Bình Định: Sinh viên Lào tham gia chiến dịch Mùa hè xanh tại xã đảo Nhơn Châu
Các sư sãi ở Campuchia kiến nghị đổi màu trang phục của tù nhân vì có màu khá giống với áo cà sa của họ nên dễ gây nhầm lẫn.Tờ Khmer Times ngày 21.2 đưa tin các sư sãi ở Campuchia vừa đề nghị Bộ Nội vụ nước này đổi màu trang phục của các tù nhân, do có màu cam nên nhìn giống màu vàng nghệ của áo cà sa, khiến nhiều người dễ nhầm lẫn. Thượng tọa Khim Sorn, Chủ tịch Ủy ban thư ký Hội đồng Tăng thống Phật giáo Campuchia, cho biết các nhà sư và ni cô thường mặc áo cà sa màu nâu sẫm và màu nghệ tây, được đặt tên theo loại thuốc nhuộm vải màu nghệ tây.Theo ông, các nhà sư dùng màu này vì nó tượng trưng cho ngọn lửa, biểu thị cho chân lý và giác ngộ. Tuy nhiên, màu này tương tự như màu được sử dụng trên quần áo của tù nhân, nên có thể gây nhầm lẫn cho công chúng, ông nói thêm."Tôi muốn đề xuất với Bộ trưởng Nội vụ cũng như các bộ liên quan khác xem xét việc thay đổi màu sắc đồng phục của tù nhân. Tôi muốn đề nghị tất cả các nhà tù không để tù nhân mặc quần áo có màu tương tự như áo cà sa vì các nhà sư có thể bị nhầm là tù nhân", ông nói.Gần đây, hình ảnh một nhóm tù nhân được đưa đi trên xe cảnh sát ở Phnom Penh được chia sẻ trên mạng xã hội và khiến nhiều người bị sốc. Những tù nhân này mặc đồ nhìn như đồ của sư sãi và còn cạo đầu, khiến nhiều người ban đầu tưởng họ là các nhà sư. Nhà sư Phon Pheakdey tại Campuchia cũng đề nghị Bộ trưởng Nội vụ Sar Sokha thay đổi màu quần áo tù nhân. Ông giải thích rằng vẻ ngoài của những tù nhân cạo đầu khiến những quốc gia Phật giáo khác liên tưởng các nhà sư với phạm nhân. Trung tướng Nuth Savna, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Trại giam thuộc Bộ Nội vụ Campuchia, cho biết cảnh sát đã chọn màu cam cho đồng phục của tù nhân vì lý do an ninh."Nhà chức trách sử dụng màu này vì nó sáng, rõ ràng, dễ theo dõi và màu này không được ưa chuộng lắm. Nếu một tù nhân trốn thoát, chính quyền và công chúng sẽ dễ dàng hợp tác hơn trong việc tìm kiếm và phát hiện ra tù nhân đó", ông giải thích.Bộ Nội vụ Campuchia chưa lập tức đưa ra bình luận về những kiến nghị trên.Kia EV9 lộ diện, cạnh tranh VinFast VF9
Y Johnson Niê (hiện là sinh viên Trường ĐH Quốc tế Sài gòn) giành huy chương vàng ở hạng mục Men’s Physiques Novice (hạng mục cho những người tham gia thi đấu lần đầu, chưa có huy chương ở giải thể hình khác), góp phần khẳng định tài năng và sự nỗ lực không ngừng.Y Johnson Niê bắt đầu hành trình tập gym từ khi còn là học sinh bậc THPT. Lúc đó, chàng trai có vóc dáng nhỏ bé, thấp hơn so với bạn bè đồng trang lứa, dù đã tham gia nhiều môn thể thao. “Lúc đó mình chỉ nặng 60 kg”, Y Johnson Niê nói.Chính sự thiếu tự tin này đã thôi thúc Y Johnson Niê quyết tâm thay đổi hình thể. Nam sinh tập luyện theo những video hướng dẫn trên YouTube và được truyền cảm hứng từ những vận động viên thể hình nổi tiếng như: David Laid, Jeff Seid, Andrei Deiu...Mặc dù gặp nhiều khó khăn, có lúc cảm thấy mệt mỏi, nhưng Johnson vẫn kiên trì tập luyện hàng ngày. Chính những thay đổi về thể chất, sức khỏe và