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp. Liên đoàn Lao động H.Bình Chánh cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến VWS vì sự đồng hành và hỗ trợ tạo điều kiện để Công đoàn cơ sở hoạt động hiệu quả.
Hà Nội dừng giải quyết bảo hiểm thất nghiệp tại các sàn việc làm
Tập 123 Mái ấm gia đình Việt lên sóng với sự góp mặt của dàn khách mời gồm Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa, diễn viên Phát La, cầu thủ Nhâm Mạnh Dũng. Họ vượt qua các thử thách để giúp đỡ 3 hoàn cảnh khó khăn gồm Trần Thị Trà My, Hoàng Thị Bảo Trâm và Hoàng Văn Khôi. Trong chương trình, hoàn cảnh của em Hoàng Thị Bảo Trâm khiến nhiều người xót xa. Năm 2018, cha cô bé mất do tai nạn, khiến gia đình rơi vào bế tắc. Chị Cúc - mẹ Bảo Trâm vốn làm nông, không có công việc ổn định lại phải chăm sóc 2 con nhỏ và mẹ già. Biết mẹ vất vả, Trâm tự nhủ phải học thật giỏi để có công việc ổn định lo cho gia đình. Em hy vọng có một số tiền để sửa nhà, lót lại phần sân bị vỡ. Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa xúc động khi lắng nghe câu chuyện. Cô nói: “Bé chỉ mới học lớp 6 thôi mà hiểu chuyện đến mức đau lòng. Tôi xúc động khi thấy bé rất nỗ lực, thương mẹ và luôn cố gắng để lo cho người thân”, nàng hậu chia sẻ. Cầu thủ Nhâm Mạnh Dũng thương Bảo Trâm vì mất cha ở độ tuổi còn quá nhỏ, cũng xót xa cho người mẹ vì vất vả trăm bề. Anh dành nhiều lời khích lệ đến các nhân vật, hứa sẽ cố gắng hết mình trong các thử thách để mang về phần thưởng giá trị cho các gia đình. Diễn viên Phát La đồng cảm nói: “Tôi cũng là một cậu bé lớn lên không có sự dẫn dắt của cha nên rất hiểu cảm giác của các bé ngay lúc này. Nhưng bản thân tôi đã tìm được cách để vượt qua sự thiếu thốn đó. Giờ đây, tôi đã đủ mạnh mẽ để một mình đương đầu với những khó khăn trong cuộc đời mà không có sự dẫn dắt của cha. Tôi hy vọng các bé cũng sẽ dần dần học được điều đó, mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn trong tương lai”. Bước vào thử thách chính, Phát La, Bùi Quỳnh Hoa và Nhâm Mạnh Dũng lần lượt kết hợp với các em nhỏ vượt qua thử thách ném phi tiêu. Việc chạy liên tục để hỗ trợ cho cả 3 gia đình khiến dàn khách mời đuối sức, song vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ở thử thách khác, Bùi Quỳnh Hoa thích thú khi được đọ trình đá bóng với Nhâm Mạnh Dũng. Với yêu cầu từ ban tổ chức, nam cầu thủ trở thành điểm sáng, giúp cả đội sớm vượt qua thử thách. Trải qua các vòng thi, em Trần Thị Trà My nhận về 15 triệu đồng. Em Hoàng Thị Bảo Trâm về nhì, nhận 20 triệu đồng. Còn gia đình em Hoàng Văn Khôi tiếp tục bước vào vòng đặc biệt, giành được cơ hội rút bảng logo và mang về số tiền thưởng 65 triệu đồng từ Tập đoàn Hoa Sen. Ngoài ra, dưới sự vận động của dàn khách mời đã thu về hơn 160 triệu đồng, hỗ trợ các em nhỏ vươn lên trong cuộc sống.