Bị cáo Trần Quí Thanh mong được khoan dung
Xuân về cho miền quê phía nam Quảng Ngãi ngập tràn niềm vui. Cảm xúc trào dâng khi xem đội hát múa sắc bùa tổ dân phố Tân Diêm (P.Phổ Thạnh, TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi) trình diễn loại hình nghệ thuật trao truyền qua bao thế hệ.Ở tuổi 65, ông Cái (đội trưởng) Lê Cơ vẫn mải mê với sắc bùa dẫu còn bao nỗi lo toan. Ngẫm lại, ông gắn bó với sắc bùa hơn nửa thế kỷ. Ông kể, ngày thơ bé, ông say mê xem hát múa sắc bùa vào dịp xuân về, làng quê vơi nỗi âu lo khói lửa chiến tranh...Đôi tay chai sần của ông Cái sau bao ngày chèo ghe buông lưới hay nhọc nhằn trên đồng muối vỗ vào mặt trống khá thuần thục. Nhạc công gõ phách gỗ điêu luyện như nghệ sĩ thực thụ. Sênh tiền trên đôi tay thiếu niên rung lắc tạo ra âm thanh rộn ràng hòa cùng lời ca dân dã nơi làng quê.Tuổi mười ba, ông Cơ và nhóm bạn theo chân những bậc cao niên trong làng du xuân cùng điệu sắc bùa. Chiều nhạt nắng, đoàn sắc bùa đến tận nhà hát múa theo yêu cầu của người dân trong vùng. Đầu tiên là bài mở ngõ với lời ca dân dã: "Mở ngõ, mở ngõ/Khoen trên còn xỏ/Chốt dưới còn gài...".Thế rồi gia chủ mở ngõ, nét mặt rạng ngời niềm vui mời đội hát vào nhà. Sau khi hát múa vái lạy tổ tiên và chúc phúc cho gia chủ, đội hát nhận tiền thưởng cùng lời cảm ơn, chuyển sang phục vụ nhà bên theo yêu cầu của chủ nhân. Gió từ biển thổi vào bờ, lướt trên những con đường nơi làng quê trong đêm xuân se lạnh. Song, nhiều người nô nức theo xem. Họ thích thú với điệu múa uyển chuyển của ông Cơ và nhóm bạn, lời ca hòa cùng tiếng nhạc rộn ràng.Điệu múa đèn mềm mại, lung linh trong đêm tối tạo nên khung cảnh huyền ảo, cuốn hút người xem. Có người mải mê theo xem rồi mời đoàn sắc bùa về nhà mình biểu diễn trước bàn thờ tổ tiên. "Tết hồi đó xóm làng vui lắm. Nhiều người ưa thích sắc bùa mời đến nhà múa hát cầu chúc gặp nhiều may mắn. Tiền công chẳng đáng là bao nhưng được phục vụ cho bà con là vui lắm rồi", ông Cơ nhớ lại. Hơn mười năm trước, ông Cơ đảm nhận vai trò ông Cái trong đội sắc bùa thay cho bậc cao niên. Ông lo lắng sắc bùa sẽ bị mai một trước thời đại công nghệ thông tin rộng mở cùng nhiều phương thức nghe nhìn hiện nay. Thế là ông cùng người bạn thân Nguyễn Hưng Liễm tìm cách "giữ lửa" sắc bùa đối với những thiếu niên trong đội, tạo điều kiện cho các em được hát múa mỗi khi có dịp.Gần tết, hai ông cùng các em miệt mài tập luyện. Ông Cơ tận tình hướng dẫn các em từng động tác múa; chỉ bảo cách luyến láy, nhấn nhá khi hát cho lời ca mượt mà làm say đắm người nghe. Sau vài năm, các em đi học xa, ông lại thuyết phục những thành viên mới vào đội và tận tình hướng dẫn."Lúc đầu học hát múa sắc bùa rất khó nhưng chú Cơ luôn động viên, nhiệt tình chỉ bảo nên bọn em cố gắng tập luyện. Hát miết rồi quen. Nhờ chú mà bọn em biết hát và yêu thích sắc bùa...", em Ngô Thị Tuyết Ngân bộc bạch. Sáng mùng 1 Tết Nguyên đán, các thành viên trong đội tụ họp tại sân nhà văn hóa tổ dân phố cùng mọi người chào cờ đầu năm. Sau khi nghe thư của Chủ tịch nước chúc mừng năm mới, cả đội biểu diễn với âm điệu rộn rã mừng xuân sang. Sau tiết mục hát múa sắc bùa là tràng vỗ tay tán thưởng kéo dài.Mùng 3 tết, cả đội khăn áo chỉnh tề hát múa tại lễ hội cầu ngư bên cửa biển Sa Huỳnh. Mọi người chăm chú xem điệu múa uyển chuyển, lắng nghe lời ca ngân nga trong nắng sớm. Lời ca giục giã ngư dân điều khiển tàu cá rẽ sóng vươn khơi...Nhiều du khách đến Sa Huỳnh thưởng ngoạn khung cảnh hoang sơ và thơ mộng, tìm hiểu văn hóa Sa Huỳnh có niên đại khoảng 3.000 năm trước, thưởng thức những món ngon chế biến từ hải sản vừa được vớt lên từ biển. Họ hào hứng khi được trải nghiệm công việc của diêm dân trên đồng muối Sa Huỳnh. Nhiều người lưu lại nơi đây và cho biết rất hứng thú khi xem hát múa sắc bùa..."Thù lao biểu diễn chỉ đủ dẫn các cháu đi ăn ly chè hay tô cháo khuya nhưng vui lắm. Qua đó, chúng tôi có dịp giới thiệu về đất và người Sa Huỳnh đến với khách phương xa...", ông Cơ tâm sự. Theo ông Lê Minh Phụng, Phó chủ tịch UBND P.Phổ Thạnh, ông Lê Cơ cùng ông Nguyễn Hưng Liễm tích cực bảo tồn nghệ thuật sắc bùa. Ông Cơ miệt mài tìm tòi, sáng tác những bài hát với câu