Ukraine điều quân tiếp viện tới thành trì miền đông để ngăn bước tiến của Nga
Vòng loại khu vực Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO (TNSV THACO Cup 2025) có 8 đội bóng tham dự, chia làm 2 nhóm thi đấu, sau đó tìm ra đội duy nhất dự VCK. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long là 1 trong 2 tân binh của mùa giải năm nay (cùng Trường ĐH Đồng Tháp). Tuy lần đầu tiên tham dự, nhưng đội bóng này có sự đầu tư kỹ lưỡng, thậm chí so về độ "chịu chơi" thì không thua bất kỳ đại diện kỳ cựu nào. Về nhân sự, nhiều tháng trước, trường đã tổ giải bóng đá sinh viên toàn trường để tuyển chọn VĐV. Hầu hết các sinh viên có tố chất đều tham dự vì muốn có cơ hội bước ra sân chơi chuyên nghiệp. Vì vậy, giải có tới 52 đội bóng tranh tài, diễn ra suốt 2 tháng với sự góp mặt của hàng trăm sinh viên. Tuy nhiên, với tiêu chí sàng lọc khắt khe, chỉ có 67 "chân sút" lọt vào mắt xanh của Bn huấn luyện. Tiếp đó, 67 ứng viên phải trải qua nhiều bài kiểm tra về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và khả năng phối hợp. Tuyển chọn khách quan nên lực lượng đội rất đa dạng về thành phần, gồm nhiều khoa, ngành, độ tuổi. Song, có thể nói, 25 cầu được chọn của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long đều là những "ngựa chiến", hứa hẹn là đội bóng "em út" nhưng không dễ bị "bắt nạt".Đáng chú ý hơn, khi những chú "ngựa chiến"được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường hết sức quan tâm, tạo môi trường thuận lợi để nâng cao trình độ chơi bóng. Mỗi cầu thủ đều được tạo điều kiện tập luyện tốt nhất từ A-Z. Đầu tháng 11.2024 đến nay, mỗi tuần, đội đều có 3-4 ngày đá tập trên SVĐ tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh Vĩnh Long. Nhờ nhiều lần đá giao hữu với đội năng khiếu, trẻ của tỉnh này mà các cầu thủ ngày càng quen với cường độ thi đấu cao.Ông Lê Thanh Quang Đức, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long (ban huấn luyện đội) cho biết, tính đến nay, số tiền đầu tư cho đội đã lên đến 100 triệu đồng. Đây là lần đầu tiên mà nhà trường "chơi lớn"để sinh viên được tham dự một giải bóng đá. Một phần lý do là lãnh đạo nhà trường đam mê "môn thể thao vua", một phần là đánh giá rất cao giải bóng đá do Báo Thanh Niên tổ chức. Trên tinh thần đó, đội đến với TNSV THACO Cup 2025 với tâm lý khá thoải mái. Năm nay, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long nằm cùng nhóm B với Trường ĐH FPT Cần Thơ, Trường ĐH Tây Đô và đương kim vô địch khu vực là Trường ĐH Trà Vinh. Ban huấn luyện đội đánh giá đây nhóm đấu khá "dễ thở". Ngoài lối chơi "khó chịu" của Trường ĐH Trà Vinh thì đội nhà hoàn toàn có thể chơi sòng phẳng, ngang ngửa với 2 trường còn lại. Khả năng giành 1 trong 2 vị trí dẫn đầu nhóm đấu này là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, đội cũng cẩn trọng cho rằng, thể thao có rất nhiều điều bất ngờ, khó thể nói trước điều gì. Vì chưa quen với không khí thi đấu, ban huấn luyện dự đoán phần việc của "người gác đền" sẽ có nhiều việc phải làm. Vấn đề này thì trường có phần yên tâm khi đội huy động tới 3 thủ môn, đáng chú ý có cầu thủ Huỳnh Cao Tấn Lợi (21 tuổi) đã từng có kinh nghiệm dự giải U17 và U21 quốc gia. Còn về dàn công, đội sẽ xây dựng chiến thuật "truyền lửa", đó là tinh thần đoàn kết, thống nhất chứ không phụ thuộc vào bất kỳ một ngôi sao nào. Với lần đầu tiên tham dự giải, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long không đặt nặng vấn đề thành tích, nhưng sinh viên phải đạt yêu cầu về tinh thần thi đấu. "Thắng hay thua không quan trọng bằng việc các bạn đá tốt, đá sạch, mang hình ảnh đẹp của trường đến với giải. Kết quả như thế nào thì các cầu thủ cũng phải thể hiện khí chất, bản lĩnh, sức trẻ của sinh viên trên tinh thần hội nhập, kết nối, giao lưu với các trường bạn. Bởi, nếu thua trên sân nhưng thắng trong lòng người hâm mộ cũng rất đáng tự hào", ông Lê Thanh Quang Đức chia sẻ. Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.
