Kịch bản Mỹ ở Brazil
Tại phiên họp thứ 6 của Hội đồng tư vấn triển khai Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội, lãnh đạo TP.HCM đã giao Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) nghiên cứu và đề xuất ý tưởng phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) tại khu vực Hàng Xanh, quận Bình Thạnh (dự án TOD Hàng Xanh).Theo ý tưởng mà doanh nghiệp này đề xuất trước đó, phạm vi nghiên cứu dự án là hơn 51 ha từ ngã tư Hàng Xanh về Bình Triệu, trên 4 trục đường chính gồm Điện Biên Phủ, Nguyễn Xí, Đinh Bộ Lĩnh và Xô Viết Nghệ Tĩnh. Tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 216.000 tỉ đồng (tương đương hơn 8,5 tỉ USD).Lãnh đạo CII đặt mục tiêu dự án TOD Hàng Xanh sẽ thực hiện chỉnh trang đô thị, tái định cư tại chỗ cho người dân bị ảnh hưởng, nâng cấp hạ tầng và cải thiện chất lượng sống. Bên cạnh đó là giải quyết triệt để tình trạng ùn tắc giao thông, tăng cường kết nối tại các khu vực trọng điểm như Hàng Xanh, ngã 5 Đài Liệt Sỹ, cầu Bình Triệu.Trong quá trình thực hiện dự án, CII cũng ứng dụng giao thông xanh và giao thông số nhằm tối ưu hóa việc di chuyển và giảm thiểu tác động môi trường, triển khai phương tiện vận chuyển không người lái để phục vụ giao thông và kết nối với giao thông công cộng, tạo ra một môi trường sống hiện đại, tiện nghi. Từ đó, giúp cư dân cảm thấy thoải mái và thuận lợi khi sinh sống tại khu vực dự án TOD Hàng Xanh.Đặc biệt hơn, TOD Hàng Xanh sẽ được xây dựng các công trình điểm nhấn, chung cư cao tầng, mảng xanh và các công trình công cộng nhằm nâng cao tính thẩm mỹ và tiện ích đô thị. Đồng thời, phát triển không gian đô thị ngầm, khai thác tối đa tiềm năng phát triển để tạo lập trung tâm vận chuyển công cộng. Song song đó là kết nối giao thông công cộng bao gồm tuyến metro theo quy hoạch và phát triển các khu vực văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, trung tâm thương mại, dịch vụ.Mô hình TOD cho phép chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị nén và phát triển giao thông công cộng cho cả khu vực này. Từ đó, TOD Hàng Xanh được kỳ vọng sẽ giải quyết các bài toán về kẹt xe, khói bụi, ngập nước..."Chúng tôi mong muốn dự án này sẽ mang lại không gian sống giống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... đưa khu vực trở thành nơi đáng sống. Không chỉ tái cấu trúc đô thị, TOD Hàng Xanh còn chú trọng phát triển không gian ngầm, thương mại giải trí hấp dẫn, chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của người dân. Lúc này, TOD Hàng Xanh sẽ gắn liền với giao thông công cộng sức chở lớn, giải quyết các bài toán về giao thông" - lãnh đạo CII thông tin.Liên quan đến vấn đề tái định cư, phía doanh nghiệp và đơn vị nghiên cứu đang lên kế hoạch tái định cư người dân tại chỗ, giá đất sẽ bằng với giá thị trường. CII sẽ làm hình thức cuốn chiếu, khai thác tại chỗ để người dân có thêm sự lựa chọn. Những nội dung trên hiện vẫn đang dừng ở mức ý tường. CII cho biết sẽ mời đơn vị tư vấn nước ngoài hàng đầu để nghiên cứu, xây dựng kế hoạch cụ thể và trình các cấp có thẩm quyền để dự án TOD khả thi, hiệu quả nhất.Theo đại diện Sở GTVT TP.HCM, dự án TOD Hàng Xanh chưa nằm trong quy hoạch giao thông nhưng được UBND TP giao cho CII nghiên cứu theo Nghị quyết 98. TP.HCM đã có đề án nghiên cứu 6 vị trí để phát triển đô thị theo định hướng TOD và CII là đơn vị được giao nghiên cứu, đề xuất ý tưởng dự án TOD Hàng Xanh với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 8,5 tỉ USD.Sau khi nghiên cứu, từ ý tưởng đến thực hiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và từng bước thẩm định dự án để trình UBND TP.HCM. Dự án này không chỉ giải quyết bài toán giao thông còn mang đến nhiều hơn thế. TOD sẽ gắn với giao thông công cộng sức chở lớn - đó là metro, để tái cấu trúc mạng lưới giao thông, thay đổi diện mạo đô thị TP.HCM.Nút giao Hàng Xanh cùng 2 tuyến Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đinh Bộ Lĩnh là 3 trong số 24 điểm nguy cơ ùn tắc giao thông tại TP.HCM. Đây cũng là những điểm đen kẹt xe thuộc nhóm "chưa có dấu hiệu chuyển biến", theo đánh giá của Sở GTCC. Mật độ xe vượt quá năng lực thiết kế, nhiều đoạn đường bị lấn chiếm khiến khu vực cửa ngõ này của thành phố thường xuyên ùn tắc nghiêm trọng, nhất là vào khung giờ cao điểm. Không chỉ kẹt xe, tình cảnh ngập nước, triều cường cũng diễn biến phức tạp tại khu vực này. Người dân luôn phải chuẩn bị sẵn ván, các vật dụng để ngăn nước ập vào nhà mỗi khi triều cường lên.Do đó, dự án TOD Hàng Xanh được kỳ vọng sẽ sớm triển khai và phát huy hiệu quả, mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân TP.HCM.Sạt lở đất khiến nhiều cán bộ, chiến sĩ Đoàn kinh tế - Quốc phòng 337 mất tích: Tìm được 14 nạn nhân
Ông Đỗ Trọng Lư, Chủ tịch UBND xã Bá Xuyên cho biết, trong Khu Liên hợp xử lý rác thải Sông Công có 2 công ty đang hoạt động là Công ty Cổ phần môi trường và công trình đô thị Sông Công (đơn vị xử lý rác thải rắn, đang quản lý bãi chôn lấp rác thải của TP.Sông Công rộng khoảng 5 ha) và Công ty TNHH Môi trường Sông Công (đơn vị xử lý rác thải công nghiệp).
