Play Together và tham vọng gia nhập ‘vũ trụ thực tế ảo’ của VNG
Theo dự thảo, 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được TP.Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024. Trong đó, một số hành vi vi phạm có mức tiền phạt còn thấp, nghị quyết quy định mức tăng là 2 lần; một số hành vi vi phạm đã có mức tiền phạt cao nghị quyết quy định mức tăng là 1,5 lần.Các lỗi sẽ bị tăng mức phạt dựa trên tiêu chí: hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, diễn ra hằng ngày ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tham gia giao thông của người dân và mỹ quan đô thị; hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.Đó là các hành vi: không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng, đỗ trái quy định; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm; lùi xe, chuyển làn đường, chuyển hướng, vượt không đúng quy định; đón, trả khách sai quy định; chạy quá tốc độ; chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách, đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường, vỉa hè, kinh doanh vận tải... Theo UBND TP.Hà Nội, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 168 quy định xử phạt hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Chính phủ ban hành có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại nghị quyết.Trước đó, ngày 26.12.2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, trong đó đã tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm.Qua đánh giá thực tiễn và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông, kiềm chế và làm giảm ùn tắc, tai nạn.Dưới đây là 107 hành vi được đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024.5 điều cần nhớ khi chống lão hóa tuổi 30+ để có làn da mãi trẻ đẹp
Khi tiền đạo Lê Văn Thức băng xuống đối mặt cầu môn Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, bên cạnh anh là hai hậu vệ đang theo sát, còn phía trước là khung thành chỉ còn lại một khe rất hẹp. "Lúc đó em không nghĩ nhiều, chỉ dồn hết năng lượng vào lựa chọn duy nhất, đó là sút bóng. Phải cố gắng sút mạnh hết cỡ", thủ quân đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nhớ lại.Văn Thức vung chân sút vào góc duy nhất, ở lựa chọn khả dĩ duy nhất. Bóng vào lưới, tạo thành bàn thắng duy nhất giúp Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa vượt qua Trường ĐH Công nghệ TP.HCM ở tứ kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO.Pha xử lý kiểu "nghĩ ít thôi, làm nhiều lên" của Văn Thức, cũng đại diện cho tinh thần của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở giải năm nay. Cứ chiến đấu, rồi đến đâu thì đến.Một chi tiết thú vị về Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở lễ khai mạc giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Đó là trong khi các đội (trừ đội đá trận khai mạc) chỉ mang một phần lực lượng đến diễu hành, thì Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa lại mang đến... cả đội. "Chúng tôi muốn tận hưởng không khí sân chơi bóng đá sinh viên. Tận hưởng từng giây phút, đắm mình vào từng trận đấu", HLV Nguyễn Công Thành chia sẻ. Sự hiện diện của đại diện Thanh Hóa ở vòng chung kết thực ra đã là bất ngờ. Ở trận play-off vòng loại phía bắc, thầy trò ông Công Thành phải đối đầu đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi. Gặp đội bóng mạnh nhất nhì sân chơi sinh viên, lại phải đá trên sân khách trước áp lực lớn của khán giả Thủy lợi, nhưng Văn Thức cùng đồng đội vẫn lầm lũi chiến đấu. Cầm hòa đối thủ 0-0 trong thời gian chính thức, rồi thắng loạt luân lưu. Đó là cách đá mang cái chất của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa: lì lợm như chiếc "xe tăng". HLV Công Thành và học trò đã mang nguyên vẹn tinh thần ấy đến với vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. "Những gì diễn ra ở vòng loại đã thuộc về vòng loại. Chúng tôi tôn trọng mọi đối thủ. Các