TP.HCM lấy ý kiến đổi tên quốc lộ 1, 1K, 22, 50
Ngày 30.12, lãnh đạo UBND xã Nguyễn Phích, H.U Minh (Cà Mau) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy vụ tai nạn giao thông đường thủy giữa ghe chở vật liệu xây dựng và sà lan khiến một người tử vong.Theo thông tin ban đầu, khoảng 0 giờ ngày 30.12, sà lan mang số hiệu AG-22846 do anh N.B.Q (38 tuổi, ngụ An Giang) điều khiển. Khi đến khu vực ấp 6, xã Nguyễn Phích, H.U Minh thì bất ngờ va chạm với ghe chở vật liệu xây dựng của anh T.V.N (29 tuổi, ngụ H.Đầm Dơi, Cà Mau) lưu thông hướng ngược lại. Cú va chạm mạnh khiến ghe bị chìm, anh N. rơi xuống sông.Phát hiện anh N. dưới nước quơ đèn pin cầu cứu, anh Q. liền ném dây xuống hỗ trợ nhưng nạn nhân không nắm được. Sau đó, anh Q. Quốc nhảy xuống tìm kiếm nhưng không thành công.Ngay sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo UBND H.U Minh đã chỉ đạo lực lượng chức năng xã Nguyễn Phích phối hợp Công an huyện triển khai công tác cứu nạn. Sau đó, Công an tỉnh Cà Mau cũng cử lực lượng đến hỗ trợ tìm kiếm. Đến khoảng 14 giờ 45 cùng ngày, thi thể anh N. được tìm thấy. Gia đình đã đến hiện trường nhận dạng nạn nhân. Hiện, cơ quan chức năng đang hỗ trợ trục vớt ghe chở vật liệu xây dựng bị chìm; đồng thời điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến anh N. tử vong.
Cô gái Bỉ đến TP.HCM tìm mẹ ruột: Cầm kết quả xét nghiệm ADN, Clara bật khóc
Trưa 17.3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu phối hợp cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để điều tra làm rõ nguyên nhân người đàn ông tử vong dưới gốc cây, cạnh sông Bạc Liêu - Cà Mau, đoạn thuộc P.1, TP.Bạc Liêu. Theo thông tin ban đầu, sáng cùng ngày, một số người dân đi làm tại khu nghĩa địa thuộc khóm 10, P.1, TP.Bạc Liêu thì phát hiện thi thể một người đàn ông dưới một gốc cây, cạnh sông Bạc Liêu - Cà Mau. Tại khu vực hiện trường có một sợi dây treo trên cây đã bị đứt.Nhận được tin báo, lực lượng Công an tỉnh Bạc Liêu nhanh chóng phối hợp các cơ quan chức năng phong tỏa hiện trường, lấy lời khai nhân chứng để điều tra làm rõ. Qua xác minh, người đàn ông tử vong là T.C.T (32 tuổi, ngụ P.3, TP.Bạc Liêu). Sau khi khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thi thể nạn nhân được cơ quan chức năng bàn giao cho gia đình lo hậu sự.
