Ông 'Sáu Lò' Bùi Kinh Lăng
"Việc đóng các tàu sân bay tương lai USS William J. Clinton (CVN 82) và USS George W. Bush (CVN 83) sẽ được khởi động trong những năm sắp tới", AFP dẫn tuyên bố của Tổng thống Joe Biden một tuần trước khi ông Donald Trump quay về Nhà Trắng."Một khi được hoàn tàu, hai con tàu sẽ gia nhập lực lượng hải quân có năng lực nhất, linh hoạt và chuyên nghiệp nhất thế giới", theo ông Biden.Mỹ có truyền thống đặt tên các cựu tổng thống cho một số tàu sân bay.Những con tàu gần đây nhất có tên theo cựu tổng thống là USS Gerald R. Ford (CVN 78) và USS John F. Kennedy (CVN 79).Ông Bill Clinton, chưa từng nhập ngũ, là tổng thống Mỹ trong 2 nhiệm kỳ từ 1993-2001. Đây là giai đoạn chứng kiến các máy bay Mỹ không kích Iraq và Nam Tư, cũng như trận chiến Black Hawk Down (Diều hâu gãy cánh) của lính đặc nhiệm Mỹ ở Somalia.Ông George W.Bush (Bush con), từng là phi công của lực lượng không quân thuộc vệ binh quốc gia, cũng là tổng thống 2 nhiệm kỳ từ 2001 đến 2009.Nhiệm kỳ của ông Bush được định nghĩa là "Cuộc chiến chống khủng bố" sau sự kiện 11.9.2001. Ông Bush đã phát động nỗ lực quân sự toàn cầu và bao gồm các cuộc chiến kéo dài ở Afghanistan và Iraq khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng.CVN 82 và CVN 83 sẽ hoàn thành chương trình gồm tổng cộng 6 tàu sân bay lớp Ford của Hải quân Mỹ. Chiếc đầu tiên USS Gerald R. Ford (CVN 78) đã được biên chế từ năm 2017. USS John F. Kennedy (CVN 79) dự kiến sẽ được bàn giao cuối năm nay, và lần lượt USS Enterprise (CVN 80) và USS Doris Miller (CVN 81) sẽ nối tiếp gia nhập.MMORPG Hiên Viên Kiếm chuẩn bị độ bổ làng game Việt trong tháng 11.2022
Theo TechRadar, tại triển lãm công nghệ CES 2025 diễn ra tại Mỹ vừa qua, Morse Micro, công ty tiên phong trong lĩnh vực Wi-Fi HaLow, đã trình diễn nguyên mẫu router mới nhất của hãng với phạm vi phủ sóng đáng kinh ngạc lên tới 16 km. Điều này đồng nghĩa với việc một mạng Wi-Fi gia đình có thể phủ sóng cho cả một khu vực rộng lớn, xóa bỏ giới hạn về khoảng cách kết nối.Khác với Wi-Fi truyền thống sử dụng băng tần 2,4 GHz và 5 GHz dễ bị cản trở bởi các lớp tường và vật cản, công nghệ HaLow hoạt động trên băng tần sub-GHz (900 MHz), cho phép sóng Wi-Fi xuyên qua mọi chướng ngại vật một cách dễ dàng.Vào năm 2016, tốc độ của HaLow chỉ đạt 18 Mbps, khiến nhiều người hoài nghi về tiềm năng của công nghệ này. Tuy nhiên, chỉ sau 9 năm, Morse Micro đã cải thiện tốc độ lên đến 250 Mbps, đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông thường như lướt web, gửi email và kết nối thiết bị IoT.Để chứng minh khả năng của HaLow, Morse Micro đã thực hiện thành công cuộc gọi video ở khoảng cách 3 km vào năm 2024. Thậm chí, hãng còn đạt được phạm vi phủ sóng 16 km trong một thử nghiệm tại công viên quốc gia Joshua Tree (California, Mỹ).Morse Micro tin rằng HaLow sẽ cùng tồn tại với các băng tần Wi-Fi hiện tại, tạo ra hệ thống đa băng tần (2,4 GHz, 5 GHz và sub-GHz) và mang đến khả năng kết nối tối ưu nhất.Hiện tại, các thiết bị phổ biến như smartphone và laptop vẫn chưa hỗ trợ HaLow. Tuy nhiên, Morse Micro đang nỗ lực hợp tác để tích hợp chipset HaLow vào các thiết bị trong tương lai.Với những ưu điểm vượt trội, HaLow được kỳ vọng sẽ mở ra kỷ nguyên mới cho kết nối không dây, ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất, đặc biệt là trong các môi trường công nghiệp rộng lớn.
