ADB cải thiện dự báo tăng trưởng kinh tế ở châu Á, Việt Nam đạt 6%
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 11.3, Tây Bắc bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây, trời nắng; sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 18 - 21 độ C, có nơi dưới 18 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 24 - 27 độ C, có nơi 30 - 32 độ C.Đông Bắc bộ có sương mù, mưa nhỏ. Sáng và đêm trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 18 - 21 độ C, nhiệt độ cao nhất 21 - 24 độ C.Hà Nội ngày có mưa nhỏ vài nơi, đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, sáng và đêm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 18 - 21 độ C, nhiệt độ cao nhất 22 - 24 độ C.Cơ quan khí tượng dự báo từ ngày 16.3, nền nhiệt miền Bắc sẽ giảm 7 - 8 độ C do ảnh hưởng của không khí lạnh, trời chuyển rét.Trong đợt không khí lạnh này, các tỉnh đầu tiên chịu ảnh hưởng như Cao Bằng, Lạng Sơn nền nhiệt giảm 8 - 9 độ C so với những ngày trước, nhiệt độ thấp nhất khoảng 11 - 12 độ C. Thủ đô Hà Nội giảm khoảng 5 - 6 độ C so với những ngày trước đó, nhiệt độ thấp nhất khoảng 15 - 16 độ C.Các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam giảm khoảng 6 độ C so với những ngày trước đó, nhiệt độ thấp nhất khoảng 14 độ C.Theo dự báo, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến miền Bắc từ 16 - 20.3.Trong tháng 3, nhiệt độ trung bình ở khu vực Bắc bộ và từ Thanh Hóa - Huế phổ biến thấp hơn từ 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, các nơi khác phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm.Từ nay đến hết tháng 3, không khí lạnh hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm, tuy nhiên trung tâm áp cao lạnh lục địa có xu hướng lệch đông nên sẽ gây ra nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù cho khu vực Đông Bắc bộ và Bắc Trung nộ. Sang tháng 4, không khí lạnh hoạt động yếu dần.Tìm kiếm MH370: Cơ quan chịu trách nhiệm chính bị chỉ trích không đủ năng lực
Chiều nay 5.1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, ngày 2.1, một số trang thông tin điện tử nước ngoài đưa tin về một đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc với nhiều trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (human metapneumovirus - HMPV) và nhận định dịch bệnh lây lan nhanh với triệu chứng tương tự như cúm, Covid-19 đồng thời lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau Covid-19.Bên cạnh đó, nhiều hình ảnh về tình trạng quá tải tại các bệnh viện ở Trung Quốc do các trường hợp nhiễm virus HMPV cũng được chia sẻ trên các trang mạng xã hội.Ngay sau khi ghi nhận các thông tin nêu trên, Cục Y tế dự phòng đã liên hệ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam và khu vực châu Á Thái Bình Dương; và Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của Trung Quốc (Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc). Đến thời điểm hiện tại, WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đồng thời chưa được xác minh độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội nêu trên.Cục Y tế dự phòng cho biết thêm, theo báo cáo kết quả giám sát trọng điểm các bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp trong tuần 52 năm 2024 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc, các mẫu bệnh phẩm thu thập từ khoa khám bệnh ngoại trú và khoa cấp cứu của các bệnh viện ghi nhận các tác nhân chủ yếu là virus cúm, HMPV và rhovirus; các mẫu bệnh phẩm của các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng phải nhập viện ghi nhận các tác nhân chủ yếu là virus cúm, mycoplasma pneumoniae và HMPV.Trung Quốc đang mùa đông, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có xu hướng gia tăng trong thời gian này, bao gồm các tác nhân chính là vi rút cúm mùa, virus hợp bào hô hấp ở trẻ em (RSV), HMPV. Kết quả giám sát trọng điểm các bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp trong tuần 52 (tháng 12) của năm 2024 của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc, số trường hợp mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, có triệu chứng giống cúm thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Ngày 4.1 Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thông tin bệnh nhiễm trùng đường hô hấp đang lây lan ở nước này là bệnh thường quy, không phải sự kiện y tế bất thường, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường đạt đỉnh vào thời điểm này trong năm tại quốc gia này.Trên cơ sở các thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cho biết, đã chủ động việc theo dõi, giám sát thông tin về diễn biến tình hình mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tại Trung Quốc. Cục Y tế dự phòng sẽ tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh; phối hợp chặt chẽ với WHO, đầu mối thực hiện IHR của Trung Quốc để cập nhật thông tin và chủ động cung cấp, chia sẻ thông tin đầy đủ chính xác, không để xảy ra hoang mang, lo lắng nhưng đồng thời không chủ quan, lơ là trước các diễn biến của tình hình dịch bệnh, nhất là trong giai đoạn mùa đông xuân hiện nay với điều kiện thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan.
