Thúc đẩy xuất khẩu nông sản chính ngạch vùng ĐBSCL
Chiến thắng 3-2 của đội tuyển VN trước Thái Lan ở chung kết lượt về AFF Cup 2024 sẽ còn được nhớ đến rất lâu, bởi vô vàn cảm xúc, cùng hình ảnh kiên cường ngược gió của thầy trò HLV Kim Sang-sik. Nhưng, trận đấu này còn có một lớp nghĩa khác. Những gì diễn ra trên sân Rajamangala tối 5.1 dường như đã tóm gọn những gì đội tuyển VN nếm trải trong 2 năm qua. Đó là khó khăn tận cùng, chịu sức ép dồn dập, nhưng Quang Hải cùng đồng đội tựa như chiếc lò xo bị nén, đã bung ra đúng lúc nhờ nỗ lực bền bỉ.Đội tuyển VN đã bước tới AFF Cup 2024 bằng sự hoài nghi. Quãng thời gian 1 năm khủng hoảng dưới thời HLV Philippe Troussier (thua 7 trận liên tục), tiếp nối bằng khó khăn khi ông Kim Sang-sik nắm quyền ở giai đoạn đầu đã đặt đội tuyển quốc gia vào cuộc khủng hoảng lực lượng và niềm tin. Các cầu thủ bị cho rằng đã no nê vinh quang nên không còn muốn cố gắng.Một chi tiết đáng chú ý, Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) từng phải cân nhắc khi giao mục tiêu vào chung kết AFF Cup 2024 cho ông Kim, bởi khi niềm tin đã chạm đáy, ngay cả nhiệm vụ tiến đến trận đấu cuối cùng ở sân chơi Đông Nam Á cũng không dễ đạt được.Dù vậy, thầy Kim và học trò không nản lòng. Từng bước một, HLV người Hàn Quốc xây dựng đường đến vinh quang bằng phong cách của riêng ông: loại bỏ những cầu thủ không đủ thể lực và động lực, ưu tiên những gương mặt "vô danh" nhưng không ngừng cố gắng. Ông Kim Sang-sik hiểu rõ, đội tuyển VN không thể đá bằng một màu sắc triết lý cụ thể. Vậy nên thay vì gò ép học trò vào khuôn khổ, HLV Kim Sang-sik chỉ thuần túy cải thiện thể lực và tính chiến đấu, đồng thời tạo nên đấu pháp linh hoạt, ứng biến hiệu quả với hoàn cảnh trận đấu.Thành quả của ông Kim là một tập thể đội tuyển VN như viên pha lê có vết xước, nhưng vẫn lấp lánh bởi nội lực bên trong. Chưa hoàn hảo, song luôn cố gắng tốt hơn mỗi ngày."Chức vô địch AFF Cup 2024 chỉ là khởi đầu của hành trình thú vị mà tôi cùng đội tuyển VN sẽ bước qua", HLV Kim Sang-sik nhấn mạnh ở cuộc họp báo sau trận chung kết.Sau AFF Cup 2024, đội tuyển VN sẽ hướng tới vòng loại Asian Cup 2027. Thầy trò ông Kim nằm cùng bảng với Malaysia, Lào và Nepal. Mục tiêu chỉ có một: dẫn đầu bảng đấu để đoạt vé tới VCK châu Á. Đây là nhiệm vụ trong tầm tay, khi đội tuyển VN đã thức tỉnh sau 2 năm lạc lối.Tuy nhiên, đội tuyển VN cần hướng tới bức tranh lớn hơn, đó là xây dựng lực lượng cho vòng loại World Cup 2030. Đội tuyển VN đã vô địch AFF Cup 2024 nhờ nhào nặn hoàn hảo lứa cầu thủ kinh nghiệm, những tân binh giàu khát vọng với chân sút nhập tịch Xuân Son. Nhưng để đoạt vé tới sân chơi thế giới, HLV Kim Sang-sik cần nguồn lực tốt hơn, để kế thừa vị trí mà những đàn anh luống tuổi có thể sẽ không nắm giữ sau 2, 3 năm nữa. Dẫu vậy, tín hiệu từ lớp trẻ chưa rõ ràng, khi trong các cầu thủ U.23, mới chỉ Vĩ Hào đá chính ở AFF Cup 2024. Các cựu binh sẽ lùi dần về sau, song nếu lứa đàn em vẫn cứ mờ nhạt như hiện tại, cuộc chuyển giao lực lượng của đội tuyển VN còn rất gian nan.