Subscene - website phụ đề phim lớn nhất thế giới đóng cửa
Trên thị trường quốc tế, Kia Carens được định vị cạnh tranh với các đối thủ Mitsubishi Xpander, Suzuki Ertiga, Toyota Avanza hay Hyundai Stargazer. Tuy nhiên khi về Việt Nam, mẫu xe này được THACO AUTO định vị SUV để hoàn thiện danh mục xe Kia gầm cao đủ mọi kích thước.Xe ‘quốc dân’ Mazda CX-5 lại giảm giá, bản thấp nhất còn 749 triệu đồng
Kết thúc ngày thi đấu đầu tiên, ở cự ly 10 km nam, giải nhất thuộc về anh Đoàn Ngọc Hoan với thời gian 57 phút 24 giây; cự ly 45 km nữ, giải nhất thuộc về chị Nemoto Akene (người Nhật Bản) với thời gian hoàn thành là 6 giờ 9 phút 04 giây; giải nhất cự ly 45 km nam thuộc về anh Orange Valentin (quốc tịch Pháp), sống và làm việc ở Hà Nội với thời gian hoàn thành đường chạy là 4 giờ 5 phút 36 giây; giải cự ly 70 km nữ thuộc về chị Hà Thị Hậu với thời gian hoàn thành đường đua là 8 giờ 15 phút 18 giây; giải nhất cự ly 70 km nam thuộc về anh Trần Duy Quang với thời gian hoàn thành đường đua 7 giờ 44 phút 13 giây.
Cô gái lái xe máy ‘phóng như bay’, luồn lách trên phố… và cái kết
Chiều 14.2, lãnh đạo Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã bắt được nghi phạm dùng búa cướp tiệm vàng ở TT.Di Linh, H.Di Linh (Lâm Đồng) là Phạm Thành Chung (33 tuổi, ngụ xã Hòa Ninh, H.Di Linh).Chung bị bắt giữ khi đang bỏ trốn khỏi địa phương và được một người bạn chở trên xe máy đến một tiệm vàng ở TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) để bán vàng.Như Thanh Niên đã đưa tin, vụ cướp tiệm vàng xảy ra khoảng 14 giờ 24 phút ngày 13.2 tại tiệm kinh doanh vàng bạc, đá quý Như Ngọc Châu, khu vực chợ mới Di Linh, TT.Di Linh (H.Di Linh). Kẻ cướp dùng búa phá tủ kính cướp tiệm vàng, khiến nhiều người hoảng loạn.Sau khi vụ cướp tiệm vàng xảy ra, Công an tỉnh Lâm Đồng cùng Công an H.Di Linh, Công an H.Bảo Lâm và TP.Bảo Lộc phối hợp các lực lượng nghiệp vụ Công an TP.Biên Hòa bắt giữ Chung, khi đối tượng mang vàng đã cướp đi bán tại TP.Biên Hòa.Như vậy, chưa đầy 24 giờ sau khi gây án, nghi phạm dùng búa cướp tiệm vàng đã bị Công an tỉnh Lâm Đồng bắt giữ và di lý về Lâm Đồng để tiếp tục điều tra, xử lý.
Không chỉ tăng mạnh hình phạt với người điều khiển ô tô; để tăng tính răn đe, cải thiện an toàn giao thông, Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) cũng điều chỉnh, tăng nặng mức phạt đối với các hành vi vi phạm của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy từ 1.1.2025.Trong đó, đáng chú ý một số lỗi phổ biến áp dụng mức phạt tiền lên đến cả chục triệu đồng.Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông là hành vi được đánh giá rất nguy hiểm nhưng rất nhiều người điều khiển xe máy tham gia giao thông thường xuyên vi phạm. Để hạn chế lỗi này, Nghị định 168 quy định, đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm từ ngày 1.1.2025 bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng và bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe. Trường hợp vi phạm lỗi này gây tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện bị phạt từ 10 – 14 triệu đồng.Trước đây, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt với hành vi này từ 600.000 – 1.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều" cũng là lỗi vi phạm xảy ra rất phổ biến hiện nay. Nghị định mới quy định, hành vi này bị phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng, trừ 2 điểm giấy phép lái xe. Trường hợp vi phạm lỗi này gây tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện bị phạt từ 10 – 14 triệu đồng.Trước đây, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt với hành vi này chỉ từ 1 – 2 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.Một lỗi khác người điều khiển xe máy cũng bị xử phạt nặng từ năm 2025 là lái xe đi vào đường cao tốc. Cụ thể, Nghị định 168 quy định, người điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc bị phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng; trừ 6 điểm giấy phép lái xe. Trường hợp vi phạm lỗi này gây tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện bị phạt từ 10 – 14 triệu đồng.Trước đây, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt với hành vi này chỉ từ 2 – 3 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 – 5 tháng. Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông, mức phạt chỉ từ 4 – 5 triệu đồng.Tương tự ô tô, mức phạt với người điều khiển xe mô tô, xe máy tham gia giao thông sử dụng rượu, bia cũng tăng mạnh từ ngày 1.1.2025. Trong đó, đáng chú ý, mức phạt tiền "kịch khung" áp dụng cho lỗi này lên đến 10 triệu đồng.Cụ thể, Điểm d Khoản 9 Điều 7 Nghị định 168 quy định, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hoặc các phương tiện tương tự lưu thông trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt từ 8 – 10 triệu đồng (trước đây chỉ từ 6 – 8 triệu đồng). Mức phạt tương tự nếu người lái xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Đặc biệt, với cả hai lỗi kể trên, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.Ngoài ra, các mức phạt khác cho lỗi điều khiển xe khi trong máu có nồng độ cồn cũng điều chỉnh tăng so với trước đây. Trường hợp điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở phạt từ 6 – 8 triệu đồng, trừ 10 điểm giấy phép lái xe.Chủ xe mô tô, xe gắn máy cũng cần lưu ý khi giao xe cho người khác điều khiển. Bởi mức phạt áp dụng với hành vi "giao xe hoặc để phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển" từ năm 2025 rất cao.Cụ thể, Khoản 10 Điều 32 Nghị định 168 nêu: Phạt tiền từ 8 – 10 triệu đồng đối với cá nhân, từ 16 – 20 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện hành vi vi phạm giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có giấy phép lái xe nhưng đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng).
Ô tô con chạy ẩu, đánh võng 'như rang lạc' tông trúng xe máy trên phố
Joshua (tên VN là Trần Luân Vũ) bắt đầu làm quen với việc nấu nướng từ năm 10 tuổi, khi mẹ nuôi người Huế dạy anh chế biến những món ăn đặc trưng của miền Trung. Món ăn đầu tiên anh học là bánh bột lọc trần, với phần vỏ dai và nhân tôm thịt thơm ngon. Sau đó, Joshua tiếp tục học cách chế biến bún bò Huế, một món ăn nổi tiếng với hương vị đậm đà.Dần dần, Joshua học nấu và thành thạo với các món kho, rim đơn giản nhưng đậm đà hương vị đặc trưng VN như: thịt kho mắm ruốc, cá kho nghệ…Điều khiến Joshua yêu thích ẩm thực Việt là sự đa dạng, phong phú. Không chỉ học các món truyền thống Huế, anh còn rất thích trải nghiệm những món ăn đặc sản từ các vùng miền khác nhau như: lẩu riêu cua bắp bò miền Bắc, mì Quảng gà chọi, hay bún riêu cá Quy Nhơn (Bình Định)..."Mỗi vùng miền ở VN đều có món ăn đặc trưng và mình muốn khám phá tất cả chúng. Việc thử những món ăn khác nhau là điều rất thú vị", Joshua chia sẻ.Là người Mỹ nhưng lại rất yêu thích ẩm thực Việt, Joshua nhận thấy có nhiều sự tương đồng và khác biệt giữa hai nền ẩm thực này. Anh ấn tượng với sự phong phú của các loại rau, thịt, trái cây và gia vị khi đi chợ ở VN, điều ít thấy ở Mỹ.Joshua cảm thấy rất dễ hòa nhập và yêu thích món ăn Việt, xem chúng là phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Phở, bánh mì, bánh xèo hay cà phê sữa đá… là những món ăn quen thuộc với anh từ khi còn sống ở Mỹ.Một trong những trải nghiệm đáng nhớ của Joshua là những cái tết ở VN. Với 13 lần đón tết tại nhiều vùng miền, Joshua đã được thưởng thức những mâm cỗ cúng giao thừa đa dạng và phong phú, mỗi nơi mang một nét đặc trưng riêng biệt."Mỗi dịp tết, mình luôn nấu một nồi thịt kho tàu, canh khổ qua. Đó là món ăn không thể thiếu trong dịp tết, giúp mình kết nối với văn hóa Việt", Joshua nói.Nhìn lại chặng đường nấu ăn của mình, Joshua cảm thấy tự hào về những gì đã học được. Anh không chỉ biết chế biến các món ăn VN mà còn thấu hiểu ý nghĩa văn hóa của chúng. Đối với anh, nấu ăn là cách để gắn kết với con người và cuộc sống VN, cũng như làm phong phú thêm trải nghiệm sống.