Từ lúc đặt chân đến NBA năm 2007, Durant đã thi đấu cho 5 CLB khác nhau bao gồm Seattle Supersonics, Oklahoma City Thunder, Golden State Warriors, Brooklyn Nets và nay là Phoenix Suns.
Highlights VBA 2023: Hanoi Buffaloes thắng Danang Dragons với điểm số kỷ lục
Sáng 9.2, ông Nguyễn Tấn Cảnh, Phó chủ tịch UBND xã Bình Triều (H.Thăng Bình, Quảng Nam) cho biết, vận động viên bị đuối nước trong vụ lật thuyền đua trên sông Trường Giang ngày hôm qua 8.2, sau thời gian điều trị ở bệnh viện đã tử vong vào sáng nay do bệnh tình quá nặng.Vận động viên tử vong được xác định là anh Nguyễn Đình Nh. (36 tuổi, ở thôn Phước An, xã Bình Hải, H.Thăng Bình).Trước đó, vào khoảng 9 giờ 40 ngày 8.2, tại giải đua thuyền 11 người (giải phụ) thuộc lễ hội Bà Chợ Được năm 2025 diễn ra trên sông Trường Giang (đoạn qua xã Bình Triều), thuyền đua của thôn Phước An khi qua tiêu đã va chạm với thuyền đua thôn Trà Đình (xã Quế Phú, H.Quế Sơn) nên bị lật.Ban tổ chức và lực lượng chức năng kịp thời cứu hộ 3 vận động viên gồm Hoàng Văn H. (26 tuổi), Nguyễn Văn D. (59 tuổi) và Nguyễn Đình Nh. (36 tuổi, đều ở thôn Phước An, xã Bình Hải) và đưa đến Bệnh viện đa khoa Thăng Hoa đóng tại H.Thăng Bình cấp cứu.Sau khi cấp cứu, sức khỏe của anh H. và ông D. đã ổn định. Riêng anh Nh. tiên lượng nặng, phải chuyển tuyến vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam để tiếp tục cứu chữa. Tuy nhiên, do bệnh nhân vào viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, nguy kịch vì chết não nên được người nhà xin đưa về vào rạng sáng nay 9.2.Cũng tại H.Thăng Bình, cách đây vài ngày, tại giải đua thuyền truyền thống xã Bình Giang xảy ra vụ lật thuyền đua, may mắn không có ai bị thương.

Ngoại hạng Anh: Cuộc đua tránh 'sẩy chân'
TP.HCM sẽ có 6 trường THCS tuyển sinh lớp 6 bằng bài khảo sát năng lực
Trước thắc mắc trên, thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết: Chủng cúm A và B là nguyên nhân chủ yếu gây ra các đợt dịch hoặc đại dịch cúm. Virus cúm biến đổi nên hằng năm Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ đưa ra dự báo về các loại virus cúm chủ yếu có thể gây ra dịch cúm năm kế tiếp, đó là cơ sở để sản xuất vắc xin phòng bệnh cúm hằng năm. Hơn thế nữa, miễn dịch bảo vệ của vắc xin cúm chỉ kéo dài khoảng 1 năm. Vì vậy, để được bảo vệ tốt nhất bạn cần tiêm cúm nhắc lại mỗi năm.Tùy theo cơ địa của mỗi người và sự phù hợp của chủng cúm lưu hành so với vắc xin được tiêm mà người đã tiêm vắc xin có thể vẫn bị nhiễm cúm tuy nhiên tỷ lệ bị cúm và bị các biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp sẽ giảm đi rất nhiều so với người không tiêm vắc xin.Khoảng 2 tuần sau khi tiêm, vắc xin phòng cúm sẽ giúp cơ thể tạo ra kháng thể bảo vệ bởi những chủng virus có trong vắc xin. Trước thời điểm này bạn vẫn có nguy cơ nhiễm cúm.Tiêm vắc xin phòng Covid-19 sẽ không giúp cơ thể bảo vệ khỏi bệnh cúm và ngược lại, tiêm vắc xin phòng cúm sẽ không giúp bảo vệ cơ thể khỏi Covid-19.Bác sĩ Hiền Minh cho biết, so với người chưa tiêm, người đã tiêm vắc xin cúm có những lợi ích sau:Bạn đọc có thể đặt câu hỏi cho chuyên mục Bác sĩ 24/7 bằng hình thức nhập bình luận bên dưới bài hoặc gửi qua email: suckhoethanhnien247@gmail.com.Câu hỏi sẽ được chuyển đến các bác sĩ, chuyên gia... để trả lời cho bạn đọc.