tinh thần đã giúp chàng trai duy trì đam mê với thể hình.Khi mới bắt đầu tập thể hình, Y Johnson Niê gặp không ít khó khăn, từ cơn đau nhức cơ bắp đến việc thiếu kỹ thuật trong các bài tập. Mới tập, cơ thể chàng trai chưa quen với cường độ luyện tập, khiến những cơn đau sau mỗi buổi tập trở thành thử thách lớn.Y Johnson Niê thường xuyên gặp phải vấn đề trong việc thực hiện đúng kỹ thuật, đặc biệt là với các bài tập như: squat và deadlift, dẫn đến nguy cơ chấn thương. Tuy nhiên, với sự kiên trì và quyết tâm, chàng trai đã không bỏ cuộc mà tìm cách học hỏi qua video, sách vở và từ những người có kinh nghiệm.Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng, Johnson dần cải thiện được kỹ thuật và sức bền, giúp tăng từ 60 kg lên 77 kg. Quá trình này không chỉ đòi hỏi chàng trai phải chăm chỉ luyện tập mà còn phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ cơ thể phát triển. Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn, nhưng chính sự kiên trì và không bỏ cuộc đã giúp Y Johnson Niê đạt được kết quả đáng tự hào.Tại giải ICN Natural 2024, Johnson nói rằng chế độ ăn và tập luyện được thực hiện một cách khoa học và hợp lý. Chàng trai chọn các bài tập trên máy, sử dụng mức tạ vừa phải để tối ưu biên độ chuyển động và giảm thiểu chấn thương. Bên cạnh đó, Johnson duy trì chế độ cardio nhẹ nhàng 20 - 30 phút mỗi ngày để hỗ trợ sức khỏe tim mạch.Về chế độ ăn, chàng trai ưu tiên các thực phẩm tươi và lành mạnh, hạn chế các món ăn chứa nhiều đường hay chiên xào. "Mình chỉ dùng một ít muối, dầu ôliu và tiêu bột để nêm nếm, giúp duy trì sự cân bằng trong chế độ dinh dưỡng", Y Johnson Niê nói.Kinh nghiệm thi đấu của Johnson chưa nhiều như các vận động viên khác, sau giải đấu thể hình nam sinh đã học được rất nhiều bài học quý báu. Một trong những điều quan trọng nhất mà Y Johnson Niê rút ra là luôn đặt ra mục tiêu rõ ràng, kiên định và không ngừng học hỏi từ những người đi trước.Nam sinh cũng chú trọng việc giữ mối quan hệ cởi mở với cộng đồng thể hình, qua đó tiếp nhận và bổ sung những kiến thức mới giúp hoàn thiện bản thân.Mặc dù đã giành được thành tích đáng tự hào tại giải ICN Natural 2024, Y Johnson Niê khẳng định sẽ không dừng lại. Nam sinh sẽ tiếp tục phát triển kinh nghiệm, nâng cao kiến thức và cải thiện thể hình để tham gia vào các giải thể hình lớn hơn.“Môi trường thi đấu cho các vận động viên natural (tự nhiên) sẽ ngày càng phát triển, mang đến nhiều cơ hội hơn cho các tài năng trẻ trong và ngoài nước”, Y Johnson Niê nói.Bên cạnh đó, với nền tảng học vấn về marketing, Y Johnson Niê tin rằng những kiến thức này sẽ giúp ích cho sự nghiệp thể hình. Y Johnson Niê hiểu rằng marketing là một kỹ năng quan trọng hỗ trợ cho con đường phát triển bản thân và các cơ hội trong tương lai.Huấn luyện viên thể hình Huỳnh Trung Trực (25 tuổi), làm việc tại Q.Bình Thạnh (TP.HCM), nhận xét: “Mình thường hỗ trợ Y Johnson Niê trong việc lên kế hoạch dinh dưỡng. Mình thấy Y Johnson Niê là chàng trai nhiệt huyết, nghiêm túc và có kỹ thuật tập luyện tốt. Dù bận việc học nhưng vẫn giữ lịch tập đều đặn”.
