Trồng sen trên vùng ruộng trũng
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 18 giờ hôm nay 28.1 (nhằm ngày 29 tết), nhiều người dân TP.HCM cùng gia đình, người thân vào trung tâm TP.HCM đón giao thừa. Các tuyến đường như Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng (Q.1)... đông xe.Tại khu vực Đường hoa Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1) đông nghẹt người đến vui chơi, chụp ảnh. Nhiều người háo hức chờ ngắm những màn pháo hoa tầm cao bắn lên từ đầu đường hầm sông Sài Gòn, chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ Giáp Thìn 2024 và năm mới Ất Tỵ 2025.Trong dòng người đó có anh Khắc Duy (31 tuổi, ngụ Q.8). Anh cho biết từ 17 giờ chiều đã cùng vợ đi từ nhà cha mẹ ở Q.3 vào trung tâm TP.HCM để vui chơi. Người đàn ông cho biết vừa tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ, anh sẽ ra Công viên bến Bạch Đằng để tìm một vị trí ngắm pháo hoa đẹp."Đây là năm thứ hai vợ chồng mình đi xem pháo hoa, kể từ hồi lấy nhau. Thương tết Tây mình không đi xem vì tính chất công việc, Tết Nguyên đán thì thoải mái hơn. Mình rất thích không khí ngày cuối cùng của năm này, Sài Gòn đẹp biết bao nhiêu", anh chia sẻ.Vợ chồng anh Duy cho biết tết năm nay không có kế hoạch du lịch xa mà đón tết cùng gia đình ở TP.HCM. Anh hy vọng năm mới, bản thân và gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn, sức khỏe, bình an. Trong khi đó, chị Vy (22 tuổi) cùng bạn bè vào trung tâm TP.HCM đêm giao thừa cho biết chị rất mong chờ được ngắm pháo hoa tối nay. Chị tâm sự bản thân rất thích những sự kiện náo nhiệt, đông người."Hầu như tết nào mình cũng đi xem pháo hoa, với gia đình hoặc bạn bè. Mình nghĩ đó là cách tuyệt vời nhất để chào đón một năm mới. Hôm nay đông xe, nhưng không bằng Tết Dương lịch, mình di chuyển thoải mái hơn. Chúc mọi người đón một năm mới bình an!", chị nói thêm.Như Thanh Niên đã thông tin, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM về công tác tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, năm nay địa phương sẽ bắn pháo hoa tại 15 điểm. Đây là số điểm bắn pháo hoa kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán tại TP.HCM, bố trí ở TP.Thủ Đức, 5 huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và 5 quận: 7, 8, 11, 12 và Gò Vấp.Thời gian bắn pháo hoa từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 29.1. Cụ thể, có 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức), số lượng 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật. Điểm còn lại tại khu Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi), số lượng 500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp.Chủ dự án dính tin đồn ‘hòn non bộ lớn nhất Việt Nam’ là ai?