Chọn được ngành học sau khi tham quan gian hàng Tư vấn mùa thi tại Bình Định
Theo dự thảo này, bậc giá bán lẻ điện thấp nhất (bậc 1 với 100kWh đầu tiên) có giá bằng 90% giá bình quân là 1.893 đồng/kWh. Hiện giá bán lẻ điện bình quân là 2.1033,11 đồng/kWh. Tiếp đó, bậc 2 (từ 101- 200kWh) có giá 2.272 đồng/kWh; bậc 3 (từ 201 - 400kWh) có giá 2.860 đồng/kWh; bậc 4 (từ 401 - 700kWh) có giá 3.407 đồng/kWh và bậc 5 (từ 701kWh trở lên) có giá 3.786 đồng/kWh.Các mức giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.Như vậy, dự thảo gửi thẩm định của Bộ Công thương giữ nguyên phương án Bộ đã đưa ra vào cuối năm 2023. Biểu giá mới có chênh lệch giữa bậc 1 và 5 là hai lần. Theo Bộ Công thương, quy định mức giá thế này là phù hợp với xu thế chung của thế giới nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. So với biểu giá điện hiện tại, những hộ gia đình dùng từ 400kWh điện trở lên phải trả tiền điện cao hơn, mức tăng dao động từ 6,5 - 14,7% nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp.Ngoài ra, tại dự thảo này, Bộ Công thương cũng đề xuất tính giá bán lẻ điện cho trạm sạc xe điện chia theo cấp điện áp (theo khung giờ bình thường, thấp điểm và cao điểm) với 3 phương án. Cụ thể, phương án 1, sẽ áp dụng theo giá điện kinh doanh. Theo Bộ Công thương, phương án này có thể tác động không tích cực tới chính sách phát triển xe điện do làm tăng chi phí sạc điện, chưa phản ánh đúng chi phí của khách hàng trạm, trụ sạc xe điện gây ra cho hệ thống điện.Phương án 2, áp dụng giá điện kinh doanh cho nhóm khách hàng trạm, trụ sạc xe điện theo cơ cấu giá bán lẻ điện mới. Tức là cơ quan quản lý sẽ xây dựng cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho trạm, trụ sạc xe điện. Tính toán của Bộ Công thương cho thấy, cơ cấu biểu giá điện cho nhóm khách hàng này sẽ thấp hơn mức áp dụng cho kinh doanh nhưng cao hơn sản xuất.Phương án 3, áp dụng theo giá sản xuất. Phương án này có thể tác động tích cực tới chính sách phát triển xe điện do làm giảm chi phí sạc điện. Tuy nhiên, Bộ cho rằng, phương án này có thể sẽ tác động tới cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, do giá bán lẻ điện cho sản xuất thấp hơn dẫn tới việc tăng giá điện cho các nhóm khách hàng khác để cân đối lại doanh thu.Theo dự tính, nếu áp theo phương án 3, khách hàng trạm, trụ sạc xe điện phải trả ít hơn chi phí thực tế gây ra cho hệ thống điện bình quân từ 552 - 699 đồng/kWh; theo giá kinh doanh sẽ trả nhiều hơn chi phí thực tế khoảng 467 - 587 đồng/kWh.Ngoài ra, Bộ Công thương cũng đề xuất tách khách hàng là "cơ sở lưu trú du lịch" với các khách hàng kinh doanh khác sẽ được áp dụng cơ cấu biểu giá ngang bằng với khách hàng sản xuất. Với quy định này, phần thiếu hụt doanh thu do bổ sung nhóm khách hàng "cơ sở lưu trú du lịch" có thể được xem xét để bù từ giá bán điện của nhóm khách hàng sản xuất. Cụ thể, cơ cấu giá bán lẻ điện ngành sản xuất tăng từ 1 - 2% so với giá bán lẻ điện bình quân và doanh nghiệp sản xuất sẽ chịu tác động tăng giá điện từ 2,41 - 3,34% với phương án này.