12 chiến sĩ Điện Biên Phủ trải nghiệm tuyến metro đầu tiên của TP.HCM
Hàng chục người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp vào rạng sáng 29.1 tại sự kiện tụ hội của đạo Hindu là Maha Kumbh Mela ở miền bắc Ấn Độ, theo AP.Sau hơn 12 giờ kể từ khi thảm kịch xảy ra ở thành phố Prayagraj (bang Uttar Pradesh), các đội ngũ cứu hộ vẫn tiếp tục đưa thi thể các nạn nhân đến nhà xác bệnh viện của trường Y Moti Lal Nehru tại địa phương.Phía cảnh sát chưa công bố con số thương vong chính thức, nhưng Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin tiết lộ số người chết đã gần chạm ngưỡng 40 người."Thêm nhiều xác người được đưa đến. Chúng tôi đếm được gần 40 thi thể ở đây (nhà xác)", theo một nguồn tin.Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia buồn với thân nhân người bị hại, nhưng không đề cập số thương vong cụ thể.Ông Yogi Adityanath, Thủ hiến bang Uttar Pradesh nơi lễ hội diễn ra, cho biết cuộc giẫm đạp bắt đầu khi một số tín đồ tìm cách nhảy qua các rào cản được sắp xếp để quản lý đám đông.Lễ hội của đạo Hindu dự kiến thu hút khoảng 400 triệu người tham gia. Tính đến ngày 28.1, gần 200 triệu người đã đến nơi và hơn 57 triệu người hoàn thành nghi thức tắm nước sông Hằng vốn xem là con sông linh thiêng của Ấn Độ.Trong một diễn biến khác, một tai nạn máy bay đã xảy ra ở phi trường dầu mỏ của bang Unity thuộc Nam Sudan. Chiếc máy bay chở theo 21 người đang trên đường đến thủ đô Juba thì gặp nạn, theo Reuters dẫn lời Giám đốc Sở Thông tin bang Unity Gatwech Bipal.Ông Bipal cho biết các hành khách trên máy bay là công nhân dầu mỏ của tập đoàn GPOC, liên danh giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Dầu khí Nile thuộc sở hữu nhà nước Nam Sudan.Trong số những nạn nhân có 2 công dân Trung Quốc và một người Ấn Độ.Vẫn chưa rõ nguyên nhân rơi máy bay, cũng như các chi tiết liên quan. Chỉ có một người trên máy bay may mắn sống sót.
Nguyễn Quỳnh Anh, học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Thông (tỉnh Vĩnh Long), cho biết thời nay gặp thần tượng để xin chụp ảnh, xin chữ ký là "chuyện đã xưa" rồi. "Trend (xu hướng – PV) hot nhất chính là nhờ nghệ sĩ nổi tiếng ghi âm để… làm chuông báo thức", Quỳnh Anh kể.Theo Quỳnh Anh, mới đây trong một buổi giao lưu với đoàn làm phim của một bộ phim đang hot, cô cùng bạn bè có dịp gặp gỡ diễn viên Võ Tấn Phát và nữ sinh này đã nhanh chóng đề nghị: "Anh ơi, anh nói gì để em làm chuông báo thức đi anh". Đáp lại, nam diễn viên cầm điện thoại và thực hiện yêu cầu của người hâm mộ."Em đã cài đặt phần ghi âm đó làm chuông báo thức mỗi buổi sáng. Cứ 5 giờ 30 phút sáng là điện thoại phát lên giọng của diễn viên Võ Tấn Phát: "Dậy em ơi, trời ơi ngủ hoài" làm em bừng tỉnh", Quỳnh Anh kể.Trong buổi giao lưu nói trên, Đỗ Thúy Vy (24 tuổi), ngụ ở H.Phong Điền (TP.Cần Thơ) cũng may mắn được diễn viên Võ Tấn Phát cầm điện thoại ghi âm: "Vy ơi, dậy đi làm em ơi!". Vy kể: "Ngày trước, mình cài báo thức bằng âm thanh có sẵn trong điện thoại. Nhưng bây giờ, mình đã thay đổi thành giọng... réo gọi của diễn viên Võ Tấn Phát".Nhiều