Cựu CEO The Coffee House mở chuỗi khách sạn
Bản hit Tái sinh và ca sĩ Tùng Dương sẽ là chủ đề chính cho chương trình số 1 HOT THÌ HỎI - talkshow giải trí hoàn toàn mới bám sát những vấn đề nóng hổi của các nghệ sĩ nổi tiếng đang được quan tâm do Báo Thanh Niên sản xuất, phát trên kênh YouTube, TikTok iHay TV và YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên. Khán giả sẽ có cơ hội khám phá những góc khuất đằng sau bản hit Tái sinh và hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo cũng như ý nghĩa sâu sắc của ca khúc này trong chương trình HOT THÌ HỎI số đầu tiên.Thị trường âm nhạc cuối 2024 đầu 2025 đánh dấu sự bùng nổ của ca khúc Tái sinh do Tùng Dương thể hiện. Bài hát được lấy cảm hứng từ câu chuyện tình của nam ca sĩ không chỉ "gây bão" trong nước mà còn "làm mưa làm gió" ở Trung Quốc. Năm qua cũng được xem là một năm thành công của Tùng Dương vì ngoài Tái sinh, anh còn được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch vinh danh "Ca sĩ nổi bật". Nguồn năng lượng tích cực đó sẽ được Tùng Dương mang đến để "mở bát" chương trình HOT THÌ HỎI của Báo Thanh Niên.Trong chương trình trò chuyện đầu năm cùng khán giả Báo Thanh Niên, Tùng Dương sẽ tiết lộ những bí mật thú vị đằng sau bản hit Tái sinh thông qua sự dẫn dắt của MC Vũ Mạnh Cường. Ngoài ra những câu chuyện về chặng đường làm nghề cũng như kế hoạch đón Tết Ất Tỵ cũng được Tùng Dương chia sẻ trong HOT THÌ HỎI.HLV Shin Tae-yong của Indonesia chỉ hơn mỗi… HLV Troussier
Reuters dẫn lời hai nguồn thạo tin cho hay kế hoạch như vậy nếu được triển khai sẽ giúp trấn an giới lãnh đạo Ukraine trong bối cảnh có nhiều lo ngại Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể chặn viện trợ quân sự, đồng thời cải vị thế đàm phán của Kyiv với Moscow.Trước đó, các nước châu Âu từng mua vũ khí của Mỹ và chuyển đến Ukraine dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden. Các quan chức Mỹ, trong đó có đặc phái viên phụ trách vấn đề Ukraine Keith Kellogg, sẽ thảo luận về khả năng tiến hành thương vụ với các đồng minh châu Âu tại Hội nghị An ninh Munich tuần này, theo hai nguồn thạo tin. Đây là một trong nhiều ý tưởng mà nhóm ông Trump đang thảo luận để có thể tiếp tục chuyển vũ khí Mỹ đến Ukraine mà không phải chi thêm những khoản đáng kể từ ngân sách. Trong cuộc phỏng vấn ngày 10.2 với Reuters, ông Kellogg từ chối xác nhận kế hoạch này, song cho biết: "Mỹ luôn thích bán vũ khí sản xuất nội địa vì điều đó giúp củng cố nền kinh tế của trong nước". Ông Kellogg nói thêm những lô vũ khí được cựu tổng thống Biden phê duyệt đang trong quá trình chuyển tới Ukraine.Trong thời gian gần đây, nhiều quan chức Mỹ tuyên bố đội ngũ của ông Trump muốn thu hồi hàng tỉ USD mà nước này đã viện trợ cho Ukraine, đồng thời yêu cầu châu Âu làm nhiều hơn để hỗ trợ Kyiv. "Nguyên tắc cơ bản là châu Âu phải có trách nhiệm đối với xung đột này trong tương lai", theo Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz hôm 9.2. Hiện chưa rõ các nước châu Âu sẽ mua vũ khí Mỹ để viện trợ cho Ukraine thông qua hợp đồng với các tập đoàn quốc phòng hay trực tiếp trả tiền kho khí tài rút từ kho dự trữ của Mỹ. Theo Reuters, một số hợp đồng thương mại có thể mất vài năm để hoàn thành.Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thảo luận suốt nhiều tuần rằng có nên tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine hay không và bằng cách nào. Ông Trump từng bày tỏ ý định sẽ cắt mọi viện trợ cho Ukraine. Tuy nhiên, một số cố vấn khuyên ông Trump rằng Washington nên duy trì hỗ trợ quân sự cho Kyiv, đặc biệt khi các cuộc đàm phán hòa bình có thể bị trì hoãn tới cuối năm nay.Liên quan đàm phán, Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 10.2 cho biết các quan chức Mỹ sẽ tới Ukraine lần đầu tiên trong tuần này, trong bối cảnh các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt chiến sự Nga - Ukraine đang được đẩy mạnh. Tổng