Đến dự lễ khai mạc có ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL; ông Nguyễn Hồng Minh, Cục phó Cục TDTT; anh Nguyễn Đức Nguyên, Phó trưởng ban Thanh niên trường học T.Ư Đoàn; anh Nguyễn Hữu Tú, Phó trưởng Ban Mặt trận thanh niên TƯ Đoàn, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam; ông Trần Văn Lam, Phó vụ trưởng Vụ giáo dục thể chất Bộ GD-ĐT; chị Nguyễn Thị Ngọc Anh, Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ và phát triền sinh viên Việt Nam; ông Nguyễn Văn Phú, Tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), đồng trưởng Ban tổ chức giải; GS-TS Nguyễn Trung Việt, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi; ông Hoàng Anh Tuấn, ủy viên Ban trọng tài VFF cùng các vị lãnh đạo ban giám hiệu các trường có đội tham dự vòng loại phía bắc. Giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO là giải đấu được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam giao cho Báo Thanh Niên phối hợp với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức thường niên trong khoảng thời gian từ kỷ niệm Ngày truyền thống học sinh - sinh viên Việt Nam 9.1 đến chào mừng Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26.3 và Ngày thể thao Việt Nam 27.3. Giải đấu này đã chính thức được đưa vào hệ thống thi đấu quốc gia thường niên của VFF và Giải thể thao sinh viên Việt Nam VUG.Phát biểu chào mừng ở lễ khai mạc, PGS-TS Nguyễn Trung Việt - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi, bày tỏ sự vui mừng khi Trường ĐH Thủy Lợi tiếp tục đồng hành cùng giải mùa thứ ba liên tiếp với vai trò là đội chủ nhà. Ông tin tưởng rằng giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam sẽ tiếp nối những thành công từ 2 mùa trước và khẳng định giải đấu sẽ tiếp tục là sân chơi lành mạnh, bổ ích cho lứa tuổi sinh viên. Phát biểu khai mạc vòng loại khu vực phía bắc, nhà báo Trần Việt Hưng – Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên, ủy viên BTC giải nhấn mạnh: "Giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam là một sự kiện thể thao đầy ý nghĩa, không chỉ là nơi giao lưu, học hỏi mà còn là dịp để các bạn sinh viên thể hiện tài năng, sức trẻ và tinh thần thể thao của mình.Sau 2 lần được tổ chức rất thành công, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam bước sang mùa thứ 3 trong sự chờ đón háo hức của các các trường đại học, cao đẳng, học viện trên cả nước. Giải đã trở thành sân chơi bổ ích, để các bạn trẻ rèn luyện thể chất, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự cống hiến vì cộng đồng. Thông qua giải đấu này, chúng ta cũng hy vọng sẽ tạo ra một môi trường để các bạn sinh viên kết nối với nhau, học hỏi kinh nghiệm và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Bóng đá là môn thể thao vua, mang lại những cảm xúc mạnh mẽ và sâu sắc. Mỗi trận đấu, dù kết quả có thế nào, đều là một bài học quý giá về tinh thần chiến đấu, tinh thần đồng đội và sự nỗ lực không ngừng. Tôi tin rằng, các đội bóng sẽ thi đấu hết mình, cống hiến cho khán giả những trận đấu hay và đầy kịch tính, theo đúng tinh thần của giải là chơi đẹp, thắng đẹp, cổ vũ đẹp", nhà báo Trần Việt Hưng nhấn mạnh. Giải năm nay có 67 đội tham dự, trong đó có 66 đội thi đấu vòng loại ở 5 khu vực (riêng đội chủ nhà Trường Đại học Tôn Đức Thắng được vào thẳng vòng chung kết). Vòng loại phía bắc có 9 đội bóng tranh tài, bao gồm: đội chủ nhà Trường Đại học Thủy Lợi, Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ Đông Á, Trường Đại học VT-DL Thanh Hóa, Trường Đại học Đại Nam, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung; Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.Ngay sau lễ khai mạc là trận khai mạc giữa Trường ĐH Thủy Lợi và Trường ĐH Đại Nam. Trận khai mạc cũng được xem là trận chung kết sớm của nhóm 1 khu vực phía bắc vì đây là 2 đại diện đều lọt vào trận play-off tranh vé đi tiếp đến VCK ở mùa 2. Thời điểm đó, Trường ĐH Thủy Lợi thắng play-off và sau đó trở thành á quân của giải còn Trường ĐH Đại Nam thất bại trước đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội và lỡ vé đến VCK.