từ mới, phản ánh kịp thời sự đổi thay của quê hương."Lời ca của ông động viên tinh thần bà con sau những giờ làm việc mệt nhọc, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của địa phương. Ông Cơ cùng đội sắc bùa quảng bá văn hóa bản địa đến du khách, tham gia các hoạt động cộng đồng trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đồng muối truyền thống... Sự đóng góp của ông được cán bộ và nhân dân tin yêu, mến phục", ông Phụng nói.Lời ca giục giã lòng ngườiTheo các bậc cao niên ở P.Phổ Thạnh, không rõ sắc bùa có từ khi nào, họ chỉ biết rằng, những "nghệ sĩ chân quê" khi vận đồ màu đỏ, xanh hay vàng say sưa hát múa làm mê mẩn người xem. Sắc bùa được trình diễn tại những lễ hội, giới thiệu về đất và người Sa Huỳnh, hát chúc mừng vào dịp đầu xuân phục vụ du khách đến tham quan. Lời ca được cải biên cho phù hợp với sự đổi thay của cuộc sống.Lời ca sắc bùa giục giã ngư dân bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc: "Đây Hoàng Sa - kia Trường Sa/Hai vùng quần đảo nước ta bao đời/Tàu thuyền lướt sóng ra khơi/Đánh bắt hải sản biển trời bao la/Hoàng Sa gần lắm Trường Sa/Đây là quần đảo ông cha lưu truyền... Hôm nay năm mới bước sang/Chúc mừng biển đảo bình an muôn đời".Không thể tính chu kỳ đăng kiểm ô tô chỉ dựa theo số km!
Ngày 20.2, tại kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP.Đà Nẵng khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) thông qua nghị quyết quy định về chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy trên địa bàn thành phố.Đây là nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ thêm của Đà Nẵng ngoài các chế độ chính sách tại Nghị định 178/2024 của Chính phủ và các chính sách khác theo quy định pháp luật.UBND TP.Đà Nẵng nhận định, cần có chính sách hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách ngoài chế độ chính sách được hưởng theo quy định của Trung ương cho cán bộ, công chức viên chức nghỉ hưu trước tuổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nhân sự, đảm bảo yêu cầu khẩn trương, quyết liệt về tiến độ và hiệu quả theo quy định của Trung ương.Đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức viên chức; cán bộ, công chức phường/xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; người làm việc theo hợp đồng lao động trước ngày 15.1.2019 được áp dụng chính sách như công chức.Cụ thể, đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng đầu tiên kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp thẩm quyền: hỗ trợ thêm một lần bằng 50% chế độ trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 178/2024.Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi: hỗ trợ thêm một lần bằng 25% chế độ trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 178/2024.Ngoài ra, theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 178/2024 của Chính phủ, các bộ ban ngành ở Trung ương, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức viên đi công tác ở cơ sở. Để đảm bảo chỉ tiêu này, thành phố hỗ trợ thêm một lần bằng 100% mức hỗ trợ tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 178/2024 để khuyến khích, hỗ trợ để cán bộ tăng cường đến làm việc ở cấp xã trong 3 năm.Trường hợp cán bộ, công chức phường/xã dôi dư đồng thời thuộc đối tượng áp dụng của Nghị quyết 43/2024 của HĐND TP.Đà Nẵng về hỗ trợ cho nhóm đối tượng này thì được lựa chọn hưởng chính sách, chế độ cao hơn.Cũng tại kỳ họp, HĐND TP.Đà Nẵng đã thông qua quy định chính sách hỗ trợ đối với các trường hợp không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng giai đoạn 2025 - 2030.Ngoài quy định của Chính phủ, các trường hợp trên được TP.Đà Nẵng hỗ trợ thêm một lần bằng 50% chế độ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 177/2024 của Chính phủ.Theo báo cáo của UBND TP.Đà Nẵng, trong 3 nhiệm kỳ qua, ngoài được hưởng các chế độ, chính sách của Trung ương, cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi trên địa bàn thành phố sẽ được hưởng thêm chế độ, chính sách hỗ trợ riêng của thành phố.Theo đó, có 152 trường hợp không đủ tuổi tái cử cấp ủy và xin nghỉ hưu trước tuổi đã được TP.Đà Nẵng đã hỗ trợ với kinh phí gần 13,5 tỉ đồng.
