Cao Thiên Trang khuấy động sàn diễn thời trang khi trở lại catwalk
TS Phan Ngọc Sơn là người cực kỳ tâm huyết với thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, thường xuyên có mặt ở những giải quốc tế để cổ vũ cũng như học hỏi về quy hoạch cơ sở vật chất, cách thức tổ chức chuyên nghiệp để áp dụng cho bóng đá sinh viên Việt Nam.Đam mê đó của TS Phan Ngọc Sơn đã đi vào hành động thực chất khi Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai (DNTU) có 3 lần đại diện sinh viên Việt Nam tham dự Giải bóng đá các trường đại học châu Á (AUFF). Trong lần đầu góp mặt ở giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam - cúp THACO năm 2024, đội bóng DNTU đã thực sự trở thành hiện tượng, chơi rất bản lĩnh và đoạt tấm HCĐ chung cuộc.TS Phan Ngọc Sơn chia sẻ với Báo Thanh Niên: "DNTU đã nuôi đội bóng này hơn 1 năm trời để chuẩn bị cho giải bóng đá TNSV cúp THACO với khẩu hiệu "Các nhà tri thức đá bóng": các em vừa đá bóng vừa hoàn thành nghĩa vụ của mình trên giảng đường. Đồng thời, DNTU cũng mạnh dạn tiên phong mở cơ chế thu hút nhân tài bóng đá.Có nhiều con đường để hướng tới vinh quang, để vươn ra thế giới chứ không chỉ có nghiên cứu khoa học. Khi đi ra ngoài, tôi mới thấy còn rất nhiều thứ chúng ta nên làm và có thể làm được. Thể thao là một trong những hướng đi đó, khi sinh viên Việt Nam đang thiệt thòi nhiều so với bạn bè quốc tế.Tôi nghĩ đi ra thế giới, chúng ta đừng tự ti mà phải tự tin. Kế đến, người lớn hãy tạo điều kiện để các bạn thanh niên, bạn sinh viên tìm kiếm thành công trên con đường của họ. Nếu chúng ta tạo điều kiện, thỏa mãn được các yêu cầu thì Việt Nam hoàn toàn có thể thành công.Một trăn trở lớn là câu chuyện thể lực, sức vóc. Sức lực của chúng ta đang yếu, sinh viên của chúng đang yếu, phần lớn người Việt Nam đang yếu về thể chất. Do vậy chúng ta phải đầu tư hơn nữa vào thể thao để cải thiện nó, không thể đổ thừa cho vấn đề hay tìm lý do mãi được.Tôi rất tâm đắc khi dự khán và theo dõi giải TNSV THACO cup 2025, với quy cách tổ chức gần như là chuyên nghiệp, đánh đúng nhu cầu rất lớn của cộng đồng sinh viên toàn quốc, trong 266 trường ĐH trên cả nước. Từ giải thứ nhất đến giải thứ 2 và bây giờ là mùa thứ 3 tôi thấy hoàn toàn khác hẳn. Tôi nghĩ đây là tín hiệu đúng để Báo Thanh Niên nâng tầm giải lên nữa với giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO để cho các em cọ xát. Trong khả năng, nếu cần tôi sẽ làm mọi cách đưa những đội bóng tốt để tham gia cùng với mình, nâng tầm lên và tạo ra hiệu ứng lan tỏa".Ngày 30.1.2020, TS Phan Ngọc Sơn đã được bổ nhiệm vị trí Phó chủ tịch của Liên đoàn Bóng đá các trường đại học châu Á (AUFF) tại Hàn Quốc với hy vọng phát triển phong trào bóng đá cho sinh viên nhà trường và châu lục. Đặc biệt, năm nay DNTU đã thành công giành quyền đăng cai giải bóng đá các trường đại học châu Á bước sang tuổi thứ 10, trong cuộc đua với ứng viên hàng đầu Oman và Philippines. Ông chia