người trẻ cũng cho biết họ thức dậy mỗi ngày từ những "máy báo thức… chạy bằng cơm", nghĩa là giọng của các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng. Họ tận dụng cơ hội gặp người nổi tiếng, bên cạnh việc xin chữ ký làm kỷ niệm, hay chụp ảnh cùng để đăng lên mạng xã hội… thì còn mong mỏi "ghi âm câu gì để em cài làm báo thức đi anh", "anh nói câu gì gọi em dậy đi anh"…Việc dùng tiếng gọi của người nổi tiếng làm chuông báo thức đã và đang là "trend" hiện nay khi ngày càng có nhiều nghệ sĩ vui vẻ chiều lòng người hâm mộ.Như đạo diễn, diễn viên Huỳnh Lập vừa ký tặng người hâm mộ, vừa nhân tiện nói lớn để khán giả ghi âm câu: "Dậy đi, dậy đi làm đi, ngủ hoài, ngủ hoài", "Dậy đi, đi làm lụng kiếm tiền nuôi cha nuôi mẹ kìa, ngủ hoài đi à".Hay diễn viên Quốc Anh khi tham gia trào lưu này đã nói câu: "Em ơi dậy đi em ơi, 24 giờ một ngày em ngủ còn nhiều hơn là em thức đấy, dậy đi em ơi" để đáp lại yêu cầu của người hâm mộ.Khá nhiều nghệ sĩ từng tham gia chương trình "Anh trai say hi" như: Quang Hùng MasterD (tên thật Lê Quang Hùng), Captain Boy (Hoàng Đức Duy), Rhyder (Nguyễn Quang Anh), Dương Domic (Trần Đăng Dương), Hải Đăng Doo (Đỗ Hải Đăng), Pháp Kiều (Nguyễn Thiện Pháp)… cũng thực hiện những câu với nội dung đề nghị thức dậy, nhằm để người hâm mộ làm chuông báo thức.Một số người trẻ không có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu trực tiếp với nghệ sĩ, đã "bắt trend" này, hưởng ứng bằng cách lưu lại âm thanh trên TikTok để cài đặt vào điện thoại."Mình chờ có cơ hội được gặp Sơn Tùng M-TP và Hieuthuhai để nhờ các anh ấy ghi âm, cài làm báo thức. Còn hiện tại, mình lưu lại mấy âm thanh có sẵn trên TikTok để làm chuông báo thức. Như vào ngày thứ 2 mình cài âm thanh từ giọng của Hải Đăng Doo, ngày thứ 3 mình để âm thanh là tiếng gọi của Captain Boy… Mỗi ngày được một ca sĩ nổi tiếng gọi dậy", Lê Thị Thảo Nhi, sinh viên Trường ĐH Mở TP.HCM, kể.Một trong những câu gọi dậy được dân mạng đánh giá là "dễ thương nhất quả đất" là từ ca sĩ Nicky (tên thật Trần Phong Hào) khi anh đã ghi âm đoạn: "Dậy đi học đi, nhanh lên, muộn rồi kia kìa! Dậy đi!". Còn giọng gọi được nhận xét "nghe là phải bật dậy ngay" là của Jsol (Nguyễn Thái Sơn) khi nam ca sĩ nói thật to: "Dậy đi! Ngủ hoài! Dậy!".Sau mỗi ngày, những nghệ sĩ tham gia trào lưu gọi người hâm mộ dậy càng nhiều hơn. Khi hiện nay đã xuất hiện thêm những diễn viên, ca sĩ nổi tiếng như: Duy Khánh, Anh Tú, Diệu Nhi… Cùng với đó là nhiều TikToker, streamer cũng "đu trend".Đặng Bảo Thy, học sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q.Tân Bình, TP.HCM), cho hay: "Từ năm 2021 đã xuất hiện clip gọi người hâm mộ thức dậy. Một trong những người khởi xướng là nam ca sĩ Kim Taehuyng, thành viên của nhóm nhạc BTS, Hàn Quốc. Trong một clip tương tác với người hâm mộ, Kim Taehuyng nói với giọng nhẹ nhàng một câu có nghĩa là: "Dậy thôi nào! Cậu mà ngủ như vậy là trễ đó. Nhanh đi học thôi! Let's go!". Cho đến nay, trào lưu này mới gây sốt mạng xã hội ở Việt Nam, nhanh chóng được cả giới nghệ sĩ lẫn người trẻ yêu thích".