đội đã đến vòng chung kết đều mạnh cả. Chúng tôi có điểm mạnh riêng, đối thủ cũng vậy. Cả đội chỉ tâm niệm phải đá hết mình thôi", nhà cầm quân của đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa kể lại. Với tinh thần "đá đến đâu, hay đến đó", đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa cứ vượt qua từng khúc cua một. Đá chặt chẽ trong trận hòa đội Trường ĐH Văn Hiến trận ra quân, bung sức hạ đội Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM), kết thúc vòng bảng với cơn mưa bàn thắng cùng ĐH TDTT Đà Nẵng. Rồi đến khi Văn Thức cùng đồng đội hạ nốt Trường ĐH Công nghệ TP.HCM với tỷ số tối thiểu ở tứ kết để vào vòng 4 đội mạnh nhất, hình bóng ứng viên vô địch đã xuất hiện. Nòng cốt đội hình Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa rất mạnh, với Ngân Như Dũng, Nguyễn Văn Anh và Hà Lâm Thành từng ăn tập ở cấp độ U.19, còn thủ môn Thatsaphone Xaiyasone (người Lào) là ngoại binh chất lượng với thể hình ấn tượng và tâm lý vững vàng. Nhưng, đội bóng của HLV Nguyễn Công Thành không phụ thuộc vào cá nhân, mà chơi bằng tinh thần tập thể. "Ban huấn luyện luôn dặn các em phải đá bằng tinh thần tập thể, phải thúc đẩy nhau, nhìn nhau mà đá", HLV Công Thành kể lại. Tinh thần ấy được cầu thủ thấm nhuần, như chính chia sẻ khiêm tốn rằng chỉ cố gắng đóng góp một phần nhỏ bé vào thành công của tập thể mà "người hùng" Lê Văn Thức đã nói sau trận tứ kết. Trước khi hiệp 2 trận đấu với Trường ĐH Công nghệ TP.HCM bắt đầu, ông Thành dặn kỹ học trò, rằng "không thể trông cậy vào bất kỳ ai khác ngoài chính mình, nên hãy cố gắng sát cánh cùng nhau, bảo ban nhau". Không phải ngẫu nhiên, cả 6 bàn thắng mà Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ghi được ở giải năm nay đều đến trong hiệp 2, trong đó có những bàn đến ở phút cuối. Đó là đấu pháp của đại diện khu vực phía bắc. Phòng ngự chặt chẽ, kiểm soát nhịp chơi, rồi chọn thời điểm tràn lên khi đối thủ đã xuống sức. Cách chơi này đòi hỏi tinh thần tập thể cao độ. Các cầu thủ đã thực sự dìu nhau vượt khó, để tiến đến bán kết.Trả lời câu hỏi "có nghĩ tiến xa được đến vậy không khi mới lần đầu dự giải", thủ quân Văn Thức của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nói không. "Cả đội cứ nỗ lực chiến đấu thôi", Văn Thức khẳng định.HLV Nguyễn Công Thành cũng không đặt mục tiêu xa vời, mà chỉ dặn học trò cố gắng để chẳng có gì phải ân hận. Cứ tiến từng bước nhỏ, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã đến gần hơn với ngôi vương bóng đá sinh viên.
Nhận định West Brom vs Liverpool (22 giờ 30 ngày 16.5): ‘Đoàn quân đỏ’ phải thắng bằng mọi giá
Xét về cục diện bảng A, sau 2 lượt trận toàn thua, đội ĐH Huế vẫn còn cơ hội đi tiếp ở vị trí đội xếp thứ 3 có thành tích tốt nhất. Do đó, đội cựu vô địch chắc chắn chơi tất tay ở lượt trận cuối gặp đội Trường ĐH Trà Vinh. Đội Trường ĐH Trà Vinh mới có 1 điểm sau 2 trận (hòa 0-0 với đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng, thua 1-3 trước đội Trường ĐH Quy Nhơn). Đại diện của miền Tây Nam bộ vẫn còn cơ hội đi tiếp vào tứ kết. Để nuôi hy vọng, đoàn quân của HLV Trầm Quốc Nam bắt buộc phải đánh bại đội ĐH Huế.Xét về tương quan lực lượng, đội ĐH Huế được đánh giá cao hơn. Tuy nhiên, đội Trường ĐH Trà Vinh khi bị dồn vào đường cũng cũng chơi rất hay và có thể tạo ra bất ngờ.
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.
Hoa hậu Thùy Tiên góp sức ủng hộ học trò nghèo vùng cao
