'Du học tại chỗ' 4+0 vì sao vẫn 'hot' sau đại dịch Covid-19?
Sau các vòng thi hấp dẫn và lôi cuốn, danh hiệu Hoa hậu Doanh nhân siêu quốc gia 2024 đã thuộc về người đẹp Nguyễn Tấn Thanh Tuyền (SBD 038), danh hiệu Á hậu 1 thuộc về thí sinh Huỳnh Phạm Hoàng Yến (SBD 789), danh hiệu Á hậu 2 được trao cho thí sinh Dương Thị Kiều và danh hiệu Á hậu 3 trao cho Trương Thanh Lan.Tuyệt vời những cơn mưa bàn thắng
Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa gửi tới Bộ KH-ĐT góp ý đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.Dự thảo quy định đối tượng được đăng ký thành viên trung tâm tài chính là các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, sàn giao dịch chứng khoán, vàng, ngoại tệ, quỹ đầu tư tài chính… Đây là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính.VCCI cho rằng, dự thảo chưa đề cập đến các khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính lớn như các tập đoàn, công ty mẹ, công ty holding. Điều này dẫn đến câu hỏi, các doanh nghiệp phi tài chính có được phép đăng ký thành viên của trung tâm tài chính hay không.Tham khảo kinh nghiệm một số trung tâm tài chính khác trên thế giới cũng có quy chế đăng ký thành viên, VCCI cho biết đối tượng được phép tham gia được chia thành 2 nhóm rõ ràng là các doanh nghiệp tài chính và các doanh nghiệp phi tài chính.Liên quan tới chính sách thử nghiệm có kiểm soát (sandbox), theo VCCI, mục 2.2.3 của dự thảo về sandbox đối với fintech (mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính) đang được thiết kế theo hướng giao Chính phủ quy định chi tiết về các biện pháp quản lý tài sản mã hóa, tiền mã hóa, token tiện ích…Nhìn nhận quy định như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ Chính phủ gặp khó trong việc ban hành văn bản hướng dẫn do không thể quy phạm hóa các vấn đề quá mới và đang biến đổi rất nhanh, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo thay đổi cách tiếp cận, cho phép doanh nghiệp đề xuất giải pháp để đáp ứng các mục tiêu quản lý của nhà nước.Cụ thể, Nhà nước cần đặt ra các mục tiêu như bảo vệ quyền sở hữu, phòng chống lừa đảo, bảo đảm an toàn, an ninh mạng, phòng chống rửa tiền, an ninh năng lượng và môi trường… Các doanh nghiệp fintech khi xin phép sẽ trình bày mô hình kinh doanh của mình và thuyết minh các giải pháp để đạt được các mục tiêu trên.Cơ quan nhà nước tiến hành xem xét, đánh giá, thẩm định các giải pháp và cấp phép cho hoạt động fintech đó. Doanh nghiệp phải thực hiện đúng các giải pháp đã cam kết và phải báo cáo cũng như chịu sự kiểm tra giám sát thường xuyên của cơ quan nhà nước. Sau một thời gian, khi giải pháp của doanh nghiệp được chứng minh là hiệu quả, Nhà nước mới tiến hành xây dựng thành quy phạm quản lý.VCCI cũng góp ý nội dung về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư cho đổi mới, sáng tạo.Mục 2.3.6 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp mới chỉ tập trung vào việc miễn giảm loại thuế này. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp startup, quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp đang cản trở dòng vốn đổ vào thị trường này.Ví dụ, trường hợp một doanh nghiệp chuyên đầu tư mạo hiểm cho các startup, doanh nghiệp này góp vốn vào nhiều doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Khi doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm bán phần vốn góp ở startup thành công và có doanh thu sẽ chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, khoản chi phí đã đầu tư vào các startup thất bại không được trừ khi xác định nghĩa vụ thuế.VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung chính sách quy định về cơ chế thuế phù hợp với các doanh nghiệp đăng ký hoạt động đầu tư mạo hiểm tại trung tâm tài chính.Chia sẻ tại hội thảo "Phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam" diễn ra ở Đà Nẵng cách đây vài ngày, ông Rich McClellan, Giám đốc Quốc gia Viện Tony Blair tại Việt Nam, phân tích cơ chế ưu đãi dành cho các trung tâm tài chính quốc tế (IFC) thường tập trung vào các biện pháp như miễn thuế doanh nghiệp và miễn thuế khấu trừ tại nguồn.Khi xem xét áp dụng các cơ chế tương tự cho IFC của Việt Nam, cần điều chỉnh mức giảm hoặc miễn thuế phù hợp với các ưu tiên phát triển mà Việt Nam đã xác định để tối ưu hóa phân bổ nguồn lực tài chính. "Chúng tôi khuyến nghị áp dụng khuôn khổ khuyến khích theo từng cấp độ, tương tự như Chương trình khuyến khích khu vực tài chính (FSI) của Singapore. Trong đó, các tổ chức tài chính được hưởng những ưu đãi tương ứng với giá trị chiến lược trong hoạt động của họ", ông Rich McClellan nói.Ông Andy Khoo, Tổng giám đốc Tập đoàn Terne Holdings, nhấn mạnh thuế là một trụ cột quan trọng trong xây dựng IFC tại Việt Nam, đặc biệt là trung tâm tài chính ở Đà Nẵng.Một hệ thống thuế bậc thang có thể làm cho trung tâm tài chính tại Đà Nẵng trở nên cạnh tranh mà vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu. Việc áp dụng chiến lược thuế linh hoạt sẽ hỗ trợ thu hút đầu tư mà không gây bất lợi cho sự ổn định tài chính.