Toyota tin rằng động cơ dầu vẫn còn tương lai lâu dài
Đáp lại sự yêu thương của người hâm mộ, Hiền Thục trình làng 2 MV Sau này và Ngày này năm ấy ngay mùng 1 tết. Đây là sản phẩm âm nhạc được nữ ca sĩ cùng ê kíp lên ý tưởng từ trước, thực hiện kỹ càng và “để dành” ra mắt đúng ngày đầu năm như một món quà gửi tặng những người yêu mến mình. Cả 2 ca khúc được Hiền Thục phát hành có giai điệu êm đềm, đúng với phong cách của nữ ca sĩ trong mắt người hâm mộ. Sản phẩm có sự xuất hiện đặc biệt của Bờm - chú chó nhỏ là người bạn đồng hành của giọng ca 8X. Thông qua MV, Hiền Thục mong muốn giới thiệu đến công chúng vẻ đẹp của đất nước. “Dù chỉ là cánh rừng thông, biển hoa vàng hay đơn giản là biển xanh, cát trắng nhưng đều thấm phong vị riêng mà chỉ ở Việt Nam mới có… Đây là điều mà Hiền Thục muốn nhắn gửi tới những khán giả của mình”, nữ ca sĩ nhấn mạnh.Với MV Sau này, nữ ca sĩ lột tả những cảnh đẹp tại hòn đảo Phú Quý. Bên cạnh những cung đường thoáng đãng, với tiếng sóng vỗ rì rào…, cô và ê kíp còn tái hiện cuộc sống bình yên của người dân địa phương trong sản phẩm âm nhạc mới.Còn với Ngày này năm ấy, giọng ca 8X chọn Đà Lạt để ghi hình, truyền tải thông điệp: “Trong cuộc đời cần có những khoảnh khắc, những sự kiện để giúp mỗi người trưởng thành, có thêm những khoảng an yên đối mặt với tương lai rộng dài phía trước”. Hiền Thục nói lý do chọn ngày đầu năm để ra mắt MV vì mong muốn mang đến khởi đầu mới tốt đẹp cho mọi người. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm để cô bắt đầu cho một chuỗi dự án dài, là dịp để khởi sắc cho cảm xúc âm nhạc bấy lâu. Nói về việc im ắng thời gian qua, cô bày tỏ: "Tôi vẫn đi hát, vì hát là lẽ sống, chỉ là tôi chọn bình lặng hơn...".
Honda Air Blade 125 mới, sử dụng động cơ eSP+ 4 kỳ, 4 van, 1 xi-lanh, làm mát bằng dung dịch, sản sinh công suất 11,9 mã lực tại vòng tua máy 8.500 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 11,3 Nm tại 6.500 vòng/phút. Trong khi đó, Honda Vario 125 nhập khẩu từ thị trường Indonesia, trang bị động cơ SOHC 4 kỳ vẫn sử dụng công nghệ eSP cũ, làm mát bằng dung dịch tích hợp hệ thống phun xăng FI. Động cơ này sản sinh công suất 11,1 mã lực tại 8.500 vòng/phút, mô men xoắn cực đại 10,8 Nm tại 5.000 vòng/phút.
Bản giới hạn Honda SH150 Vetro đầu tiên về Việt Nam
Tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ của tôi được in năm 1978 ở NXB Tác phẩm mới. Đây là tập thơ đầu tay tôi viết suốt 5 năm ở chiến trường, từ lúc mới đặt chân lên Trường Sơn. Năm 1977 tôi được in tập trường ca đầu tiên Những người đi tới biển (NXB Quân đội Nhân dân). Cái viết trước lại được in sau, nhưng tôi vui lắm, vì tới năm 1978 tôi mới có hai tác phẩm này. Hồi đó, được in, được trả nhuận bút, là sướng lắm rồi.Nhưng năm 1978 tôi gặp một tai nạn giao thông rất nặng, phải nằm bệnh viện từ mùa thu năm 1978 tới mùa hè năm 1979. Chuyện tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ của tôi được Hội đồng chấm giải thưởng Hội Nhà văn VN xem xét, tôi hoàn toàn không biết. Hồi đó, thông tin là điều ai cũng muốn mà không có.Mùa thu năm 1979, tôi rời Trại sáng tác Quân khu 5, từ Đà Nẵng chuyển về Quy Nhơn, từ anh chàng trung úy chuyển thành một cán bộ dân sự, tôi cũng chẳng có ý kiến gì. Trên vai một ba lô về Quy Nhơn, tôi tấp ngay vào căn phòng 12 m2 Báo Nghĩa Bình phân cho vợ tôi. Thế là có một gia đình, lại có nhà ở, dù nhà "nắng dột nắng mưa dột mưa" nhưng với vợ chồng tôi, thế cũng là quá ổn.Về Quy Nhơn ít ngày, tôi mới biết mình được giải thưởng Hội Nhà văn, do đọc báo thấy in tin này. Chỉ biết vậy thôi chứ cũng chưa biết thêm tin gì. Tôi vui, dĩ nhiên, nhưng niềm vui cũng không hề ồn ào, vui vậy thôi.Sau đó ít lâu tôi