Điều này lại không phụ thuộc vào một mình HLV Kim Sang-sik. Ông Kim đã "liệu cơm gắp mắm", ứng biến tốt với lực lượng hạn chế ở cả 3 tuyến. Song với con người hiện tại, đội tuyển VN mới chỉ khẳng định được mình ở Đông Nam Á. Chức vô địch đã mang niềm tin của người hâm mộ trở lại, tuy vậy để duy trì ngọn lửa hưng phấn này, một chiếc cúp là chưa đủ. Thành công hôm nay sẽ như lâu đài trên cát và World Cup 2030 còn rất xa tầm với, nếu đội tuyển VN không thực sự đột phá tư duy.HLV Kim Sang-sik bông đùa rằng "sẽ còn ăn phở ở VN trong thời gian dài", với hàm ý cam kết gắn bó tương lai với bóng đá VN. Đó là sự cam kết cần thiết, khi đội tuyển VN đã tìm được thầy giỏi để kế thừa nền tảng tinh thần và kỷ luật thời HLV Park Hang-seo để lại, còn với HLV Kim Sang-sik, đây cũng là nơi cho ông nấc thang mới trong sự nghiệp. Một chu kỳ rực rỡ sẽ mở ra, nếu đôi bên chia sẻ tầm nhìn dài hạn. Để không chơi vơi khi bước ra biển lớn châu Á, bóng đá VN cần nền tảng tốt hơn. Đó vẫn là câu chuyện cũ về đào tạo trẻ, phát triển giải quốc nội, nâng cấp chất lượng CLB và sân bãi, hay sâu xa hơn là kiếm tiền từ bóng đá (thay vì thụ động chờ ngân sách hoặc "bầu sữa" doanh nghiệp). Đội tuyển VN đã vô địch, nhưng chúng ta còn thiếu rất nhiều. Giữ tâm thế thắng không kiêu, bại không nản, thầy trò HLV Kim Sang-sik sẽ không bị ru ngủ trên vinh quang.Gần 2.000 VĐV nhí tranh tài giải chạy hấp dẫn ở Hồ Tây
Bộ phim One To One: John & Yoko (do Kevin Macdonald và Sam Rice-Edwards đồng đạo diễn) hé lộ câu chuyện đầy biến động đã ám ảnh John Lennon và Yoko Ono trong nhiều thập kỷ. Ngày 21.1.2025, Magnolia Pictures thông báo mua lại bản quyền phát hành bộ phim tại Bắc Mỹ, sau đó công bố ngày phát hành là 11.4 tới tại các rạp chiếu, cũng như kế hoạch phát hành trực tuyến vào cuối năm nay.Bộ phim ghi lại hành trình không ngừng nghỉ của Yoko để đoàn tụ với con gái mình, Kyoko, người bị chồng đầu tiên của bà là Anthony Cox bắt cóc vào năm 1971, khiến bà phải chi tới 2 triệu USD cho cuộc truy đuổi.Trong một cuộc phỏng vấn năm 2003, Ono bày tỏ: "Mất con gái là nỗi đau rất lớn. Luôn có một khoảng trống nào đó trong tim tôi".Ono kết hôn với Cox vào mùa hè năm 1963 và chào đón Kyoko đến với thế giới chỉ 2 tháng sau đó.Khi bà cân bằng giữa thiên chức làm mẹ và những nỗ lực nghệ thuật, mối quan hệ của cặp đôi này phát triển thành một mối quan hệ hợp tác sáng tạo. Cuộc hôn nhân của họ bên bờ vực thẳm vào thời điểm John Lennon lần đầu tiên tham dự một trong những triển lãm cá nhân của Yoko, năm 1966.2 năm sau, cả Ono và Lennon đều chia tay mối quan hệ cũ để bắt đầu chuyện tình lãng mạn.Ban đầu, cuộc chia tay của Ono diễn ra trong hòa bình, cặp đôi thậm chí còn nảy sinh ý định thành lập một ban nhạc với bạn gái mới của Cox là Melinda Kendall. Tuy nhiên, căng thẳng leo thang đáng kể sau một vụ tai nạn xe hơi liên quan đến John Lennon khi đang đi nghỉ với Ono và con trai của họ - Sean.Vụ việc khiến cả hai phải nằm viện 5 ngày, khiến mối quan hệ gia đình phức tạp hơn.Do không có thỏa thuận nuôi con chính thức nào được đưa ra, Cox ngày càng lo lắng, khăng khăng đòi có mặt trong những lần Lennon và Ono đến thăm Kyoko.Đến năm 1971, ông thực hiện biện pháp quyết liệt, bắt cóc Kyoko và chạy trốn đến Majorca, nơi ông đang học thiền. Khi Lennon và Ono đến đó để tìm, Cox đã cáo buộc cả hai cố gắng bắt cóc Kyoko, dẫn đến việc họ bị cảnh sát bắt giữ trong thời gian ngắn.Sau cuộc đối đầu, Cox chuyển đến Mỹ, gây ra một cuộc chiến giành quyền nuôi con gay gắt.Bất chấp phán quyết của tòa án trao quyền nuôi con cho Ono và Lennon với điều kiện họ phải ở lại Mỹ, Cox một lần nữa bỏ trốn cùng Kyoko và cắt đứt quan hệ với Ono trong 23 năm.Sống trong nỗi sợ bị bắt, Cox đã sử dụng danh tính giả trong khi ẩn náu với tư cách là thành viên của một tổ chức tôn giáo ít người biết đến.Khi nhớ lại tuổi thơ của mình, Kyoko (hiện 61 tuổi) kể lại vào năm 2003: "Mẹ nói rằng bà sẽ không đẩy cha vào tù, nhưng khi còn nhỏ, tôi không biết điều gì sẽ xảy ra. Tôi đã bảo vệ cha. Cha tôi gặp rất nhiều vấn đề, nhưng tôi là đứa con duy nhất của ông. Thật đau đớn khi mất mẹ, nhưng tôi cũng yêu cha mình".Ono đau buồn vì sự vắng mặt của Kyoko, bà tìm nhiều cách để liên lạc, bao gồm cả lời kêu gọi chân thành trên chương trình The Mike Douglas Show năm 1972, trong đó bà nói: "Nếu Kyoko đang xem, mẹ muốn con biết rằng mẹ yêu con, và nếu con nhớ mẹ, con có thể liên lạc với mẹ".Thật đáng buồn, Lennon không bao giờ có cơ hội đoàn tụ với Kyoko trước khi ông qua đời vào năm 1980.Sau vụ giết người, Ono nhận được một bức điện tín từ Cox và Kyoko, nhưng không có thông tin liên lạc nào, để lại một chương đau buồn và khao khát trong cuộc đời họ. Phải đến năm 1994, Kyoko, khi đó đã ngoài 30 tuổi và đang sống như một nghệ sĩ ở Colorado (Mỹ) mới liên lạc với mẹ để có cuộc trò chuyện hàn gắn đầu tiên giữa hai người.Người phát ngôn của Yoko Ono (92 tuổi) nói với tạp chí New York vào năm 1997 rằng Kyoko "thường xuyên đến thăm và họ có mối quan hệ rất tốt đẹp" với Ono và nói thêm: "Họ nói chuyện với nhau mỗi ngày".
'Xạ thủ' xuất sắc đứt chuỗi trận ném 3 điểm dài nhất lịch sử NBA
Theo đó, Thủ tướng bổ nhiệm trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn, Cục trưởng Cục Công tác Đảng và công tác chính trị, Bộ Công an, giữ chức Trợ lý đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an.Theo Quy định 30-QĐ/TW của Ban Chấp hành T.Ư, Ủy viên Bộ Chính trị không có quá 2 trợ lý. Chức danh trợ lý có trách nhiệm tham mưu, đề xuất xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của lãnh đạo. Chủ động nắm tình hình, nghiên cứu, cập nhật thông tin, phân tích, tham mưu, đề xuất những nội dung liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo. Trực tiếp hoặc phối hợp với cơ quan, cá nhân có liên quan tham mưu, chuẩn bị văn bản, bài viết, bài phát biểu… theo yêu cầu của lãnh đạo...Lãnh đạo Bộ Công an hiện gồm đại tướng, Bộ trưởng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị; các thứ trưởng: thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên T.Ư Đảng; thượng tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên T.Ư Đảng và các trung tướng Lê Văn Tuyến, Nguyễn Văn Long, Phạm Thế Tùng, Nguyễn Ngọc Lâm, cùng thiếu tướng Đặng Hồng Đức.
Đây là một sáng kiến hợp tác giữa Mastercard và các đơn vị giao thông công cộng, nhằm mang đến những trải nghiệm di chuyển tiện lợi và đầy sắc màu cho cộng đồng. Theo đó, từ ngày 31.12.2024 đến hết ngày 24.6.2025, hành khách sử dụng phương thức thanh toán chạm bằng thẻ Mastercard khi di chuyển bằng WaterBus thứ ba hằng tuần sẽ được giảm giá vé, nhận quà tặng, tham gia các hoạt động thú vị. Chương trình không chỉ tạo cơ hội trải nghiệm giao thông công cộng hiện đại mà còn khuyến khích thói quen sử dụng phương tiện công cộng của người dân.Hệ thống Tàu buýt sông Sài Gòn: WaterBus và WaterGo Hệ thống Tàu buýt sông Sài Gòn là giải pháp giao thông công cộng đường thủy đầu tiên tại TP.HCM, mang đến hình thức di chuyển mới mẻ, góp phần giảm tải giao thông đường bộ và tạo cơ hội khám phá cảnh quan sông nước độc đáo. Hệ thống bao gồm hai dịch vụ chính: Saigon WaterBus và Saigon WaterGo. Hệ thống Tàu buýt Sài Gòn không chỉ đáp ứng nhu cầu di chuyển mà còn mang lại trải nghiệm mới mẻ ngắm cảnh thành phố từ dòng sông.Mỗi tháng, từ ngày 31.12.2024 đến hết ngày 24.6.2025, "Ngày Mastercard" sẽ diễn ra vào thứ ba với bốn chủ đề trải nghiệm đặc biệt, giúp hành khách tận hưởng những khoảnh khắc thú vị trong hành trình di chuyển.Thẻ Mastercard là thẻ thanh toán quốc tế được phát hành thông qua liên kết với các ngân hàng thương mại toàn cầu. Thẻ cho phép người dùng rút tiền, mua hàng trực tuyến và thanh toán tại các điểm chấp nhận trên toàn thế giới.Ngoài các hoạt động này, Ngày Mastercard còn mở rộng ra toàn bộ các phương tiện giao thông công cộng tại TP.HCM. Mỗi ngày trong tuần, hành khách di chuyển bằng các phương tiện như tàu điện metro số 1, xe điện bốn bánh (buggy), xe buýt, và các phương tiện công cộng khác sẽ có cơ hội trải nghiệm những hoạt động thú vị và nhận các phần quà hấp dẫn. Điều này không chỉ nâng cao chất lượng trải nghiệm giao thông mà còn thúc đẩy thói quen sử dụng các phương tiện công cộng, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường.Trong thời gian tới, Mastercard còn là đơn vị đầu tư và phối hợp với Saigon WaterBus và các phương tiện giao thông công cộng khác tại TP.HCM triển khai giải pháp thanh toán thẻ EMV. Với công nghệ này, người dân chỉ cần sử dụng một loại thẻ để thực hiện thanh toán một chạm nhanh chóng trên các phương tiện giao thông công cộng. Mastercard là một trong những công ty công nghệ thanh toán quốc tế, luôn đi đầu trong việc phát triển các phương thức thanh toán hiện đại, mang lại trải nghiệm mua sắm tiện lợi và an toàn cho người tiêu dùng. Thông qua Ngày Mastercard, chương trình mong muốn thúc đẩy trải nghiệm di chuyển hiện đại, giúp hành trình hàng ngày trở nên thuận tiện và thoải mái hơn. Giải pháp thanh toán một chạm Tap & Go của Mastercard cũng thúc đẩy việc sử dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt trong cộng đồng, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sự bất tiện cho người dân khi di chuyển. Đồng thời, việc sử dụng công nghệ thanh toán hiện đại cũng sẽ góp phần tạo ra một xã hội thông minh, văn minh và bền vững hơn thông qua việc nâng cao trải nghiệm giao thông công cộng tại TP.HCM.Với các hoạt động thú vị và tiện ích vượt trội, Mastercard và Saigon WaterBus sẽ mang đến một cơ hội tuyệt vời cho cư dân và du khách, giúp họ di chuyển tiện lợi và tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ trên dòng sông Sài Gòn. Để tìm hiểu thêm về Ngày Mastercard với WaterBus, xem thêm thông tin tại:
Chủ tịch Hội đồng quản trị VNDIRECT gửi tâm thư cho khách hàng
Sáng 20.1, tại trụ sở T.Ư Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức gặp mặt các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ủy viên T.Ư Đảng các khóa. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, năm 2024 có nhiều biến động nhân sự lãnh đạo cao cấp của Đảng nhưng T.Ư Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cơ quan trong hệ thống chính trị tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình công tác.Theo Tổng Bí thư, qua những thay đổi đó, Đảng ta đoàn kết hơn, gắn bó hơn, phối hợp nhịp nhàng hơn. Trước thời điểm lịch sử mới, đặt ra yêu cầu cấp bách là cần đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng để đưa dân tộc ta tiếp tục tiến lên mạnh mẽ.Tổng Bí thư nhấn mạnh, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá để về đích thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, Tổng Bí thư nhấn mạnh, ngay từ năm 2025, phải nỗ lực tối đa, tạo những yếu tố đột phá trong thu hút đầu tư, thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phấn đấu đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% hoặc cao hơn; tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số từ năm 2026. Đất nước trong những thời điểm lịch sử cần có ý chí, quyết tâm cao, cần có những quyết sách mang tính lịch sử. "Chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được với tư duy đổi mới, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, giải pháp đột phá, cách làm sáng tạo, hiệu quả. Theo đó, cần huy động, khơi dậy mọi nguồn lực, động lực, sức sáng tạo; khai thác, sử dụng mọi tiềm năng còn tiềm ẩn, mọi cơ hội, lợi thế của đất nước, của từng tổ chức đảng, đảng viên, từng cấp, từng ngành, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, từng người dân Việt Nam. Hơn khi nào hết, chúng ta cần phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, "dám nói, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung", Tổng Bí thư khẳng định.Tổng Bí thư nhấn mạnh, nhìn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang và đầy tự hào của Đảng trong 95 năm qua, sẽ càng thấy rõ hơn trách nhiệm của thế hệ lãnh đạo và đảng viên hôm nay trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Theo Tổng Bí thư, từ nay đến năm 2030 là giai đoạn quan trọng nhất để xác lập trật tự thế giới mới, đây cũng là thời kỳ, cơ hội chiến lược, giai đoạn nước rút của cách mạng Việt Nam để đạt mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo tiền đề vững chắc đạt mục tiêu 100 năm thành lập nước. Nếu để lỡ thời cơ là có lỗi với đất nước và nhân dân. Đó là mệnh lệnh của thời đại.Để thực hiện khát vọng này, Tổng Bí thư chỉ rõ, cần nhận rõ những thách thức đang đặt ra hiện nay. Những thành tựu của 40 năm đổi mới là rất to lớn và có ý nghĩa lịch sử, giúp Việt Nam tích lũy thế và lực cho sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, không cho phép tự hài lòng với những gì hiện có và nghiêm túc nhìn nhận lại để thấy rõ chúng ta đang ở đâu trong thế giới hôm nay; thấy rõ những hạn chế, yếu kém và những thách thức đang đặt ra hiện nay và trong những năm tới, không chỉ từ bên ngoài, từ những yếu tố khách quan, mà còn có cả những vấn đề nội tại, những "rào cản" từ thể chế và văn hóa. Các nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra lâu nay vẫn còn tồn tại, một số mặt diễn biến phức tạp hơn.Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, cần ưu tiên triển khai thật tốt các nhóm nhiệm vụ, trước hết là vấn đề xây dựng Đảng. Yêu cầu phát triển của đất nước đòi hỏi cấp bách Đảng phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền. Thứ hai là nhiệm vụ trung tâm phát triển kinh tế - xã hội, cần phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế.Thứ ba là chú trọng phát triển văn hóa, xã hội và xây dựng con người Việt Nam có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội xây dựng môi trường sống trong lành, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu...Tổng Bí thư đề nghị, tiến hành đại hội đảng các cấp, tiến tới chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, trong đó tập trung vào hai nội dung chính là chuẩn bị các văn kiện trình đại hội và chuẩn bị nhân sự. Đặc biệt, về công tác nhân sự, đây là công việc hệ trọng, là "then chốt" của "then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.Đồng thời, triển khai chủ trương của Ban Chấp hành T.Ư về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Theo Tổng Bí thư, đến thời điểm hiện nay, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả đang được triển khai với nỗ lực, quyết tâm rất cao. Đây là đòi hỏi bức thiết và là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân rất mong chờ, đón nhận và lan tỏa sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ trong toàn xã hội.Nhìn lại 95 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Đảng và của dân tộc, Tổng Bí thư khẳng định, mỗi đảng viên chính là biểu tượng của niềm tin, trí tuệ và ý chí đoàn kết của cả dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình."Vững tin vào sức mạnh của Đảng và sự đoàn kết của toàn dân tộc, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta sẽ đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới", Tổng Bí thư khẳng định.Tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao Huân chương Sao vàng tặng nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vì đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng các nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Thường trực Ban Bí thư: Lê Hồng Anh, Trần Quốc Vượng; nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng; nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân; nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đại tướng Ngô Xuân Lịch, vì đã có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.Nhân dịp này, Đảng, Nhà nước cũng đã truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cố Chủ tịch nước, đại tướng Trần Đại Quang. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho đại diện gia đình.Cũng tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Lương Cường và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trao tặng Huy hiệu 80 năm, 65 năm, 60 năm, 55 năm, 50 năm, 45 năm, 40 năm tuổi Đảng tặng 15 đảng viên là nguyên ủy viên T.Ư Đảng.