Hụt vé đến Olympic, Indonesia tức tốc nhập tịch thêm 6 cầu thủ
U.22 Indonesia đang nhắm tới ứng viên chất lượng cho vị trí HLV trưởng tại SEA Games 33. Ông Indra Sjafri nhiều khả năng không còn đảm nhiệm cương vị "thuyền trưởng", mà nhường chỗ cho HLV Gerald Vanenburg, cái tên mới mẻ trong làng huấn luyện ở khu vực Đông Nam Á.Gerard Vanenburg không phải gương mặt xa lạ với người hâm mộ bóng đá Hà Lan. Ở đỉnh cao sự nghiệp, Vanenburg từng khoác áo những đội bóng tiếng tăm như Ajax Amsterdam (chơi 173 trận, ghi 64 bàn) hay PSV Eindhoven (chơi 199 trận, ghi 48 bàn). Ông có 42 trận chơi cho đội tuyển Hà Lan ở giai đoạn 1982 - 1992, ghi 1 bàn.Bên cạnh đó, Vanenburg cũng từng chơi cho FC Utrecht, Cannes, Jubilo Iwata và 1860 Munich. Ông đã thi đấu ở 4 quốc gia (Hà Lan, Đức, Pháp, Nhật Bản), được đánh giá có vốn kinh nghiệm phong phú, từng tiếp xúc với nhiều trường phái bóng đá khác nhau.Gerard Vanenburg giải nghệ năm 2000 và khởi đầu sự nghiệp huấn luyện với cương vị HLV đội trẻ PSV trong 5 năm. Sau đó, cựu tuyển thủ Hà Lan chuyển đến nhiều CLB, đảm nhiệm các cương vị khác nhau như HLV, trợ lý. Ông được tân HLV Patrick Kluivert lựa chọn vào đội ngũ trợ lý ở đội tuyển Indonesia. Rất có thể, Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) nhắm tới ông Vanenburg để đảm bảo sự tiếp nối về mặt lối chơi và cách vận hành từ U.22 đến đội tuyển quốc gia, khi cả hai đội đều được dẫn dắt bởi các HLV người Hà Lan.Thử thách đầu tiên của HLV Vanenburg cùng U.22 Indonesia là vòng loại U.23 châu Á 2026 (khởi tranh vào tháng 9.2025), khi đội trẻ xứ vạn đảo hướng tới mục tiêu góp mặt ở vòng chung kết. Đến tháng 11, U.22 Indonesia sẽ bước vào chiến dịch quan trọng nhất năm, mang tên SEA Games 33. Sức ép cho HLV Vanenburg tại SEA Games 33 sẽ rất lớn. Ông Indra Sjafri từng đưa U.22 Indonesia vô địch SEA Games 32 và về nhì ở SEA Games 30, nhưng chỉ sau thất bại cùng U.20 Indonesia ở vòng chung kết U.20 châu Á 2025, HLV kỳ cựu này đã bị chỉ trích dữ dội.Ông Sjafri đã cân nhắc quyết định từ chức, trong khi CNN Indonesia đưa tin PSSI đang tính toán tương lai HLV này, trong đó để ngỏ khả năng sa thải. Trả lời trên báo chí Indonesia, một số chuyên gia bóng đá cho rằng HLV Sjafri đã không làm tròn nhiệm vụ khi U.20 Indonesia chỉ giành 1 điểm sau 3 trận. Tuy nhiên khó trách cựu HLV U.22 Indonesia khi đội trẻ nước này rơi vào bảng đấu quá khó (với U.20 Iran và U.20 Uzbekistan), do đó khả năng gây bất ngờ của U.20 Indonesia gần như là con số 0. Do đó, nếu không bảo vệ thành công tấm HCV ở SEA Games 33, HLV Vanenburg khó giữ ghế. Dù vậy, chất lượng cầu thủ trẻ Indonesia là vấn đề. Khác với đội tuyển Indonesia với sự nâng cấp từ lực lượng nhập tịch, các tài năng trẻ bản địa của Indonesia lại không thường xuyên được ra sân. Cầu thủ U.22 bản địa duy nhất được tin dùng ở đội tuyển Indonesia là Marselino Ferdinan. Những ngôi sao lớn nhất của U.22 Indonesia như Marselino Ferdinan, Rafael Struick, Ivar Jenner hay Justin Hubner đều đang chơi bóng tại châu Âu. Khả năng U.22 Indonesia gọi được những cầu thủ này về đá SEA Games 33 (không thuộc khuôn khổ FIFA Days) là cực thấp. Tại AFF Cup 2024, HLV Shin Tae-yong chỉ gọi được duy nhất Marselino về đá. Các cầu thủ còn lại đều không được đội bóng chủ quản đồng ý trả về đội tuyển. Thiếu các cầu thủ nhập tịch ở châu Âu, Indonesia đã bị loại cay đắng ở vòng bảng, chỉ giành 4 điểm sau 4 trận.Đó là lời cảnh báo cho U.22 Indonesia ở SEA Games 33. Thiếu các cầu thủ nhập tịch, thầy trò HLV Vanenburg không dễ bảo vệ tấm HCV.