231 doanh nghiệp ở Kon Tum chậm đóng BHXH
Nghiên cứu trên chuyên san Scientific Reports cho thấy tập võ cũng giúp làm tăng oxytocin. Đặc biệt, loại hoóc môn này tăng cao nhất khi học nhu thuật, theo Healthline.
Vấn đề trọng tâm được thảo luận kỹ lưỡng là giải pháp để đạt mục tiêu TP.HCM tăng trưởng 10% trong năm 2025 và nhiệm kỳ tới.PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Trợ lý Bí thư Thành ủy TP.HCM, phân tích: Để đạt mục tiêu này, TP.HCM cần nắm chắc mức tăng trưởng 8% và sau đó tiến thêm 2% theo lộ trình phù hợp. Cụ thể, để đạt mức tăng trưởng 8% dựa trên các động lực truyền thống như các năm 2017 - 2019, tổng vốn đầu tư xã hội phải đạt 33% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), tức khoảng 660.000 tỉ đồng.Trong đó, nguồn vốn ngân sách được xác định khoảng 100.000 - 120.000 tỉ đồng, nên việc huy động vốn đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài khoảng 500.000 tỉ sẽ là vấn đề mấu chốt. Giải pháp được ông Ngân nêu ra gồm xây dựng khu công nghiệp (KCN) mới, cơ cấu lại KCN cũ để có đất sạch, đẩy nhanh dự án đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội."Nghị quyết 98 đã mở ra về mặt thể chế nhưng gốc rễ của vấn đề là ở môi trường đầu tư, cải cách hành chính", ông Ngân nói thêm. Đối với tăng trưởng 2% còn lại, ông Ngân cho rằng cần sớm triển khai trung tâm tài chính quốc tế, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ gắn với khu đô thị lấn biển, khu thương mại tự do, công nghiệp văn hóa...Đồng quan điểm, thạc sĩ Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, cho rằng để tăng trưởng kinh tế bền vững thì phải liên tục tìm kiếm động lực mới. Riêng với TP.HCM, các động lực mới gồm đề án đường sắt đô thị, khu thương mại tự do tại Cần Giờ, trung tâm tài chính, thành lập các thành phố mới trong TP.HCM. Muốn khơi thông các động lực này, cần những cơ chế, chính sách đặc thù mạnh hơn từ T.Ư.Trao đổi sâu hơn về đường sắt đô thị, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn đánh giá mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) sẽ tạo nguồn lực rất lớn để TP.HCM đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số. Trong đề án mới đây, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2035 xây dựng hoàn chỉnh 7 tuyến đường sắt đô thị, tổng chiều dài khoảng 355 km với tổng mức đầu tư ước hơn 40 tỉ USD."TP.HCM có tham vọng làm hàng trăm km đường sắt đô thị chỉ trong khoảng một thập niên; nhưng khi nhìn lại tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) cần gần 20 năm thì mục tiêu này là thử thách rất lớn", kiến trúc sư Nam Sơn dẫn chứng. Nêu giải pháp, chuyên gia này cho rằng để phát huy hiệu quả mô hình TOD cần một hệ sinh thái đi kèm, đặc biệt là hạ tầng kết nối, giao thông công cộng, mạng lưới xe buýt bao trùm toàn địa bàn, kết nối đa phương tiện từ sân bay, cảng biển đến đường sắt, đường thủy… Song song đó, các cơ quan T.