sẻ: "Tôi nói với ông chủ tịch AUFF rằng năm 2025 là năm đặc biệt kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Việt Nam, cũng là kỷ niệm 20 năm ngày thành lập DNTU. Lý do thứ 3, mọi người đã biết Việt Nam máu lửa về bóng đá, sinh viên chúng tôi đang muốn vươn lên tới đỉnh nên hãy nhường cho chúng tôi. Tôi cũng nói với đại diện Oman như thế và họ rất vui vẻ đồng ý để giải tổ chức tại Việt Nam vào tháng 5 tới".Với kinh nghiệm 3 lần tham dự AUFF, TS Phan Ngọc Sơn khẳng định sinh viên Việt Nam sẽ không thua kém ai nếu được đầu tư đúng mức: "Cơ duyên tôi đến với AUFF, là những lần đi ra nước ngoài mới thấy thể lực của các bạn sinh viên quốc tế rất tốt, các trường đều có các đội tuyển bóng đá. Việt Nam có lợi thế duy nhất là số lượng sinh viên đông, rất máu lửa với bóng đá nhưng thể lực và cơ sở vật chất còn yếu.Một động lực rất lớn của tôi, chính là khi cho các em ra ngoài cọ xát, nhìn thấy ánh mắt của các em toát lên nét tự hào lúc chào cờ, tôi tự nhủ tốn bao nhiêu cũng phải làm. Đứng cùng với các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Oman, Thái Lan… dù sinh viên Việt Nam có thể vẫn còn thua thiệt hơn về sức vóc, nhưng các em vào sân đều rất quyết tâm khi sánh vai tranh tài với các quốc gia anh em châu Á.Do vậy, tôi quyết định đầu tư căn cơ vào thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, tạo sân chơi cho các em để thấy rằng các em sinh viên Việt Nam không thua kém ai hết. Sinh viên Việt Nam đến từ một trường đại học ở Việt Nam thì chúng ta vẫn có quyền để ngang bằng với tất cả các bạn bè từ các trường đại học khác".DNTU: Đầu tư 6 ha làm tổ hợp thể thao hiện đại tại Long ThànhCũng theo TS Phan Ngọc Sơn, Trường DNTU đã quyết định sẽ đầu tư mạnh cho chiến lược xây dựng hệ sinh thái bóng đá và đào tạo chuyên sâu bóng đá. Ông bày tỏ: "Các em sinh viên được nhiều thứ: thỏa đam mê, cải thiện sức lực, vẫn hoàn thành đào tạo và tốt nghiệp đại học. Nếu em nào đam mê tiếp chúng tôi sẽ nâng cấp lên thành chuyên nghiệp. DNTU đang chuẩn hóa sân bãi, đã xây xong 1 sân cỏ nhân tạo 11 người để các bạn sinh viên tập luyện bóng đá như một môn thể thao ngoại khóa hàng ngày trong trường.Hiện tại, DNTU đang thỏa thuận với UBND tỉnh Đồng Nai thuê 20 ha đất ở Long Thành trong 50 năm. Trong đó, DNTU sẽ dành 6 ha để tạo thành quần thể thể thao, với tất cả các sân đạt chuẩn từ bóng đá, bơi lội, điền kinh, quần vợt, cầu lông… trong tổ hợp thể thao (complex) hoàn chỉnh, đồng bộ.Tôi tin rằng các trường nước ngoài làm được thì Việt Nam cũng làm được. Nếu DNTU đầu tư cơ sở vật chất tốt, các doanh nghiệp sẽ tài trợ nhiều vì họ rất cần các sản phẩm của DNTU, sẽ được làm nhiều thứ. Do vậy, chúng tôi xác định phải làm, nên làm và phải đạt chuẩn".Hố nguy hiểm ven đường
Riêng TP.HCM nơi có nhiệt độ cảm nhận cao nhất khu vực Nam bộ, từ nay đến hết tháng 4 khả năng mưa không cao. Từ ngày 1 - 5.5 sẽ có mưa chuyển mùa và lượng mưa cao nhất vào ngày 4 và 5.5.