thống Zelensky cũng xác nhận rằng ông có kế hoạch gặp Phó Tổng thống Mỹ JD Vance tại hội nghị Munich (diễn ra từ ngày 14 - 16.2).Trong một diễn biến khác, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov ngày 10.2 nói rằng căng thẳng giữa Washington và Moscow đang ở mức nghiêm trọng. Vị quan chức Nga cho rằng quan hệ giữa Moscow và Washington đang "bên bờ vực tan vỡ", đồng thời nhấn mạnh Ukraine cần từ bỏ nỗ lực gia nhập NATO và rút quân khỏi các khu vực do lực lượng Nga kiểm soát.Theo NBC News dẫn lời ông Ryabkov, Nga "không thấy sự thay đổi nào trong con đường mà Mỹ đang theo đuổi gần đây về vấn đề Ukraine". Thứ trưởng Ryabkov khẳng định nhóm của ông Trump cần hiểu và thừa nhận nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng ở Ukraine, thì các bên mới có thể đạt được thỏa thuận.Phát biểu của ông Ryabkov được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9.2 tiết lộ đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và thảo luận về cuộc xung đột Ukraine. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo 2 nước điện đàm kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát vào năm 2022. Ông Ryabkov cho hay nhóm của Tổng thống Trump đã thể hiện sự quan tâm đến việc nối lại đối thoại với Nga, song hai bên vẫn chưa đạt thỏa thuận nào về các cuộc tiếp xúc cấp cao.Phía Nga không xác nhận hay phủ nhận việc ông Trump và ông Putin đã điện đàm. Phía Mỹ hiện chưa lên tiếng về những phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ryabkov.
Kỳ 2: Chọn cơ sở kém chất lượng - càng sửa càng hỏng
Chiều 27.2, tại buổi họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội TP.HCM, bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) chia sẻ thông tin trên về tình hình dịch bệnh tại thành phố.Theo đó, Phó giám đốc HCDC nêu khái quát tình hình cúm mùa, sốt xuất huyết và sởi trong thời gian gần đây và các biện pháp phòng ngừa, liên quan việc tiêm ngừa vắc xin.Đáng lưu ý, bà Lê Hồng Nga cho biết ngành y tế luôn duy trì một hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm về hô hấp cấp, trong đó có bệnh cúm. "Theo ghi nhận của hệ thống giám sát Viện Pasteur TP.HCM và Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, hằng năm, tháng nào cũng có ca cúm cả. Nhưng số ca cúm tăng vào tháng 10 - 12.2024, còn từ tháng 1.2025, trở đi, số ca mắc có xu hướng giảm", bà Nga nêu rõ. Phó giám đốc Trung tâm dẫn chứng từ báo cáo hàng tháng: "Trong 7 tuần đầu năm, cả thành phố ghi nhận số ca cúm là 595 ca, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, 39 trường hợp điều trị nội trú, không có ca cúm nặng".Trước tình hình bệnh cúm đang xảy ra tại một số quốc gia, Phó giám đốc HCDC cho biết việc giám sát vẫn được duy trì đều đặn. Đồng thời, Sở Y tế đã có những văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền cúm mùa. "Đặc biệt, ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh cúm cho bản thân và gia đình như: che miệng và mũi khi hắt hơi, rửa tay thường xuyên bằng nước và xà bông. Đối với những người có triệu chứng viêm hô hấp cấp, cần mang khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là những người thuộc nhóm nguy cơ", bà Nga cho hay.Theo bà Lê Hồng Nga, việc tiêm chủng vắc xin cúm được khuyến cáo cho những người thuộc nhóm nguy cơ, gồm: trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, suy giảm miễn dịch...Về vắc xin cúm, bà cho biết vắc xin này không thuộc danh mục những bệnh truyền nhiễm bắt buộc tiêm chủng, gồm các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B...Do đó, việc tiêm ngừa là tự nguyện và người dân tự trả phí. Còn nguồn vắc xin của từng cơ sở do chính cơ sở đó chủ động. "Về vắc xin cúm, bệnh cúm không phải là bệnh trong tiêm chủng bắt buộc. Do đó, việc dự trù nguồn vắc xin là chủ động của mỗi cơ sở tiêm chủng. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM không có chức năng điều phối", Phó giám đốc HCDC cho biết.