Chiến thắng 3-2 của đội tuyển VN trước Thái Lan ở chung kết lượt về AFF Cup 2024 sẽ còn được nhớ đến rất lâu, bởi vô vàn cảm xúc, cùng hình ảnh kiên cường ngược gió của thầy trò HLV Kim Sang-sik. Nhưng, trận đấu này còn có một lớp nghĩa khác. Những gì diễn ra trên sân Rajamangala tối 5.1 dường như đã tóm gọn những gì đội tuyển VN nếm trải trong 2 năm qua. Đó là khó khăn tận cùng, chịu sức ép dồn dập, nhưng Quang Hải cùng đồng đội tựa như chiếc lò xo bị nén, đã bung ra đúng lúc nhờ nỗ lực bền bỉ.Đội tuyển VN đã bước tới AFF Cup 2024 bằng sự hoài nghi. Quãng thời gian 1 năm khủng hoảng dưới thời HLV Philippe Troussier (thua 7 trận liên tục), tiếp nối bằng khó khăn khi ông Kim Sang-sik nắm quyền ở giai đoạn đầu đã đặt đội tuyển quốc gia vào cuộc khủng hoảng lực lượng và niềm tin. Các cầu thủ bị cho rằng đã no nê vinh quang nên không còn muốn cố gắng.Một chi tiết đáng chú ý, Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) từng phải cân nhắc khi giao mục tiêu vào chung kết AFF Cup 2024 cho ông Kim, bởi khi niềm tin đã chạm đáy, ngay cả nhiệm vụ tiến đến trận đấu cuối cùng ở sân chơi Đông Nam Á cũng không dễ đạt được.Dù vậy, thầy Kim và học trò không nản lòng. Từng bước một, HLV người Hàn Quốc xây dựng đường đến vinh quang bằng phong cách của riêng ông: loại bỏ những cầu thủ không đủ thể lực và động lực, ưu tiên những gương mặt "vô danh" nhưng không ngừng cố gắng. Ông Kim Sang-sik hiểu rõ, đội tuyển VN không thể đá bằng một màu sắc triết lý cụ thể. Vậy nên thay vì gò ép học trò vào khuôn khổ, HLV Kim Sang-sik chỉ thuần túy cải thiện thể lực và tính chiến đấu, đồng thời tạo nên đấu pháp linh hoạt, ứng biến hiệu quả với hoàn cảnh trận đấu.Thành quả của ông Kim là một tập thể đội tuyển VN như viên pha lê có vết xước, nhưng vẫn lấp lánh bởi nội lực bên trong. Chưa hoàn hảo, song luôn cố gắng tốt hơn mỗi ngày."Chức vô địch AFF Cup 2024 chỉ là khởi đầu của hành trình thú vị mà tôi cùng đội tuyển VN sẽ bước qua", HLV Kim Sang-sik nhấn mạnh ở cuộc họp báo sau trận chung kết.Sau AFF Cup 2024, đội tuyển VN sẽ hướng tới vòng loại Asian Cup 2027. Thầy trò ông Kim nằm cùng bảng với Malaysia, Lào và Nepal. Mục tiêu chỉ có một: dẫn đầu bảng đấu để đoạt vé tới VCK châu Á. Đây là nhiệm vụ trong tầm tay, khi đội tuyển VN đã thức tỉnh sau 2 năm lạc lối.Tuy nhiên, đội tuyển VN cần hướng tới bức tranh lớn hơn, đó là xây dựng lực lượng cho vòng loại World Cup 2030. Đội tuyển VN đã vô địch AFF Cup 2024 nhờ nhào nặn hoàn hảo lứa cầu thủ kinh nghiệm, những tân binh giàu khát vọng với chân sút nhập tịch Xuân Son. Nhưng để đoạt vé tới sân chơi thế giới, HLV Kim Sang-sik cần nguồn lực tốt hơn, để kế thừa vị trí mà những đàn anh luống tuổi có thể sẽ không nắm giữ sau 2, 3 năm nữa. Dẫu vậy, tín hiệu từ lớp trẻ chưa rõ ràng, khi trong các cầu thủ U.23, mới chỉ Vĩ Hào đá chính ở AFF Cup 2024. Các cựu binh sẽ lùi dần về sau, song nếu lứa đàn em vẫn cứ mờ nhạt như hiện tại, cuộc chuyển giao lực lượng của đội tuyển VN còn rất gian nan.Điều này lại không phụ thuộc vào một mình HLV Kim Sang-sik. Ông Kim đã "liệu cơm gắp mắm", ứng biến tốt với lực lượng hạn chế ở cả 3 tuyến. Song với con người hiện tại, đội tuyển VN mới chỉ khẳng định được mình ở Đông Nam Á. Chức vô địch đã mang niềm tin của người hâm mộ trở lại, tuy vậy để duy trì ngọn lửa hưng phấn này, một chiếc cúp là chưa đủ. Thành công hôm nay sẽ như lâu đài trên cát và World Cup 2030 còn rất xa tầm với, nếu đội tuyển VN không thực sự đột phá tư duy.HLV Kim Sang-sik bông đùa rằng "sẽ còn ăn phở ở VN trong thời gian dài", với hàm ý cam kết gắn bó tương lai với bóng đá VN. Đó là sự cam kết cần thiết, khi đội tuyển VN đã tìm được thầy giỏi để kế thừa nền tảng tinh thần và kỷ luật thời HLV Park Hang-seo để lại, còn với HLV Kim Sang-sik, đây cũng là nơi cho ông nấc thang mới trong sự nghiệp. Một chu kỳ rực rỡ sẽ mở ra, nếu đôi bên chia sẻ tầm nhìn dài hạn. Để không chơi vơi khi bước ra biển lớn châu Á, bóng đá VN cần nền tảng tốt hơn. Đó vẫn là câu chuyện cũ về đào tạo trẻ, phát triển giải quốc nội, nâng cấp chất lượng CLB và sân bãi, hay sâu xa hơn là kiếm tiền từ bóng đá (thay vì thụ động chờ ngân sách hoặc "bầu sữa" doanh nghiệp). Đội tuyển VN đã vô địch, nhưng chúng ta còn thiếu rất nhiều. Giữ tâm thế thắng không kiêu, bại không nản, thầy trò HLV Kim Sang-sik sẽ không bị ru ngủ trên vinh quang.