Doanh nhân Bích Cao: Bản lĩnh vì thương hiệu riêng
Trước đó, tối 25.1, gia đình bà T.T.T. (ở TP.Pleiku) đã khóa cổng, nhốt chủ đất, 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành vận động bà T.T.T. trả lại tài sản chiếm giữ trái phép và mở cổng nhưng không thành công, nên buộc phải tiến hành phá khóa giải cứu những người bị giữ. Rạng sáng 26.1, vợ chồng bà T.T.T. đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam để điều tra xử lý theo pháp luật.Vào tháng 12.2023, ông Đ.B.K. (ở P.Chi Lăng) đã mua nhiều thửa đất của bà N.T.H. (ở P.Ia Kring, cùng TP.Pleiku). Những thửa đất này có vị trí liền kề tại khu vực đường Lê Thánh Tôn, P.Hội Phú, TP.Pleiku. Việc mua bán được cơ quan chức năng chứng thực, thừa nhận và đã thực hiện sang tên các thửa đất trên cho ông Đ.B.K. Trên các thửa đất này có một căn nhà cấp 4.Sau khi ông Đ.B.K. sở hữu các thửa đất trên, bà T.T.T. không đồng ý, cho rằng ông K. vi phạm và gửi đơn vu cáo ông này đến một số cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai. Bà T. cho biết mình đã đặt cọc mua các thửa đất này trước ông K..Theo cơ quan chức năng, bà T. trước đó đã đặt mua các thửa đất này nhưng nhiều lần tìm lý do để không ra công chứng đúng thời hạn. Sau đó, bà N.T.H. đã tìm ông Đ.B.K. để nhượng lại các thửa đất trên. Mặc dù đất đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng cho người khác nhưng bà T.T.T. vẫn cho rằng mình là người mua trước và tiến hành chiếm giữ khu đất, cho thuê sản xuất, hưởng lợi trái phép.Để lấy lại tài sản hợp pháp, ngày 25.1, ông K. đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp nhưng đã bị vợ chồng bà T.T.T. khóa cổng, nhốt ông K., 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ.Hiện vụ chiếm giữ tài sản, giữ người trái phép này đang được cơ quan chức năng ở Gia Lai xử lý theo quy định.
Trong quá trình kiểm tra dự án đóng tàu ngầm nói trên, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã xem xét "một tàu ngầm tên lửa dẫn đường chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân" đang được đóng theo quyết định quốc phòng được công bố tại một đại hội đảng quan trọng vào năm 2021, theo KCNA.Cụm từ "một tàu ngầm tên lửa dẫn đường chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân" có thể hé lộ đó là một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng phóng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM), thường được gọi là tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN). Đây là lần đầu tiên Triều Tiên công khai tiết lộ về việc đóng một chiếc SSBN và hình dáng của con tàu, theo Hãng tin Yonhap.Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân là một trong những hệ thống vũ khí tinh vi mà ông Kim đã cam kết sẽ phát triển trong đại hội đảng. Những hệ thống vũ khí tinh vi đó còn có vệ tinh do thám và tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn.Khi kiểm tra dự án đóng tàu ngầm mới, nhà lãnh đạo Kim nhấn mạnh nhu cầu phát triển "tàu chiến áp đảo" như một biện pháp răn đe mạnh mẽ để kiềm chế "ngoại giao pháo hạm" của các thế lực thù địch. Theo KCNA, ông Kim "nói rằng CHDCND Triều Tiên sẽ không bao giờ đứng yên quan sát các hoạt động quân sự trên biển và dưới nước của kẻ thù đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền và lợi ích của CHDCND Triều Tiên bằng cách liên tục triển khai số lượng lớn các tài sản chiến lược".Ông Kim "khẳng định rằng khả năng phòng thủ trên biển của CHDCND Triều Tiên, hiện đang ở vị trí có trách nhiệm và chủ chốt trong việc bảo vệ hòa bình ở bán đảo Triều Tiên và khu vực, sẽ được thể hiện đầy đủ ở bất kỳ vùng biển cần thiết nào mà không bị giới hạn", theo KCNA. Ông Kim cũng đặt ra nhiệm vụ hiện đại hóa các tàu hải quân trên biển và dưới nước của Triều Tiên, bao gồm mục tiêu phát triển và sở hữu tàu chiến, theo KCNA.Vào tháng 9.2023, Bình Nhưỡng đã công bố tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật đầu tiên có khả năng thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân dưới nước. Vào thời điểm đó, ông Kim đã công bố kế hoạch chế tạo thêm nhiều tàu ngầm, trong đó có cả tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, theo Yonhap.
Phẫn nộ ô tô vượt ẩu, chạy ngược chiều cao tốc suýt gây tai nạn đối đầu
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.