qua tang cuoc song 2017 moi nhat
Những người sống bên dòng Kinh Giang có câu ca dao hay đọc cho bạn bè, du khách nghe: "Sông Kinh phong cảnh hữu tình/Dừa xanh tươi thắm đậm tình quê hương". Câu ca đã gói gọn tất cả những nét đặc sắc nhất của dòng sông.Bà Đỗ Thị Tiến (69 tuổi, ở thôn Trường Định, xã Tịnh Khê) đã gắn bó với rừng dừa nước bên dòng Kinh Giang từ thuở bé. Trải qua bao thăng trầm, rừng dừa đã trở mình thành điểm du lịch thú vị, đem lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.Bà Tiến kể giai đoạn từ năm 1969 - 1975, chiến sự ác liệt, rừng dừa nước là nơi che chở cho bộ đội và du kích. Khi ấy, máy bay địch cày nát xã Tịnh Khê, khiến vùng đất này trở nên hoang tàn. Lực lượng du kích không có chỗ trú ẩn nên rút ra rừng dừa nước bên sông, lấy đây làm căn cứ. Lúc đó, cá tôm ngoài rừng dừa nhiều vô số, gạo thì được người dân tiếp tế nên không sợ đói. Rừng dừa rất rậm rạp nên quân địch dùng máy bay truy lùng vẫn không phát hiện ra căn cứ. Dưới nước, bùn sình nhão cùng với bẫy mìn được cài cắm bí mật trở thành nỗi khiếp sợ của địch."Rừng dừa nước đã vươn mình, ưỡn ngực để che chở cho bộ đội, du kích Tịnh Khê và các địa phương khác. Không có nó, có lẽ phong trào cách mạng ở Tịnh Khê sẽ gặp nhiều khó khăn", bà Tiến nói.Còn bà Nguyễn Thị Tía (69 tuổi, thôn Trường Định) vẫn nhớ như in những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Bà Tía tham gia du kích ở địa phương, từng chứng kiến không biết bao nhiêu trận đánh trên dòng Kinh Giang."Nhiều lần bom nổ ngay trước mũi ghe. Rồi khi địch càn, phải trốn dưới công sự trong rừng dừa nước, nước dâng ngang cổ, ngập đầu. Lúc đó, hiểm nguy rình rập, ai cũng có tâm lý sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước", bà Tía bộc bạch.Cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông Phạm Vinh Tâm (72 tuổi, ở thôn Trường Định) sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang.Nhiều năm trôi qua nhưng ông Tâm vẫn nhớ mãi một thời con sông luôn dồi dào thủy sản. Thời ấy, người ta ví rừng dừa nước như một miền Tây thu nhỏ. Dưới tán rừng dừa, tôm, cá bơi thành đàn...Ông Tâm nhớ lại thời ấy, trừ mùa bão lũ, còn lại ngư dân thả lưới, thả rớ trên sông quanh năm, cá, tôm thu về không chỉ đủ ăn mà còn đem bán."Tôi là đời thứ tư trong gia đình tiếp nối nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang. Con sông này một thời được ví như mỏ vàng. Ngoài đánh bắt tôm cá, người dân địa phương còn có thể dùng dừa để chằm lá, đan lát rồi mang bán. Làm nghề này thu nhập không cao nhưng người dân không nỡ bỏ vì cây dừa nước đã gắn bó qua nhiều thế hệ", ông Tâm kể.Chèo ghe chừng 5 phút, vào sâu bên trong rừng dừa nước, phong cảnh hiện ra trước mắt đẹp như một bức tranh. Ông Tâm vừa chèo vừa chia sẻ: "Rừng dừa là nơi tránh rét của những đàn chim, đàn cò hoang dã vào mùa đông, còn dưới những gốc dừa là nơi trú ngụ, sinh sản của biết bao loài tôm, cá đối nước lợ, cua càng xanh, ốc, ghẹ, sò...".Rừng dừa nước trên sông Kinh đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Căn cứ rừng dừa nước" và được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là