Fanpage Ăn Chơi Vũng Tàu: Bí kíp 'Ăn - Chơi - Nghỉ' ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".
Cư dân mạng mới đây vô cùng bức xúc khi xem qua một đoạn video lan truyền trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội, ghi lại tình huống một tài xế cố tình lái ô tô lạng lách, đánh võng, chèn đường xe khác bất chấp nguy hiểm trên quốc lộ.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 17 giờ ngày 26.2.2025 trên Quốc lộ 13, đoạn qua địa bàn phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP.HCM.Theo hình trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô con cùng lưu thông, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 13, hướng từ Bình Dương về nút giao cầu Bình Lợi (TP.HCM). Khi đến khu vực gần ngã tư Bình Phước, tài xế phát hiện từ phía sau xuất hiện một ô tô khác loại MPV 7 chỗ màu xám trắng, hiệu Toyota Innova, mang biển kiểm soát 51G-518.71 đang chạy trên làn hỗn hợp sát lề đường bất ngờ vượt lên.Đáng nói, ngay khi vượt qua ô tô gắn camera hành trình, chiếc Toyota Innova lập tức bật xi-nhan sang trái xin nhập vào hàng xe đang nối đuôi nhau xếp hàng nhưng không được nhường đường. Do quá "cay cú", tài xế lái chiếc xe 7 chỗ này sau đó đã bất chấp nguy hiểm, cố lái xe lách lên, tạt đầu và liên tục lạng lách, đánh võng trước mũi ô tô gắn camera hành trình để… "dằn mặt".May mắn, vụ việc sau đó không dẫn đến xô xát hay tai nạn. Mặc dù vậy, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau đó được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Đa phần người xem qua vụ việc đều tỏ ra hết sức bức xúc và phẫn nộ trước hành vi lái xe lạng lách, đánh võng và thái độ thách thức của tài xế xe Toyota Innova nói trên.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 40 - 50 đồng đối với người điều khiến xe thực hiện hanh vi điều khiến xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ (Khoản 12 Điều 6). Đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng; tịch thu phương tiện nếu tái phạm.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.
Bánh mì Sandwich lấy tên vị Bá tước nước Anh và những ‘cái nhất’ trên thế giới
Lễ giao thừa hay còn gọi lễ Trừ tịch; trong đó trừ là trao lại chức quan, tịch là ban đêm. Lễ Trừ tịch được cử hành ngay thời khắc giao thừa để tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới. Về mặt tâm lý, đó là lúc các gia đình người Việt chúng ta sẵn sàng gác lại hết những gì đã diễn ra một năm để mở đầu một năm mới với nhiều hy vọng mới.Các chuyên gia văn hóa cho hay, người xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian. Hết một năm, thần năm cũ bàn giao lại công việc cho vị thần năm mới nên các gia đình có mâm cúng ở ngoài trời để tiễn thần năm cũ và đón thần năm mới về với gia đình.Theo Nhất Thanh trong Đất lề quê thói, có mười hai vị Hành khiển luân phiên nhau mỗi 12 năm kể từ năm Tý đến năm Hợi là, hết lượt lại quay trở lại năm Tý với vị Hành khiển của năm ấy. Người xưa quan niệm, Hành khiển có ông thiện ông ác. Có năm trời ra tai hạn hán lụt lội mất mùa đói kém, hay dịch tễ nguy hại, là do sớ tấu của Hành khiển, trừng phạt vua quan không có nhân chính hay dân ăn ở càn rỡ. Lễ trừ tịch tiễn và đón các vị Hành khiển Phán quan của năm cũ năm mới, đồng thời cầu cúng cả Thành hoàng Bổn cảnh và Thổ địa Thần kỳ.Ý nghĩa của lễ Trừ tịch là gác lại hết những gì đã diễn ra trong năm cũ hay đem bỏ hết đi những điều không may mắn của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Sau khi cúng giao thừa, các gia đình bắt đầu cúng ông Địa (miền Nam) hay Thổ Công (miền Bắc) và chuẩn bị ăn tết.