Trên thị trường hiện có vô số phụ kiện ô tô, nhưng không phải sản phẩm nào cũng hữu ích. Để lái xe an toàn và tránh rắc rối, người dùng nên ưu tiên mua camera hành trình, bảng để số điện thoại, giá đỡ điện thoại và cảm biến va chạm. Các thiết bị này hỗ trợ giám sát hành trình, liên lạc khi cần thiết, cảnh báo nguy cơ va chạm,... Tuy nhiên, nhiều phụ kiện kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng đang bày bán trên các sàn thương mại điện tử. Do đó, người mua cần tìm hiểu kỹ, chọn sản phẩm chính hãng để tận dụng tối đa hiệu quả và có chính sách hậu mãi hợp lý.
Giải chạy với số học sinh, sinh viên tham gia lớn nhất châu Á có gì mới?
Theo TechRadar, một vụ lừa đảo vé xem ca nhạc quy mô lớn vừa bị phanh phui, liên quan đến hai cựu nhân viên của trang web bán vé nổi tiếng StubHub. Cặp đôi này đã bị cáo buộc sử dụng kiến thức nội bộ và một lỗ hổng bảo mật để đánh cắp và bán lại hàng trăm vé, chủ yếu là vé của tour diễn 'Eras' gây sốt của Taylor Swift.Theo thông tin từ văn phòng địa phương, hai nhân viên Tyrone Rose và Shamara Simmons đã bị bắt giữ và đối mặt với nhiều tội danh, gồm trộm cắp tài sản lớn, can thiệp máy tính và âm mưu phạm tội. Nếu bị kết tội, họ có thể phải ngồi tù tới 15 năm.Với vai trò là nhân viên StubHub, Rose được cho là đã lợi dụng quyền truy cập hệ thống của công ty để tìm ra một 'cửa hậu' bảo mật. Tại đây, Rose đã can thiệp vào quy trình phân phối vé điện tử, chuyển hướng các đường link (URL) chứa vé đã bán đến cho đồng phạm Simmons.Bằng cách này, chúng đã chiếm đoạt hơn 900 vé, phần lớn là vé của Eras Tour, cùng với vé của các sự kiện thể thao lớn như NBA và US Open. Ước tính, cặp đôi này đã kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ lên tới hơn 635.000 USD (khoảng 16,2 tỉ đồng), trung bình mỗi vé 'bỏ túi' tới 700 USD.Vụ việc một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về nạn lừa đảo vé, đặc biệt là đối với các sự kiện đình đám như tour diễn của Taylor Swift. Sự khan hiếm vé và tâm lý muốn sở hữu bằng được của người hâm mộ đã tạo cơ hội cho những kẻ lừa đảo trục lợi.Điều đáng lo ngại là trong trường hợp này, vé được mua bán trên một nền tảng hợp pháp như StubHub, nhưng người mua vẫn trở thành nạn nhân. Vụ việc cho thấy ngay cả những nền tảng lớn cũng cần tăng cường an ninh mạng để bảo vệ khách hàng.