Ngày 30.12, ông Nguyễn Thiên Văn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, ký văn bản gửi Sở NN-PTNT, Sở Công thương, Sở Y tế, Công an tỉnh và UBND TP.Buôn Ma Thuột liên quan đến vụ việc sản xuất giá đỗ độc hại, sử dụng chất cấm trên địa bàn tỉnh.Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, những ngày qua các cơ quan báo chí đăng tải nhiều thông tin về giá đỗ ủ chất cấm và cơ quan chức năng chưa thể hiện rõ trách nhiệm.UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Sở Y tế, Công an tỉnh, UBND TP.Buôn Ma Thuột và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh nội dung báo chí nêu; báo cáo hoạt động quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) đối với 6 cơ sở sản xuất giá đỗ sử dụng chất cấm (ngoài danh mục được phép sử dụng); công tác điều tra, truy xuất, triệu hồi và kết quả thực hiện đến thời điểm hiện nay.Ngoài ra, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng yêu cầu báo cáo trên địa bàn tỉnh đã cấp được bao nhiêu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP để sản xuất, kinh doanh giá đỗ. Giải pháp để quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh giá đỗ trong thời gian đến để kịp thời chấn chỉnh nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý ATTP tại Đắk Lắk. Từ đó, báo cáo tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo xử lý trước ngày 2.1.2025.Liên quan đến vụ việc sản xuất giá đỗ độc hại, Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT) có công văn yêu cầu Sở NN-PTNT Đắk Lắk báo cáo cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc một số cơ sở sản xuất giá đỗ sử dụng chất cấm/ngoài danh mục được phép sử dụng bị cơ quan công an phát hiện và khởi tố. Đồng thời, thông tin về hoạt động quản lý ATTP do địa phương thực hiện đối với các cơ sở vi phạm; các biện pháp xử lý; yêu cầu truy xuất triệu hồi và kết quả thực hiện...Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 24.12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố 4 vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Lâm Văn Đạo (34 tuổi), Vũ Duy Tư (33 tuổi), Nguyễn Văn Quynh (51 tuổi) và Nguyễn Văn Hảo (36 tuổi, cùng trú TP.Buôn Ma Thuột) để điều tra, làm rõ về hành vi vi phạm quy định về ATTP.Tại cơ quan điều tra, các bị can trong vụ án giá đỗ độc hại đã khai đặt mua hóa chất cấm từ TP.HCM về sản xuất giá đỗ để làm cây giá mập, đẹp hơn, dễ cạnh tranh trên thị trường.Trước đó, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk đã kiểm tra 6 cơ sở sản xuất giá đỗ của 4 bị can trên tại xã Ea Tu và P.Tân Hòa (TP.Buôn Ma Thuột), phát hiện, thu giữ hơn 20 tấn giá đỗ tại các cơ sở này đã ngâm hoạt chất 6-Benzylaminopurine, cùng 37 can nhựa chứa 135 lít hoạt chất trên.Bước đầu, các bị can trên khai nhận đã bán ra thị trường khoảng 2.900 tấn giá đỗ có ngâm 6-Benzylaminopurine, hoạt chất không thuộc danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm và danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Đây là chất kích thích tăng trưởng tế bào, nếu đưa vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Học sinh miền núi tham dự Tư vấn mùa thi: Học mới có cơ hội thoát nghèo