điểm du lịch. Người dân nơi đây đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thu hút nhiều khách phương xa đến tham quan, trải nghiệm. Đến đây, du khách được trải nghiệm chèo thuyền băng qua các con lạch, thưởng thức trái dừa nước và cùng người dân làm nghề thủ công.Gia đình ông Phạm Văn Hiền (ở thôn Trường Định) có 2.000 m2 dừa nước. Hằng ngày, ông Hiền mưu sinh nhờ rừng dừa, hái lá dừa về chằm thành tấm để bán. Khi địa phương có chủ trương phát triển du lịch, ông cùng nhiều người dân tham gia du lịch cộng đồng, trong đó, những nông dân thạo nghề sông nước làm hướng dẫn viên cho du khách."Mỗi lần có khách tham quan rừng dừa, tôi vừa chèo vừa giới thiệu về lịch sử. Tôi kể với họ rằng mỗi người dân nơi đây tự hào với rừng dừa nước vì gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc", ông Hiền chia sẻ.Ông Võ Minh Chính, Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, cho biết xã này có khoảng 12 ha dừa nước, tập trung ở thôn Trường Định và thôn Cổ Lũy, dọc dòng Kinh Giang. Địa phương đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch cộng đồng Mỹ Khê, hiện có khoảng 10 hộ dân tham gia chèo thuyền phục vụ khách tham quan."Sắp đến, địa phương sẽ mở rộng mô hình phát triển du lịch cộng đồng, đưa du khách đi tham quan trải nghiệm tại các địa điểm di tích lịch sử, căn cứ, đền thờ… trên địa bàn", ông Chính nói.Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi, loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được tỉnh quan tâm phát triển định hướng gắn với lợi thế cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa đặc sắc của từng địa phương."Hiện TP.Quảng Ngãi đã đăng ký phát triển 6 mô hình phát triển du lịch nông thôn, gồm: mô hình du lịch cộng đồng dừa nước xã Tịnh Khê, mô hình phát triển du lịch làng hoa xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan vườn rau an toàn xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch cộng đồng xã Nghĩa Phú, mô hình du lịch cộng đồng bãi biển xã Nghĩa An và mô hình du lịch cộng đồng gắn với tham quan các khu di tích lịch sử", ông Dũng cho hay.Trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, rừng dừa nước Kinh Giang ở xã Tịnh Khê là căn cứ cách mạng vững chắc của lực lượng vũ trang phía đông Sơn Tịnh và là nơi đứng chân của Đại đội 21,Tiểu đoàn 48, Tỉnh đội Quảng Ngãi, đội công tác của các xã Nghĩa Phú, Nghĩa An, Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi).Rừng dừa nước có địa thế hiểm yếu, địch đã nhiều lần tổ chức hành quân càn quét, dùng nhiều lực lượng cùng xe tăng, máy bay yểm trợ và rải chất độc hóa học... hòng xóa bỏ căn cứ này. Tuy nhiên, tất cả đều bị quân ta đánh trả quyết liệt, bảo vệ vững chắc căn cứ.Căn cứ rừng dừa nước là biểu tượng cho ý chí kiên cường, bất khuất, niềm tự hào và tính sáng tạo trong nghệ thuật chiến tranh du kích của quân dân Tịnh Khê và phía đông Sơn Tịnh trong lịch sử đấu tranh cách mạng. Nơi đây được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2007 và công nhận là điểm du lịch vào tháng 7.2024.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư