Phát hiện nhiều 'sổ đỏ' giả, Đà Nẵng cảnh báo người dân
Vụ việc người dân tại Nam Định tố bị một cơ sở hỏa táng ép mua hũ tro cốt giá cao vẫn đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. Tưởng chừng mọi chuyện đã rõ ràng, nhưng mới đây, đơn vị bị tố là Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên (ở thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), đã có văn bản giải trình chính thức.Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên khẳng định không cấm người dân mang quách từ bên ngoài vào, nhưng cho rằng các quách này không đảm bảo chất lượng, dễ nứt vỡ, gây khó khăn cho nhân viên xếp xương.Công ty giải thích thêm rằng giá dịch vụ hỏa táng 4,5 triệu đồng là mức giá công khai. Việc có thêm khoản phí 3,5 triệu đồng để "lấy xương đẹp" là do công nghệ hỏa táng tốn nhiều nhiên liệu hơn và đòi hỏi kỹ thuật cao hơn.Đáng chú ý, công ty thừa nhận trong quá trình tư vấn, nhân viên đã sử dụng cụm từ "lấy xương đẹp", gây hiểu lầm và sẽ có biện pháp chấn chỉnh.Về giá bán quách, công ty khẳng định loại rẻ nhất là 2,5 triệu đồng, không phải 10 triệu đồng như phản ánh. Những quách giá cao đều là hàng cao cấp, dát vàng 24K, đặt hàng riêng theo yêu cầu.Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên cho rằng, trong quá trình tư vấn, nhân viên tư vấn bán hàng của công ty này có những lời ăn tiếng nói sơ suất, dẫn đến sự hiểu lầm, bức xúc cho người dân.Nem chua rán Hà Nội: Nghĩ đến thôi đã nuốt nước miếng rồi
Chương trình xây dựng được 274 nhóm nông dân, trong đó hơn 30% các nhóm có nữ nông dân đóng vai trò trưởng nhóm, giúp họ được đào tạo chuyên môn bài bản và sau đó tiếp tục truyền đạt kiến thức, truyền cảm hứng cho cộng đồng nông dân cùng thực hành sản xuất nông nghiệp bền vững.
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm
Sau hơn 1 tháng nối dài dải phân cách trên đường Hai Bà Trưng (Q.3, TP.HCM), nhiều người chạy xe máy vào giờ cao điểm vẫn thản nhiên đi ngược chiều, bất chấp lỗi này sắp bị phạt tới 6 triệu đồng. Như Thanh Niên đã thông tin, từ đầu năm 2024, tình trạng người đi xe máy thản nhiên nối đuôi nhau, tự ý lấn làn rồi đi ngược chiều trên đường Hai Bà Trưng (đoạn giao Võ Thị Sáu) không còn xa lạ với người tham gia giao thông vào mỗi sáng. CSGT - TT Công an Q.3, Đội Tuần tra dẫn đoàn (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) cho biết không xử phạt xuể các trường hợp vi phạm lỗi này. Đây cũng là hành vi vi phạm khiến những người đi ở chiều ngược lại bức xúc, thường xuyên đăng tải lên mạng xã hội.
Các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt như viêm tuyến tiền liệt, áp xe tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt có thể gây sốt. Khác với các sốt thông thường, sốt do những bệnh này sẽ kéo dài không khỏi, đồng thời kèm theo các triệu chứng như có máu trong nước tiểu hay tinh dịch, đau vùng chậu, lưng dưới hay yếu cơ, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Trong khi đó, căn bệnh nghiêm trọng nhất là ung thư tuyến tiền liệt. Ung thư tuyến tiền liệt gây ra các triệu chứng tương tự như phì đại tuyến tiền liệt, chẳng hạn như khó tiểu, tiểu yếu, tiểu đau, tăng tần suất đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm. Không giống như phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt có thể gây sụt cân.Ung thư tuyến tiền liệt gây sốt nhưng đây không phải là triệu chứng phổ biến của bệnh. Nhiều nam giới mắc ung thư tuyến tiền liệt sẽ không bị sốt. Tuy nhiên, bệnh hành sốt là do các tế bào ung thư phát triển và chặn dòng nước tiểu, dẫn đến tắc nghẽn nước tiểu và gây nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm tuyến tiền liệt.Trong một số trường hợp, ung thư tuyến tiền liệt tiết ra một số protein hoặc hoóc môn khiến hệ miễn dịch tấn công thần kinh hoặc các cơ quan khác. Tình trạng này gọi là hội chứng cận ung thư.Hơn nữa, người bệnh cũng có thể bị sốt nếu ung thư tuyến tiền liệt lan sang bộ phận khác của cơ thể. Bệnh không được điều trị có thể di căn đến tuyến thượng thận, xương, gan hoặc phổi. Hệ quả là dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe như gãy xương, khó thở, vàng da và sốt. Ngoài ra, sốt có thể là tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư, chẳng hạn hóa trị.Nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ cao bị phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt. Những người có tiền sử gia đình ung thư tuyến tiền liệt thì cũng có nguy cơ mắc loại ung thư này cao hơn. Nguyên nhân là do họ có thể sở hữu gien làm tăng nguy cơ mắc bệnh như BRCA1, BRCA2 hay HOXB13. Ngoài ra, người thừa cân, béo phì, ít vận động, rối loạn tuyến giáp, tiểu đường hay huyết áp cao cũng dễ gặp vấn đề về tuyến tiền liệt hơn người bình thường, theo Healthline.