Đầu tiên là ông lớn trong làng bất động sản, Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) trong báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 cho thấy doanh thu thuần đạt 65.243 tỉ đồng, tăng 139% so với cùng kỳ năm trước.Đây cũng là mức doanh thu cao nhất từ trước đến nay của Vingroup nhờ tốc độ bàn giao nhanh chóng các bất động sản tại các đại dự án, nhất là Vinhomes Royal Island (đảo Vũ Yên, Hải Phòng). Cùng với đó, mảng xe điện của Vingroup cũng ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc.Nhờ kết quả tích cực của quý cuối năm, Vingroup đã đạt mốc doanh thu năm cao kỷ lục với 192.159 tỉ đồng, xấp xỉ 7,5 tỉ USD quy đổi, tăng 19% so với năm trước đó. Sau khi trừ các chi phí, tập đoàn Vingroup lãi trước thuế hơn 16.720 tỉ đồng và sau thuế 5.251 tỉ đồng. Các con số này tăng 21,5%, 155,4% so với 2023 và đều vượt kế hoạch.Trong khi đó, Công ty CP Vinhomes (mã chứng khoán VHM) cũng có mức tăng trưởng ấn tượng khi trong công bố báo cáo tài chính quý 4/2024 với doanh thu thuần đạt hơn 33.000 tỉ đồng, tăng gần 4 lần so với cùng kỳ của năm 2023. Sau khi khấu trừ chi phí, Vinhomes thu về khoản lợi nhuận ròng trong quý 4/2024 hơn 14.000 tỉ đồng, tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ của năm 2023.Trong khi đó, lãi hợp nhất sau thuế cả năm 2024 là 35.052 tỉ đồng, tương đương 1,4 tỉ USD, tăng 4,5%. Như vậy, Vinhomes tiếp tục dẫn đầu ngành bất động sản trong nước về cả doanh thu và lợi nhuận. Để đạt được kết quả trên nhờ bàn giao đúng tiến độ các đại dự án đang triển khai, nhất là tại Vinhomes Royal Island ra hàng hồi tháng 3.2024.Một ông lớn khác trong ngành bất động sản cũng mang về kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2024 là Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (mã chứng khoán KDH). Công bố kết quả kinh doanh quý 4/2024 với doanh thu thuần đạt 2.048 tỉ đồng và lợi nhuận ròng 398 tỉ đồng. Đây cũng là mức doanh thu và lợi nhuận theo quý cao nhất của công ty trong 3 năm qua. Điều này giúp lũy kế cả năm 2024, doanh nghiệp bất động sản này ghi nhận doanh thu 3.279 tỉ đồng, tăng 57% và lợi nhuận ròng 810 tỉ đồng, tăng 13% so với năm 2023 và cũng vượt kế hoạch đề ra.Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán NLG) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý cuối năm 2024 với doanh thu thuần hơn 6.368 tỉ đồng, gấp gần 4 lần cùng kỳ năm trước, đến từ việc bàn giao nhiều dự án trọng điểm tại TP.HCM, Long An, Đồng Nai. Tính chung cả năm 2024, Nam Long ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.196 tỉ đồng, gấp 2,2 lần năm trước. Các dự án bất động sản dở dang được ghi nhận như Izumi, Waterpoint giai đoạn 1 và 2, dự án Cần Thơ...Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán PDR) cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2024 với những con số ấn tượng. Doanh thu thuần đạt 1.844 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt đạt gần 478 tỉ và 370 tỉ đồng. Cả năm 2024, doanh thu thuần đạt 2.017 tỉ đồng, tăng đáng kể so với 617,5 tỉ đồng của năm 2023.Kết quả này đặc biệt đến từ dự án Quy Nhơn Iconic giai đoạn 1 (tên thương mại của khu đô thị Bắc Hà Thanh). Dự án này có biên lợi nhuận thuần rất cao 37% (biên lợi nhuận trước thuế 24%), góp phần đưa lợi nhuận ròng quý 4 lên mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tổng tài sản cuối năm 2024 là 24.116 tỉ đồng, tăng 14,5% so với 21.068 tỉ đồng cuối năm 