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho hay, sau khi cúng giao thừa, việc ăn hay chơi giao thừa gần đây mới được nhắc đến. Người Việt xem trọng ngưỡng ban đầu, cho rằng đầu xuôi đuôi lọt nên thời khắc đầu tiên của năm mới (giao thừa) rất được coi trọng, trở thành một cái "ngưỡng" tâm lý và cả góc độ tâm linh. Vào thời khắc này, người Việt có xu hướng tạm gác lại hết mọi bộn bề của cuộc sống, những cái làm được và chưa làm được của năm qua, tạm quên đi vai trò xã hội cá nhân để dành thời gian bên gia đình mình, trong sự cộng cảm giữa thế giới hôm qua (qua hình ảnh ông bà tổ tiên và truyền thống gia đình) và hôm nay (sự đoàn tụ các thành viên gia đình). Trong gia đình những ngày này ngập tràn yêu thương, gắn bó, mối quan hệ ruột thịt.Đây cũng là thời khắc các thành viên trong cùng một gia đình quây quần bên nhau ở thời khắc chuyển giao từ năm cũ qua năm mới, là cơ hội để các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn, cảm nhận rõ hơn mối quan hệ giữa mình và các thành viên xung quanh, và hiểu rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Ở các vùng nông thôn trước đây, các gia đình còn có thói quen cùng nhau xem ti vi, kể chuyện, nghe nhạc bên mâm cỗ giao thừa. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, ngày trước, người Việt đón giao thừa gắn liền với không khí ấm cúng gia đình, ai nấy cũng chờ đợi giao thừa để kéo gần sự cộng cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Từ đó, mọi người có xu hướng đoàn tụ bên gia đình, không đi ra ngoài vào đêm giao thừa. Con cái khi trưởng thành, có gia đình riêng cũng tranh thủ về quê đón tết cùng cha mẹ, cùng nhau đón giao thừa, một mặt tìm kiếm cảm giác ấm cúng, hạnh phúc bên bố mẹ mình, mặt khác cũng muốn tạo dựng những trải nghiệm và ký ức tốt đẹp cho con cái mình. Cứ như vậy, truyền thống được tiếp nối, các thế hệ người Việt Nam lớn lên lại làm theo ký ức tuổi thơ, đến khi làm bố, làm mẹ không quên học hỏi bố mẹ mình để truyền lại cho con. Những ai vì nhiều điều kiện khách quan không thể về đón giao thừa và ăn tết với gia đình, chẳng hạn những người lính ở biên cương - hải đảo, kỹ sư và công nhân làm việc ở công trường, những người đi làm ăn xa xứ và đặc biệt là đang học tập, làm việc ở nước ngoài chắc hẳn sẽ rõ hơn ai hết những thiệt thòi của chính mình.Trong cuộc sống hiện đại, ngoài xã hội có nhiều hoạt động mang tính tương tác cộng đồng như bắn pháo hoa, tổ chức đêm nhạc hội mừng năm mới… Các hoạt động này thu hút một số người trẻ thay vì ở nhà đón giao thừa lại cùng nhau ra phố ngắm pháo hoa hay tham gia vào một buổi nhạc hội với bạn bè.Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ nhìn nhận, điều này có thể làm thay đổi về quan niệm đoàn tụ gia đình thời khắc giao thừa, nhưng càng ngày người ta càng chấp nhận nó. Ngày trước, người Việt quan tâm việc cả gia đình phải ở bên nhau trong thời khắc giao thừa, cùng nhau vượt "ngưỡng" trừ tịch, nhưng càng về sau nhiều gia đình cho phép con cái nam nữ thanh niên xuống phố với bạn bè. Có thể nói, không khí đoàn tụ gia đình đêm giao thừa đã mở rộng ra thành một phạm trù rộng lớn hơn: không gian hội tụ và cộng cảm xã hội. Vì vậy, nhiều thanh niên không đón giao thừa ở nhà mà tập trung đông đúc ở trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn để cùng ngắm pháo hoa và đón giao thừa với chúng bạn và những người xung quanh cũng có ý nghĩa của nó, đó là một cảm xúc xã hội được thăng hoa, khi những người trẻ không quen biết xích lại gần như y hệt như một đại gia đình vậy."Đương nhiên việc đón giao thừa ngoài phố không thể nào có được cảm giác thiêng liêng như khi đón giao thừa bên gia đình, nơi cả nhà cùng cảm thụ được sự ấm cúng và hạnh phúc trọn vẹn dưới sự mầu nhiệm của sự chuyển giao đất trời và trong sự kết nối tinh thần với tổ tiên ông bà của nhiều thế hệ trước. Đó cũng chính là lý do nhiều bậc cao niên không muốn cùng con cháu đi du lịch xa nhà trong dịp tết", nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.