Xe bánh Huế chỉ 10.000 đồng/dĩa ở TP.HCM: Điểm dừng chân của người xa quê 20 năm qua
Người dân Palestine tại Dải Gaza đang xôn xao về thông tin Tổng thống Donald Trump muốn tiếp quản dải đất này và đưa người Palestine đến sống tại những nước Ả Rập trong khu vực.Vấn đề này trở thành một chủ đề nóng ở dải đất Trung Đông đã trải qua nhiều cuộc xung đột gây thương vong rất lớn và buộc người dân phải phải không ít lần bỏ nhà cửa chạy loạn.Bà Wasayef Abed tại thành phố Deir el-Balah ở miền trung Gaza kể rằng mình nghe thông tin trên từ những người cùng sống trong khu lều tạm cư, và xem những lời của ông Trump là áp lực đối với người dân Palestine và các nhóm vũ trang ở Gaza như Hamas."Tôi có thể nói với bạn rằng người dân ở đây sẽ không bao giờ chấp nhận việc di dời cưỡng bức. Họ có thể chịu đựng được việc sơ tán trong nước, nhưng việc buộc họ rời khỏi đất nước mình, như ông Trump đề xuất, sẽ không bao giờ có hiệu quả", Đài Al Jazeera dẫn lời bà phát biểu."Điều tôi biết là mẹ tôi và tôi sẽ không bao giờ rời khỏi Gaza, bất kể chuyện gì xảy ra. Tất cả những gì chúng tôi đang chờ đợi bây giờ trở về ngôi nhà bị phá hủy của mình ở phía bắc", bà mói thêm.Cũng tại Deir el-Balah, ông Imad al-Qassas (60 tuổi) đã di tản từ phía đông đến trung tâm thành phố, nơi ông hiện sống với 6 người con trong lều vì nhà cửa đã bị phá hủy. Phản ứng của ông đối với phát biểu của ông Trump rất rõ ràng: "Điều đó là không thể!"."Cho dù chúng tôi đã phải chịu bao nhiêu sự tàn phá, hủy diệt và giết chóc trong cuộc chiến này, điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng tôi sẽ đi đâu? Ngay cả khi các cửa khẩu biên giới được mở và có sự di cư tự nguyện, tôi sẽ không bao giờ rời đi, bất kể hoàn cảnh của tôi khó khăn đến mức nào", ông nói.Theo ông, việc di dời cho dù có thu hút đến đâu, dù được cung cấp nhà cửa, tiền bồi thường hay các quốc gia tiếp nhận đi nữa thì nơi ẩn náu cuối cùng của một người là quê hương của họ."Đây là quê hương của chúng tôi và chúng tôi coi đó là thiêng liêng", ông nhấn mạnh.Trái với ông Imad, ông Khaled Maqbel (63 tuổi) và vợ là bà Iman (52 tuổi) không có phản ứng gì khi được hỏi về phát biểu của ông Trump."Kể từ khi 2 con gái và hai đứa cháu của tôi thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, tôi đã không còn quan tâm đến bất cứ điều gì nữa," bà Imam nói với đôi mắt ngấn lệ. Bà Iman đã sơ tán khỏi khu vực as-Saftawi ở phía bắc Gaza đến Deir el-Balah cùng chồng và các con cách đây một năm, và sau đó lại phải tản cư thêm 5 lần nữa."Chúng tôi không còn sức để nghĩ bất cứ điều gì, ông Trump hay những tuyên bố của ông ấy. Người dân Gaza đang chìm trong đau thương, bệnh tật và khó khăn sau chiến tranh. Họ thậm chí không có khả năng nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo", ông Khaled phát biểu. Hai vợ chồng cực lực phản đối kế hoạch của ông Trump. "Chúng tôi đã hối hận khi rời khỏi miền Bắc, mặc dù chúng tôi đã bị ép phải rời đi dưới họng súng. Họ có thực sự nghĩ rằng chúng tôi sẽ tuân theo ông Trump bây giờ không?" ông Khaled chất vấn.Ở một góc độ khác, anh Mahmoud Abu Ouda (23 tuổi) bán một quầy cà phê và trà nhỏ ở Deir el-Balah nói rằng mình muốn rời khỏi Gaza càng sớm càng tốt. "Cuối cùng, ông Trump sẽ buộc chúng tôi phải rời khỏi Gaza, giống như mọi người đã bị buộc phải di chuyển từ phía bắc vào phía nam trong chiến tranh. Nếu họ mở cửa khẩu Rafah [với Ai Cập], một số lượng lớn người sẽ rời đi ngay lập tức. Tôi sẽ là người đầu tiên ra đi", anh chia sẻ.Đối với anh Mahmoud, áp lực không thể chịu đựng được của cuộc sống ở Gaza sau chiến tranh khiến việc ở lại là điều không thể nghĩ tới. "Đây không phải là cuộc sống. Không có cuộc sống ở đây. Sau chiến tranh, không còn gì giữ chúng tôi ở lại đất nước này nữa", anh nói. Dù muốn rời khỏi Gaza, anh phản đối việc bị ép buộc phải rời đi, nhưng cũng không thấy có lựa chọn nào khác."Chúng tôi luôn bị ép buộc. Chúng tôi bị buộc phải chạy trốn từ phía bắc xuống phía nam. Chúng tôi đã chịu đựng cuộc chiến tranh trái với ý muốn của mình. Chúng tôi đã chịu đựng những vụ đánh bom trái với ý muốn của mình. Chúng tôi chưa bao giờ có sự lựa chọn", anh nói."Nếu rời đi là giải pháp cho các vấn đề của chúng tôi, thì hãy đi. Nếu họ chuẩn bị nhà cửa, công việc và cuộc sống thực sự cho chúng ta, thì hãy rời đi và chấm dứt câu chuyện Gaza", theo anh Mahmoud.Thanh niên này chia rằng quan điểm của mình đại diện cho một bộ phận đáng kể người trẻ Gaza đã phải chịu đựng rất nhiều trong chiến tranh.