nhận được thư Hội Nhà văn thông báo chính thức mình được giải, đây là giải thường niên của Hội Nhà văn VN, nhưng được tổ chức xét thưởng và trao lần đầu. Có hai giải, giải thưởng thơ và giải thưởng văn xuôi. Tôi nhớ, có hai tác giả nhận giải văn xuôi, nhưng bây giờ không nhớ tên tác giả, vì đã 46 năm rồi còn gì.Nếu chỉ được nhận giải thưởng, cả nhận tiền thưởng, thì cũng chưa có chuyện gì đáng nói. Phải mấy năm sau, hình như vào năm 1982 - 1983 gì đó, nhà văn Nguyễn Thành Long, quê Quy Nhơn, ông về công tác và thăm mẹ mình, người mẹ tảo tần bán tạp hóa ở chợ Lớn Quy Nhơn, ông gặp và tới nhà tôi chơi, anh em tâm sự, ông kể tôi nghe, tôi mới biết chuyện. Thì ra, tôi có được giải thưởng này cũng không hề dễ dàng. Nhà văn Nguyễn Thành Long là thành viên Hội đồng chấm giải, từ sơ khảo tới chung khảo, nên "rành sáu câu" chuyện xét giải này. Ông kể, ở vòng chung khảo, tập thơ tôi đã may mắn lọt vào, nhưng bấp bênh lắm. Vì chỉ còn hai tập thơ, hai tác giả ở vòng cuối cùng này, và hai chọn một. Tôi phải đối đầu với một "cây đa cây đề" thơ Việt Nam, là nhà thơ Huy Cận.Ông Huy Cận có tập thơ Ngôi nhà giữa nắng in ở NXB Văn học năm 1978. Tôi thì chỉ có một dấu chân nhỏ bé qua trảng cỏ hoang dại, coi bộ chuyện này là "trứng chọi với đá" rồi. Tôi lúc ấy là nhà thơ trẻ, nếu bị "out" (loại) cũng là chuyện bình thường. Nhưng câu chuyện nhà văn Nguyễn Thành Long kể với tôi, sau đó ông đã viết thành sách, có một chi tiết không có trong sách của ông, tôi sẽ nói sau.Trong cuốn Chế Lan Viên - người làm vườn thế kỷ, ở bài Hai câu chuyện về Chế Lan Viên, nhà văn Nguyễn Thành Long viết: "Câu chuyện thứ hai thuộc về văn học, sự lựa chọn một trong hai tác phẩm về thơ của Thanh Thảo và Huy Cận (giải thưởng thơ thường niên của Hội Nhà văn VN năm 1979). Chế Lan Viên ở TP.HCM mới ra, hôm trước đã "xạc" tôi một trận không đúng phép tắc cho lắm: "Huy Cận dạy Thanh Thảo chứ Thanh Thảo dạy Huy Cận à?".Vấn đề này hôm sau chuyển vào cuộc họp. Xuân Diệu và Chế Lan Viên nói suốt buổi, Thanh Thảo có cơ mất giải thưởng. Đến phút quyết định, Chế Lan Viên cầm tập thơ của Thanh Thảo (Dấu chân qua trảng cỏ) đứng lên và nói: "Hãy khoan, những câu thơ như những câu này, Huy Cận không viết được thật, anh Xuân Diệu ạ". Xuân Diệu đang phản bác hăng hái, bỗng trở nên hiền lành hẳn. Xuân Diệu nói: "Mà tôi không hiểu sao cái cậu Thanh Thảo ấy làm được những câu thơ như thế mà không biết".Trong câu chuyện nói riêng với nhau, anh Nguyễn Thành Long còn kể tôi nghe chi tiết này: Khi cuộc tranh luận ở Hội đồng xét giải có vẻ "bất phân thắng bại", đột nhiên nhà thơ Chế Lan Viên đưa ra giải pháp: "Tôi đề nghị mỗi thành viên Hội đồng để hai tập thơ trước mặt, xin các anh mở bất kỳ một trang trong tập thơ Huy Cận và đọc to lên, sau đó mở bất kỳ một trang trong tập thơ Thanh Thảo và đọc, chúng ta sẽ có kết luận". Sau màn đối chất thơ vừa bất ngờ vừa thú vị này, cả Hội đồng xét giải thơ đã đi tới đồng thuận, rất nhẹ nhàng. Đó là sự lựa chọn vừa công bằng vừa nghiêm túc. Người có tác phẩm được chọn trao giải rất vui, mà người không được chọn cũng chẳng buồn.Phải nói, 46 năm trước, Hội đồng chấm giải thưởng văn học của Hội Nhà văn đã lựa chọn tác phẩm ở vòng chung khảo như vậy. Các hội đồng xét giải của Hội Nhà văn chúng ta bây giờ rất nên tham khảo cách xét chọn vừa vô tư vừa thú vị này, để "không ai bị bỏ lại phía sau", dù không nhận được giải thưởng.Sau khi nhận giải thưởng mấy năm, tới năm 1983, tôi mới được gặp trực tiếp nhà thơ Xuân Diệu. Cuộc gặp gỡ bên ly bia rất vui, từ đó cho tới cuối đời, nhà thơ Xuân Diệu coi tôi như một đứa em ruột. Ông rất thương tôi, và tôi thường đi với ông về vùng quê Tuy Phước là quê mẹ của Xuân Diệu.