Thái Hòa tiết lộ phân đoạn gây ám ảnh trong phim gắn nhãn 18+
Chiều 16.1, nhà thơ Thanh Thảo đã về Trường THPT Sơn Mỹ (xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) để trao học bổng "Thầy tôi" cho học sinh ở vùng Sơn Mỹ (thuộc thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê).Đợt này, nhà thơ Thanh Thảo trao học bổng "Thầy tôi" cho 15 học sinh ở Sơn Mỹ, 3 triệu đồng/học sinh. Đây là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khó khăn đột xuất trong đời sống nhưng có có tinh thần vươn lên trong học tập.Số tiền 45 triệu đồng nói trên từ nguồn nhuận bút các bài báo, bài thơ của nhà thơ Thanh Thảo dành dụm trong một năm qua. Ông muốn số tiền này giúp các học sinh Sơn Mỹ mua đồ dùng học tập hoặc cho gia đình các em mua bánh, mứt… trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Học bổng "Thầy tôi" chính là tiếp nối liên tục học bổng mang tên "Vì trẻ em Sơn Mỹ" do nhà thơ Thanh Thảo sáng lập cách đây 27 năm. Đây cũng là năm thứ 2 nhà thơ lấy tên học bổng "Thầy tôi" để trao cho học sinh vùng quê Sơn Mỹ. Với tên gọi này, nhà thơ Thanh Thảo muốn nhắn nhủ học sinh Sơn Mỹ phải luôn nhớ đến công ơn sâu nặng của thầy cô giáo, ra sức học tập, rèn luyện, tri ân những người đã dạy dỗ mình nên người.Dịp này, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Quảng Ngãi cũng trao 20 suất học bổng (1 triệu đồng/suất) cho các học sinh vùng quê Sơn Mỹ.
Tài khoản Bạn Đọc Mới chia sẻ: "Tôi công tác 30 năm nhân viên văn phòng lương tối thiểu 2.34 được 9.330.000 quá thấp trong khi giáo viên công tác 10 đã được hơn 10 triệu, trong khi đó Bộ giáo dục đề xuất Bộ Nội vụ từ cuối 2023 phụ cấp 25% công vụ cho nhân viên trường học đến nay đã 1 năm nhưng chưa thấy động tĩnh gì. Tôi kính mong các bộ, ngành giải quyết sớm cho nhân viên trường học thêm phần nào khó khăn xin chân thành cảm ơn".Một độc giả giấu tên bộc bạch: "Cảm ơn tác giả. Bài viết thực sự rất xác thực với thực tế. Rõ ràng chúng tôi là một trong những lực lượng trực tiếp tham gia chống dịch, với đầy tinh thần trách nhiệm. Nhưng khi được nhận quyền lợi chúng tôi như bị bỏ rơi. Buồn. Phụ cấp Nhân viên y tế trường học rất rất nhiều nơi không được. Bởi vì có cụm từ "thủ trưởng đơn vị căn cứ vào nguồn thu nhà trường, chi không vượt quá 20% phụ cấp...".Bạn đọc là nhân viên thư viện một trường học giãi bày: "Nhân viên thư viện chỉ được hưởng phụ cấp độc hại 0.2 nhưng bị cắt vào 3 tháng hè. Lương quá thấp không đủ trang trải cuộc sống hằng ngày thì đến việc lập gia đình và sinh con thì còn quá xa vời. Kính mong các bộ, ngành quan tâm hơn đến chế độ của bộ phận nhân viên nhà trường vì vị trí công việc nào cũng có tầm quan trọng".Tài khoản lấy tên "Bạn đọc mới" giới thiệu mình làm nhân viên văn thư 14 năm, lương chỉ có hệ số 2,86 x lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng trong khi đó họ còn phải nuôi 2 con đi học. Bạn đọc cũng cho hay mình làm văn thư ở thị xã Tịnh Biên, Giang vẫn chưa được xét thăng hạng, vẫn còn hoang mang đối với các chế độ dành cho nhân viên và rất khó khăn vất vả để sống bằng lương."Nhân viên thư viện, thiết bị còn được hưởng phụ cấp độc hại 0,2. Nhân viên văn thư không được hưởng gì cả. Được phân công kiêm nhiệm thư ký hội đồng trường nếu là giáo viên sẽ được giảm 2 tiết/tuần, còn văn thư kiêm nhiệm không được gì cả. Trơ trọi chỉ có lương ít ỏi đó thôi. Trong khi bản thân em còn đang học liên thông lên đại học, vì hy vọng khi có bằng đại học lương sẽ được cao hơn thế nhưng nỗi lo cơm áo gạo tiền rồi thêm việc học thật sự rất vất vả đối với nhân viên như em. Vậy mà những anh chị đi trước đã có bằng đại học rồi lại không được xét thăng hạng như vậy vẫn hưởng mức lương theo hệ số trung cấp thì mãi cũng chẳng thể cải thiện thu nhập được...", tài khoản "Bạn đọc mới" nói lời tâm can.Bên cạnh những lời tâm can giãi bày lương thấp, đời sống bấp bênh vì không có hoặc có rất ít phụ cấp, đội ngũ giáo viên và nhân viên trường học gửi ý kiến, đề xuất các giải pháp gỡ khó khăn cho đội ngũ nhân viên trường học. Nhất là đội ngũ chưa là viên chức, đang là hợp đồng lao động.Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận Tân Bình, TP.HCM nêu giải pháp của đơn vị ông: "Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị, nhu cầu của các loại hình dịch vụ cũng như đặc thù công việc của mỗi vị trí, khi nhà trường xây dựng kế hoạch thu chi các nguồn thu dịch vụ tại đơn vị sẽ thực hiện phân công một số công việc phù hợp nhằm tăng thêm tổng thu nhập hàng tháng cho đối tượng nhân viên của nhà trường, tương đương khoảng từ 1.400.000 đồng đến 4.400.000 đồng/người/tháng tùy theo số lượng, tính chất công việc được phân công phụ trách"."Hiện nay, theo quy định, nhân viên y tế trường học được phụ cấp ưu đãi nghề tối đa là 20% (thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định). Do đó, đơn vị tôi khi xây dựng dự toán thu chi các nguồn thu dịch vụ tại đơn vị có thực hiện phân công và chi hỗ trợ 20% phụ cấp ưu đãi cho nhân viên y tế, được chi trả trong 9 tháng của năm học, tương đương 20% theo hệ số lương hiện hành khoảng 1.712.000 đồng/người/tháng", hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận Tân Bình, TP.HCM cho biết.Hiệu trưởng một trường tiểu học tại Q.1, TP.HCM cũng cho biết để có đủ nhân viên trường học giải quyết các công việc ở trường, nhà trường phải ký hợp đồng lao động, đặc biệt là với các cô bảo mẫu, bác bảo vệ... Mức lương của các nhân viên hợp đồng lao động này, sau khi trừ xong các khoản bảo hiểm chỉ còn tròm trèm 5 triệu đồng, làm sao có thể đủ để họ sống, nuôi con, chưa kể là nhiều người còn phải đi thuê nhà... Để tháo gỡ khó khăn cho đội ngũ nhân viên trường học hợp đồng, nhà trường có xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, vào các dịp ngày lễ, tết dương lịch, Tết Nguyên đán... đều có một phần chia sẻ, động viên đội ngũ này.Đồng thời, tạo điều kiện để đội ngũ nhân viên trường học có thêm thu nhập, căn cứ đặc thù vị trí công việc, căn cứ kế hoạch chương trình nhà trường, kế hoạch thu chi các nguồn thu dịch vụ tại đơn vị, trường cũng sẽ thực hiện phân công một số công việc phù hợp với đội ngũ, để họ có thêm một khoản thu nhập hàng tháng.Nhân viên y tế trường học (hợp đồng lao động) tại một trường THCS tại quận 8, TP.HCM cho biết bên cạnh phụ trách nhân viên y tế, cô cũng được ban giám hiệu phân công hỗ trợ công tác bán trú của học sinh, hỗ trợ căn tin trường học, hỗ trợ một số công việc như quản sinh, tưới cây, bảo trì điện... Do đó, mỗi tháng ngoài tiền lương hợp đồng lao động là 4.922.500 đồng, cô được chi trả thêm khoảng 2.900.000 đồng. Tuy nhiên, tổng thu nhập ở trường của cô cũng chỉ khoảng 8 triệu đồng/tháng. Để có thêm tiền nuôi 2 con ăn học, cô phải đi làm thêm việc tạp vụ dọn dẹp các buổi tối (được trả 4 triệu đồng/tháng).Như Báo Thanh Niên đã phản ánh, là viên chức trong ngành giáo dục - đào tạo nhưng không phải là giáo viên nên không được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên…, nhiều nhân viên trường học có mức lương eo hẹp, đời sống rất khó khăn. TP.HCM có một số ưu đãi đặc thù như Nghị quyết 08 chi thu nhập tăng thêm cho công chức, viên chức, còn ở các tỉnh thành không có khoản tiền này nên đời sống nhân viên trường học rất chật vật.