Hai dự án 'rùa bò' tại TP.HCM về đích sát lễ, đường sạch bóng lô cốt
Một tuần sau khi "ông trùm" Mark Zuckerberg tuyên bố Facebook sẽ quay lại tập trung vào quyền tự do ngôn luận, vợ chồng Hoàng tử Harry đã đưa ra tuyên bố trên trang web Archewell Foundation chỉ trích quyết định này."Bất kể quan điểm của bạn là cánh tả, cánh hữu hay trung lập, tin tức mới nhất từ Meta về những thay đổi trong chính sách. khiến tất cả chúng ta vô cùng lo ngại", họ tuyên bố hôm đầu tuần.Hoàng tử Harry (40 tuổi) và Meghan Markle (43 tuổi) cho rằng sáng kiến mới này sẽ tạo nên "nhiều sự lạm dụng hơn" vốn sẽ "làm im lặng ngôn luận và biểu đạt, chứ không phải thúc đẩy nó".Cả hai chỉ ra việc loại bỏ kiểm tra thực tế "chắc chắn" là phản ứng trước "cơn gió chính trị", ám chỉ đến việc Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, Meta đã "một lần nữa từ bỏ sự an toàn công cộng để theo đuổi lợi nhuận, hỗn loạn và kiểm soát". Họ cũng tuyên bố thêm Meta hiện ưu tiên "những người sử dụng nền tảng này để phát tán lòng thù hận, lời nói dối và chia rẽ gây tổn hại đến người khác".Harry và Meghan ủng hộ "trách nhiệm giải trình, bảo vệ tính toàn vẹn của thông tin và bảo vệ mọi cộng đồng trong thời đại kỹ thuật số"."Chúng tôi đặc biệt lo ngại về kế hoạch từ bỏ các cam kết đảm bảo tính đa dạng và công bằng, cùng với những thay đổi chính sách nội bộ làm suy yếu sự bảo vệ cho các cộng đồng thiểu số. "Những quyết định này phản ánh những gì các chuyên gia, người tố giác và gia đình đã nêu trong các phiên điều trần về tác hại trực tuyến, đặc biệt là liên quan đến sự an toàn của trẻ em. Việc phớt lờ điều này chính là cố tình đặt mọi người vào tình thế nguy hiểm và góp phần gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần toàn cầu", tuyên bố của họ nêu rõ.Theo Harry và nữ diễn viên phim Suits, việc Meta thay đổi chính sách sẽ tạo ra "một môi trường mà sự lạm dụng, dùng ngôn từ kích động thù địch sẽ làm im lặng và đe dọa tiếng nói của toàn bộ cộng đồng vốn tạo nên một nền dân chủ lành mạnh".Sau đó, cặp đôi này thúc giục Meta "xem xét lại đồng thời khôi phục các chính sách để bảo vệ mọi mục đích sử dụng" và kêu gọi "các nhà lãnh đạo công ty duy trì cam kết của họ về tính toàn vẹn, an toàn không gian mạng", đồng thời cũng hoan nghênh những người "từ chối khuất phục trước nạn bắt nạt".Vào ngày 7.1, Mark Zuckerberg đã phát hành một video tuyên bố rằng Facebook thực hiện "quá nhiều kiểm duyệt", do đó, công ty sẽ loại bỏ tính năng kiểm tra thông tin và hạn chế quyền tự do ngôn luận.Tổng giám đốc điều hành Meta cho biết sẽ loại bỏ "các hạn chế về nhiều chủ đề như nhập cư và giới tính, vốn không phù hợp với diễn ngôn chính thống".Kể từ khi công bố, Zuckerberg từng bị chỉ trích về quyết định này khi giới lãnh đạo Meta cho biết Mark đang "khuất phục trước áp lực chính trị" trước khi Trump nhậm chức vào ngày 20.1. Doanh nhân 40 tuổi này đã được phát hiện dùng bữa tối với tổng thống mới tại Mar-a-Lago, Florida vào tháng 11.2023.Trong khi đó, vợ chồng Hoàng tử Harry đưa ra kết luận: "Chúng tôi cảm thấy không có lý do gì để ngành công nghiệp này hành xử như thể họ được miễn trừ khỏi các tiêu chuẩn đạo đức và luân lý mà mọi người khác đều tuân thủ".