Ư và TP.HCM cần điều chỉnh nhiều quy định về bồi thường, xác định ranh giới, vùng ảnh hưởng, công tác quy hoạch, tìm nhà đầu tư chiến lược… cho đồng bộ để dễ dàng triển khai.Trao đổi lại, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết đã giao nhiệm vụ cho các ngành tham mưu và mời tư vấn uy tín quốc tế làm quy hoạch không gian ngầm, gắn với phát triển đô thị mô hình TOD. Trong đó, mô hình TOD đang tiếp cận ở 2 hướng, gồm 6 vị trí trong đề án đã được nghiên cứu và tiếp tục rà soát vị trí phù hợp. "Vừa rồi, TP.HCM giao một doanh nghiệp đề xuất làm TOD đoạn từ ngã tư Hàng Xanh ra QL13. Chúng ta có nhiều phương thức để học hỏi cách làm và triển khai", ông Mãi nói thêm.Về giao thông, ông Mãi cho biết năm 2025 sẽ khởi công dự án Vành đai 2, cuối năm cơ bản hoàn thành Vành đai 3 và khởi công Vành đai 4, đồng thời làm các cao tốc kết nối. "Đến năm 2028 - 2029 sẽ cơ bản hoàn thiện vành đai, cao tốc", ông Mãi cho biết. Riêng tuyến đường thủy và đường ven biển nối ĐBSCL, TP.HCM sẽ báo cáo Thủ tướng giao địa phương mời tư vấn nghiên cứu mô hình đường ven biển của Hà Lan, mở ra không gian rất lớn cho cả vùng Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.Đối với đường sắt, TP.HCM đang xây dựng các cơ chế, đề xuất T.Ư cho phép thực hiện theo hướng "chìa khóa trao tay" để triển khai nhanh, trong đó ưu tiên làm sớm tuyến trung tâm TP.HCM - Cần Giờ, Thủ Thiêm - Long Thành, TP.HCM - Cần Thơ.Về mục tiêu tăng trưởng 10%, ông Mãi cho biết địa phương đã có kịch bản và các kế hoạch triển khai, như huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp, xử lý dự án dở dang, cải thiện môi trường đầu tư, công tác điều hành.Trong năm 2025, TP.HCM sẽ tháo gỡ vướng mắc, đưa vào khai thác 230 ha đất từ các KCN, giải ngân 110.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, huy động 90.000 tỉ đồng vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng cung cấp hơn 350.000 tỉ đồng…TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, đánh giá: Sau 18 tháng, Nghị quyết 98 đã mang lại kết quả rõ nét, góp phần gỡ điểm nghẽn, giúp tăng trưởng kinh tế. Nghị quyết cũng khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám suy nghĩ của đội ngũ cán bộ.TS Vũ đề nghị triển khai quyết liệt các dự án đối tác công - tư về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thu hút nhà đầu tư chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng xanh. Bên cạnh đó, việc triển khai Nghị quyết 98 cần gắn với hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị phù hợp với quy mô và vị trí, vai trò của TP.HCM.