Người đẹp Việt phối sơ mi ‘đu trend’ ôm hoa gây sốt cộng đồng mạng
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.
Với những khán giả yêu thích phim giờ vàng của VTV, Hà Việt Dũng không phải cái tên xa lạ. Anh từng xuất hiện trong nhiều tác phẩm như Bão ngầm, Anh có phải đàn ông không, Hành trình công lý, Cuộc chiến không giới tuyến và gần đây nhất là Độc đạo. Nam diễn viên mang vẻ đẹp trai lãng tử, chiều cao nổi bật, có thể thể hiện nhiều dạng vai khác nhau. Tuy nhiên ít ai biết, để chạm được những thành công như hiện tại, chàng trai dân tộc Mường này đã vượt qua không ít khó khăn. Hà Việt Dũng chia sẻ anh sinh ra ở huyện Tân Lạc, một vùng quê nghèo ở Hòa Bình. Thời điểm đó, vì gia đình khá khó khăn, từ nhỏ anh đã biết làm những công việc vặt phụ giúp bố mẹ, đi đốt lò vôi kiếm tiền mua sách vở."Những tháng hè, cả nhà tôi phải đi cào hến để bán, một rổ hến chỉ tầm 15.000 - 20.000 đồng. Nhà tôi không có ruộng, phải đong gạo từng bữa một. Có thời điểm, mẹ tôi phải đi vay 70.000 đồng để ăn tết. Tôi thấy cuộc sống thật sự bế tắc nên học xong cấp ba, tôi quyết định không học thêm nữa mà đi làm. Nhưng được một thời gian thì tôi có giấy gọi nhập ngũ và đi hai năm. Ra quân tôi cũng ở nhà một thời gian nhưng không có việc gì để làm nên quyết định Nam tiến tìm cơ hội. Khi đi, tôi xác định chỉ cần tìm vùng đất để thoát khỏi khó khăn của mình", nam diễn viên chia sẻ. Một mình bắt xe đò lặn lội vào miền Nam, Hà Việt Dũng cho biết anh bắt đầu mưu sinh bằng công việc đánh giấy nháp tại Đồng Tháp. Sau đó, nam diễn viên lại lên TP.HCM tìm việc, chọn những nơi được bao ăn, bao ở để khỏi phải thuê trọ. Anh từng làm việc tại nhà hàng tiệc cưới, được trả mức lương 1,4 triệu đồng/tháng. Theo nam diễn viên, cuộc đời anh trải qua nhiều bước ngoặc. Bởi khi làm phục vụ ở nhà hàng, Hà Việt Dũng được một người giới thiệu đi học người mẫu và sau đó bén duyên với nghề người mẫu. Từ cơ duyên này, anh được nhiều người biết đến, dần có cơ hội tham gia phim ảnh. Bên cạnh sự nghiệp thành công, Hà Việt Dũng còn được ngưỡng mộ bởi cuộc sống hôn nhân hạnh phúc bên bà xã xinh đẹp Hà Thị Nhung, người dân tộc Thái. Cặp đôi kết hôn năm 2018 và đã có cô con gái 5 tuổi. Chia sẻ về chuyện quen nhau 2 tháng đã tiến tới hôn nhân, bà xã Hà Việt Dũng cho hay: "Tôi và anh Dũng quen biết nhau qua sự kết nối của một người em trong làng. Ban đầu, cả hai chưa nói chuyện với nhau nhiều, cũng có gián đoạn một thời gian. Tình cờ có lần tôi xem chương trình về anh Dũng và gia đình anh ấy thì thấy cảm động quá. Tôi mới chủ động nhắn tin cho anh và bắt đầu nói chuyện nhiều hơn. Anh Dũng là người dân tộc Mường, còn tôi là người dân tộc Thái. Thời điểm hai đứa quyết định đưa về nhà, hai nhà gặp nhau thì thấy chỉ có ngày đó là phù hợp nhất để cưới. Thế là hai vợ chồng gấp rút chuẩn bị đám cưới".Sau khi kết hôn, thời gian đầu vợ chồng Hà Việt Dũng lập nghiệp ở Đà Nẵng. Nam diễn viên thừa nhận giai đoạn đầu cũng gặp nhiều khó khăn vì cả hai thiếu kinh nghiệm làm kinh doanh. Đến khi tham gia bộ phim Bão ngầm, cả hai mới quyết định chuyển về lại Hòa Bình sinh sống để thuận tiện cho công việc. Nói về cuộc sống hôn nhân, nam diễn viên 8X cho biết vợ anh khá cá tính, mạnh mẽ, có thể chu toàn mọi việc để anh an tâm làm nghề. Anh bày tỏ hạnh phúc khi vợ rất thông cảm, thấu hiểu cho công việc của mình. Theo nam diễn viên, từ khi kết hôn, anh có mục tiêu rõ ràng hơn để chăm lo cho gia đình, vợ con.
'Thánh đoán đề' Kaito Kid: 'Hiện tại, em chưa chiếm được trái tim cô gái nào'
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.