2023.Bước sang năm 2025, Công ty Phát Đạt sẽ tăng tốc triển khai các dự án lớn, không chỉ để củng cố vị thế mà còn nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư. Quy Nhơn Iconic vẫn là dự án trọng tâm, bên cạnh Khu nhà ở phức hợp Thuận An 1&2 tại Bình Dương đang hoàn thiện các bước pháp lý cuối cùng. Các dự án chiến lược như Q1 Tower tại Quy Nhơn, Bình Định, Khu phức hợp thương mại dịch vụ Như Nguyệt tại Đà Nẵng, Serenity Phước Hải tại Bà Rịa-Vũng Tàu và dự án khu phức hợp nghỉ dưỡng tại Côn Đảo hứa hẹn sẽ đóng góp đáng kể vào doanh thu trong tương lai gần. Phát Đạt kỳ vọng các dự án này sẽ mang về 50.000 tỉ đồng doanh thu từ nay đến 2027.Theo ông David Jackson, Tổng giám đốc Avison Young Việt Nam, năm 2025 thị trường bất động sản sẽ duy trì đà phục hồi mạnh mẽ nhờ sự tham gia sâu hơn của dòng vốn FDI, tác động từ việc áp dụng các chính sách pháp lý mới và lực cầu duy trì ổn định ở các phân khúc chủ đạo.Trong đó, phân khúc bất động sản công nghiệp và hậu cần sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường nhờ xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng... Việt Nam, với vị trí địa lý thuận lợi, môi trường đầu tư cải thiện và chính trị ổn định, có tiềm năng trở thành cứ điểm sản xuất quan trọng. Nhu cầu dự báo gia tăng ở các loại hình như đất công nghiệp, nhà kho, nhà xưởng xây sẵn và cơ sở công nghiệp công nghệ cao.Phân khúc nhà ở được kỳ vọng khởi sắc hơn từ giữa năm 2025, chủ yếu nhờ các dự án căn hộ được gỡ vướng và dự án mới. Đô thị hóa và tiềm năng ở vùng ven các đô thị lớn và thị trường vệ tinh thúc đẩy phát triển nhà ở thương mại tầm trung, phổ thông hay nhà ở xã hội. Khu vực TP.HCM mở rộng (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh) và các khu vực lân cận như Bình Dương, Đồng Nai sẽ là điểm nóng. Với thị trường phía bắc, những khu vực như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng cũng dự báo sẽ tăng trưởng tốt.Đối với phân khúc bất động sản tạo ra dòng tiền như văn phòng và bán lẻ cũng dự báo sôi động hơn với nhiều dự án mới, tạo ra sức cạnh tranh và sôi động trong các năm tới.Theo đánh giá của ông David Jackson, thị trường bất động sản Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển nhờ lực cầu tốt. Tuy nhiên, thị trường vẫn còn một số thách thức như thủ tục pháp lý chưa tinh gọn, nguồn cung chưa đa dạng và cân bằng, cũng như mặt bằng giá tăng nhanh trong vài năm gần đây.Do vậy nhà đầu tư cá nhân nên nắm bắt các khuôn khổ pháp lý mới nhất, xu hướng thị trường và các chính sách quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng. Việc tìm hiểu thật kỹ về dự án gồm yếu tố pháp lý, tiến độ, tài chính và uy tín của chủ đầu tư cũng là điều hết sức cần thiết.Với nhà đầu tư có ý định mua lại dự án, thanh khoản và khả năng hoạt động hiệu quả thực sự của dự án sẽ là bài toán trong quá trình đàm phán của cả bên bán và bên mua. Thời gian thương lượng cũng có thể bị kéo dài do quá trình triển khai, áp dụng luật mới cần thời gian.Trong khi đó, với doanh nghiệp, chi phí đầu tư dự kiến tăng cao khi áp dụng bảng giá đất mới theo luật Đất đai 2024, cộng với giá vật liệu xây dựng... sẽ làm tăng các chi phí đầu vào. Vì vậy chiến lược tái cấu trúc, điều chỉnh sản phẩm theo đúng nhu cầu thị trường và tăng cường hợp tác sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp củng cố nội lực và phát triển bền vững.