Dán decal xe ô tô màu trắng xanh na ná xe CSGT tạo cuộc tranh luận 'khủng'
Sáng 3.3, Trần Thanh Lực đã khiến cho người hâm mộ billiards carom 3 băng Việt Nam nức lòng, khi giành chiến thắng kịch tính với điểm số sít sao 50-47 ở trận chung kết chặng World Cup Bogota 2025 diễn ra ở Colombia. Đáng nói, đối thủ của Thanh Lực trong trận đấu cuối cùng là Tasdemir Tayfun rất mạnh, thuộc tốp đầu thế giới lâu nay. Trong nhiều năm thi đấu, cơ thủ người Thổ Nhĩ Kỳ đã thâu tóm hết những danh hiệu cao quý nhất thuộc hệ thống thi đấu của Liên đoàn Billiards carom thế giới (UMB). Tasdemir Tayfun từng vô địch giải đồng đội thế giới, 3 lần lên ngôi ở các chặng đấu World Cup và vô địch thế giới cá nhân (World Championship).Để có lần đầu tiên trong sự nghiệp góp mặt ở trận chung kết World Cup, Trần Thanh Lực trước đó đã vượt qua hành trình vòng loại đáng nhớ. Tại vòng đấu chính (vòng 32) của World Cup Bogota 2025, cơ thủ Việt Nam nằm ở bảng đấu nặng với sự xuất hiện của những tay cơ đáng gờm như Marco Zanetti (Ý), Berkay Karakurt (Thổ Nhĩ Kỳ) và Kang Ja-in (Hàn Quốc). Trong đó, Marco Zanetti là gương mặt dày dặn kinh nghiệm, đã vô địch ở chặng World Cup gần nhất diễn ra tại Sharm el Sheikh (Ai Cập) vào tháng 12.2024.Thanh Lực đã có màn trình diễn với phong độ cao và đi tiếp vào vòng 16 với thành tích bất bại (2 thắng, 1 hòa), trong đó có trận đánh bại Zanetti. Và khi vào những trận đấu knock-out, cơ thủ sinh năm 1990 còn thi đấu ấn tượng hơn, khi liên tiếp giành chiến thắng trước những “lão làng” của billiards carom 3 băng thế giới. Thanh Lực đánh bại Eddy Merckx (người Bỉ, từng 13 lần vô địch World Cup), đặc biệt là đã khuất phục được đương kim số 1 thế giới Dick Jaspers (người Hà Lan, từng 31 lần vô địch World Cup). Trước cơ thủ dày dặn kinh nghiệm, Thanh Lực đã thi đấu đầy bản lĩnh và tạo ra màn ngược dòng ngoạn mục ở trận bán kết.Trần Thanh Lực sinh năm 1990, quê Bình Dương. Anh bắt đầu tiếp cận và theo đuổi billiards carom 3 băng từ năm 2011. Đến năm 2019, cơ thủ 35 tuổi mới gia nhập tuyển billiards TP.HCM, bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp. Năm 2023, anh từng đoạt huy chương bạc châu Á.Thanh Lực được đánh giá là cơ thủ thuộc tốp đầu trong làng billiards carom 3 băng Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Anh từng vô địch nhiều giải quốc nội, trong đó có nhiều lần đánh bại được cơ thủ số 1 Việt Nam Trần Quyết Chiến. Nhưng trước năm 2024, Thanh Lực lại chưa có dấu ấn nào đáng kể tại những sân chơi đẳng cấp thế giới thuộc UMB, khi thành tích tốt nhất của anh tại các chặng World Cup chỉ là vào đến tứ kết.Tuy nhiên, giải vô địch thế giới cá nhân (World Championship) 2024 tổ chức ở Bình Thuận vào tháng 9.2024 được xem bước ngoặt đưa sự nghiệp của Trần Thanh Lực sang trang mới. Cơ thủ người Bình Dương đã tạo nên hàng loạt bất ngờ để vào đến trận chung kết, nhưng thua “thần đồng” Hàn Quốc Cho Myung-woo và đành nhận danh hiệu á quân thế giới.Vào lúc đó, Thanh Lực từng trao đổi với Thanh Niên và cho biết mục tiêu của anh là vào đến bán kết World Cup. Và đến thời điểm này, cơ thủ 35 tuổi đã thỏa mong ước, thậm chí còn làm được nhiều hơn thế. Tại Bogota - Colombia năm 2025, Thanh Lực có lần đầu vào bán kết, lần đầu vào chung kết và cũng có lần đầu đoạt chức vô địch một chặng đấu World Cup.“Danh sách vàng” gồm những nhà vô địch billiards carom 3 băng của Việt Nam giờ đã điền thêm tên của Trần Thanh Lực. Sau Trần Quyết Chiến (4 lần vô địch World Cup: 2018, 2023, 2 lần vào năm 2024) và Trần Đức Minh (World Cup TP.HCM 2024), Thanh Lực là cơ thủ thứ 3 của Việt Nam nắm giữ chức vô địch World Cup. Trong khi đó, Bao Phương Vinh từng đăng quang giải vô địch thế giới cá nhân (World Championship). Bên cạnh đó, bộ đôi Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh cũng từng giúp đội Việt Nam vô địch giải đồng đội thế giới vào năm 2024.