Giá vàng hôm nay 7.5.2024: SJC tiến gần mức 87 triệu đồng/lượng
Ngày hai đứa chung nhà là sáng tác của Vương Anh Tú, mang giai điệu tươi vui cùng thông điệp tích cực. Trong MV, nam nhạc sĩ hóa thân thành chú rể điển trai, còn Myra Trần gây ấn tượng bởi nhan sắc ngọt ngào khi vào vai cô dâu xinh đẹp. Trên mạng xã hội, nhiều khán giả còn tích cực “đẩy thuyền” vì độ đẹp đôi của hai nghệ sĩ. Được biết đây là ca khúc hiếm hoi của Vương Anh Tú có màu sắc tươi vui. Chia sẻ về điều này, nam nhạc sĩ cho hay: “Tôi đang ở cái ngưỡng tuổi có thể nhận thức, hiểu hết quy trình của hạnh phúc là như thế nào, khởi đầu rồi đơm hoa kết trái và đám cưới. Nên đây là thời điểm đúng lúc để tôi có đủ cảm xúc viết ra được ca khúc này. Còn bản thân thì vẫn vậy, vẫn một mình nhưng luôn giữ trạng thái yêu đời. Đây cũng có thể là tiền đề để sau này tôi sẽ cho ra mắt nhiều ca khúc vui hơn nữa”.Chia sẻ về ca khúc, Myra Trần tâm sự: “Đây cũng là lần đầu tiên mình khóc trong phòng thu. Không biết tại sao lúc đó Myra lại nhạy cảm đến thế nhưng có lẽ một phần là do nghĩ tới ngày nào đó mình được hạnh phúc như vậy”. Giọng ca 9X tâm sự thêm trong chặng hành trình của mình, cô trải qua vui buồn, thất vọng nhưng vẫn tin vào tình yêu. Cô quan niệm rằng bản thân hay những người phụ nữ khác đều xứng đáng có được hạnh phúc. Làm việc cùng đàn em, Vương Anh Tú nhận xét Myra Trần đáng yêu, tràn đầy năng lượng. Vì từng hát cùng nhau trên sân khấu nên khi quay MV, họ không ngại khi thể hiện hình ảnh cặp đôi hạnh phúc trong ngày trọng đại. “Hai anh em rất mong muốn truyền tải cảm xúc vui tươi, hạnh phúc nhất có thể đến mọi người. Hy vọng khi xem ai cũng cảm thấy thoải mái, yêu thích ca khúc này cũng như hai anh em”, Vương Anh Tú nói thêm.Ngày hai đứa chung nhà là MV đơn giản và ít tốn kém nhất từ trước đến nay của Vương Anh Tú và Myra Trần. Đây cũng là MV ý nghĩa với nam nhạc sĩ vì “buồn thì nhiều thứ cần lột tả còn khi vui thì mình muốn mang đến điều gần gũi, mộc mạc nhất". "Ở xung quanh ta có rất nhiều điều mang đến niềm vui cho mình và cực kỳ ý nghĩa mà mình đánh rơi ở đâu đó, cực kỳ đơn giản mà khi mình chậm lại quan sát thì sẽ thấy. Tôi muốn mang đến điều đó cho khán giả”, anh chia sẻ.Trong khi đó, Myra Trần cũng hé lộ “đám cưới trong mơ”: “Đó sẽ là một hôn lễ được tổ chức ở biển, không quá hoành tráng nhưng sẽ làm theo đúng sở thích, có đầy đủ những người đã đồng hành cùng mình từ trước đến nay và cả người bạn đời của mình, chắc chắn đều muốn có sự yêu thương và chúc phúc từ mọi người. Không gian đủ đẹp, đủ trang nghiêm và ấm áp để khi bước vào khung cảnh đám cưới mọi người sẽ có thật nhiều cảm xúc với hạnh phúc của cặp đôi”.