Thành phố nào đang ô nhiễm nhất?
Theo đó, thay vì chia 2 bảng, mỗi bảng có từ 5 – 6 đội như các kỳ SEA Games trước đây, ở SEA Games 33, nội dung bóng đá nam có thể chia làm 3 bảng, mỗi bảng có từ 3 – 4 đội U.22. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục thể thao Thái Lan (SAT) Kongsak Yodmanee, thay đổi nhằm này "giảm tải" cho các cầu thủ, tránh cho họ khỏi việc thi đấu với lịch dày đặc tại đại hội thể thao Đông Nam Á.Trước đây, với phương thức chia 2 bảng, mỗi bảng 5 – 6 đội, mỗi đội bóng đá nam tham dự SEA Games sẽ thi đấu 4 – 5 trận vòng bảng. Còn với phương thức chia bảng mới đang được đề xuất, mỗi bảng có 3 – 4 đội, mỗi đội tham dự nội dung bóng đá nam SEA Games chỉ thi đấu 2 – 3 trận ở vòng bảng. Đây là phương thức chia bảng xuất hiện ở môn bóng đá, tại các kỳ Olympic, theo xu hướng các cầu thủ thi đấu càng ít trận càng tốt.Giống như đề xuất giảm độ tuổi tham dự SEA Games từ U.23 xuống U.22 đối với các cầu thủ tham dự nội dung bóng đá nam, đề xuất về phương thức chia bảng mới, sẽ được Hội đồng thể thao Đông Nam Á nhóm họp và quyết định trong thời gian tới. Dù vậy, tiếng nói của quốc gia chủ nhà SEA Games 33 là Thái Lan luôn có trọng lượng đáng kể.Việc giảm số trận đấu cho các đội ở vòng bảng, đầu tiên sẽ giảm số lượng các trận mang tính thủ tục. Ví dụ như các trận giữa các đội thuộc nhóm đầu khu vực như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, với các đội nhóm cuối như Brunei hay Timor Leste luôn kết thúc với cách biệt rất cao. Các đội mạnh càng thi đấu ít trận trước các đối thủ quá yếu như thế này càng tốt. Đồng thời, việc giảm số trận đấu của từng đội ở vòng bảng sẽ giúp các cầu thủ tiết kiệm sức, tránh tình trạng quá tải. Với các cầu thủ U.22 Việt Nam (độ tuổi dự kiến tham dự SEA Games 33 năm 2025), việc thi đấu ít trận hơn sẽ giúp các cầu thủ có thêm thời gian nghỉ ngơi trước SEA Games, có thêm thời gian hồi phục trước giai đoạn tranh huy chương tại SEA Games. Còn với VFF và VPF, đội tuyển U.22 Việt Nam càng thi đấu ít trận tại đại hội thể thao Đông Nam Á, việc sắp xếp lịch thi đấu các giải trong nước sẽ càng thuận lợi hơn.Ngoài việc thay đổi độ tuổi, thay đổi thể thức thi đấu nội dung bóng đá nam SEA Games 33, Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) còn đề xuất với SAT phương án đổi địa điểm thi đấu môn bóng đá nói chung (gồm 4 nội dung bóng đá nam, bóng đá nữ, futsal nam và futsal nữ). Theo đó, các trận vòng ngoài của môn bóng đá có thể diễn ra bên ngoài Bangkok (dự kiến ở tỉnh Songkhla). Tuy nhiên, đến giai đoạn tranh huy chương, môn bóng đá sẽ được dời về Bangkok. Riêng các trận từ vòng bán kết nội dung bóng đá nam sẽ diễn ra trên sân Rajamangala ở thủ đô của xứ sở chùa vàng.Bãi rác ảnh hưởng khu dân cư
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.
Ra khơi lỗ nặng, hàng loạt tàu cá nằm bờ
Theo đó, diện tích đất dự kiến mở rộng di tích lịch sử Chiến thắng Chư Bồ - Đức Cơ là 2.430 m2 (của 4 hộ gia đình và 1 doanh nghiệp). Tại thời điểm hiện nay, tổng trị giá bồi thường về đất và tài sản trên đất khoảng gần 5 tỉ đồng, chưa tính kinh phí đầu tư mở rộng khuôn viên.
Ngày 25.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) đã bắt giữ Nguyễn Văn Chiều (38 tuổi, quê Kiên Giang), người đang bị truy nã về tội trộm cắp tài sản.Chiều bị Công an TP.Thủ Đức ra quyết định truy nã hồi tháng 10.2024 và bị bắt hôm 24.1 khi đang lẩn trốn trên địa bàn H.Nhà Bè.Hồ sơ điều tra thể hiện, sáng 15.9.2023, Chiều cùng với Nguyễn Văn Dàng (33 tuổi, quê Kiên Giang) và Nguyễn Hữu Thừa (44 tuổi, quê Hậu Giang) chạy xe tải vào giao xi măng cho công trình trên địa bàn P.Long Trường, TP.Thủ Đức.Tại đây, nhóm này phát hiện có nhiều đoạn sắt thép đang gia công nên nảy sinh lòng tham. Rạng sáng hôm sau, cả 3 chạy xe tải quay trở lại công trình rồi trộm số sắt thép, mang bán được gần 10 triệu đồng và chia nhau tiêu xài.Đến tối 18.9.2023 thì cả 3 bị Công an P.Long Trường phát giác vụ việc, đưa về trụ sở lấy lời khai, công an cũng thu giữ tang vật trong vụ trộm. Đầu tháng 7.2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Thủ Đức ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam nhóm nói trên về tội trộm cắp tài sản. Quyết định này được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn.Tuy nhiên, Chiều và Thừa đã bỏ trốn, nên đến tháng 10.2024, Công an TP.Thủ Đức đã ra quyết định truy nã.Khoảng 16 giờ ngày 24.1, từ thông tin của người dân, Công an TP.Thủ Đức phối hợp Công an H.Nhà Bè ập vào bắt giữ Nguyễn Văn Chiều khi đang nằm võng tại quán nước trên địa bàn xã Long Thới.Hiện công an đang tiếp tục truy bắt Thừa để phục vụ công tác điều tra vụ án trộm cắp tài sản tại công trình.
Quảng Bình: 3 học sinh đuối nước tử vong khi tắm suối
Ngày 10.3, tại Hà Nội, EVN và Vietcombank đã ký kết hợp đồng tín dụng dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.Theo EVN, đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.Công trình đường dây 500kV mạch kép dài khoảng 229,5 km với 468 vị trí móng cột điện, đi qua địa phận 4 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Vĩnh Phúc.Trong dự án này, EVN đã chọn Vietcombank là ngân hàng thu xếp vốn. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 7.410 tỉ đồng; trong đó 20% là vốn đối ứng của EVN. 80% còn lại tương đương 5.472 tỉ đồng 80% được thu xếp từ nguồn vốn vay của Vietcombank.Số tiền này được Vietcombank giải ngân cho EVN trong khoảng 2 năm, thời hạn vay vốn là 15 năm với lãi suất cạnh tranh.Dự kiến, công trình hoàn thành trước ngày 2.9. Sau khi đưa vào vận hành, đường dây có khả năng truyền tải khoảng 2.000 - 3.000 MW từ các nhà máy thủy điện ở khu vực Tây Bắc và các tỉnh lân cận lên lưới điện quốc gia.Ngoài ra, dự án này sẽ tạo ra mối liên kết mạnh giữa các khu vực trong hệ thống điện, tăng khả năng vận hành an toàn và ổn định cho hệ thống điện quốc gia; giảm tổn thất điện năng trong lưới truyền tải, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh điện của EVN.