Lái ô tô điện VinFast VF e34 chặng đường dài sẽ thế nào?
Trước đó, trong các ngày 1 và 2.1, Báo Thanh Niên đã thông tin về vụ việc đột kích giải cứu 12 cô gái trong quán karaoke Nice tại TP.Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Vụ việc đã được Công an TP.Đồng Xoài khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 4 bị can gồm: Phạm Thanh Hùng (43 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước), Lê Thị Luyến (21 tuổi, ngụ tỉnh Bạc Liêu), Nguyễn Văn Vũ Linh (28 tuổi, ngụ tỉnh Trà Vinh) và Phạm Trần Thảo Phương (27 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) cùng về tội giữ người trái pháp luật.Trả lời phóng viên Thanh Niên về phương thức, thủ đoạn của Phạm Thanh Hùng liên quan đến vụ việc nêu trên, thượng tá Phạm Quốc Việt Hùng, Phó trưởng công an TP.Đồng Xoài, cho biết Phạm Thanh Hùng và những người giúp sức đã sử dụng quán karaoke và những cô gái không có nghề nghiệp ổn định, đặc biệt là những cô gái chỉ mới 13 tuổi để kinh doanh. Phạm Thanh Hùng cho các cô gái trẻ đã được giải cứu vay trước, sau đó lấy việc nợ tiền để quản lý và buộc họ tiếp khách. Với hành vi giữ người trái pháp luật tại quán karaoke Nice, Phạm Thanh Hùng có vai trò chủ mưu cùng sự giúp sức của 3 người khác là các quản lý."Đặc biệt, Phạm Thanh Hùng còn sử dụng iCloud của điện thoại, quản lý chung các cô gái trẻ này. Đã có trường hợp có dấu hiệu bỏ trốn và bị nhóm Phạm Thanh Hùng bắt lại đánh đập, từ đó khống chế những người còn lại không dám bỏ trốn", thượng tá Phạm Quốc Việt Hùng cho biết thêm.Theo những cô gái đang nợ tiền và bị buộc phải làm việc tại quán karaoke cho vợ chồng Phạm Thanh Hùng, sau khi họ bỏ trốn nhưng bị bắt lại đều phải đối mặt với các trận đánh đập và buộc nhận 2 lần khoản nợ, kèm số tiền công mà nhóm đối tượng nêu trên gọi là phí đi bắt họ trở lại."Một lần em trốn về được 2 tháng, sau đó có một người cùng làm tại quán nhắn tin cho biết đã trốn ra ngoài và cần tìm chỗ ở. Thương người, em ra gặp mặt thì bị những người bên ông Phạm Thanh Hùng bắt lại, bị tăng gấp đôi nợ lên kèm theo 20 triệu đồng phí tìm kiếm và còn bị đánh", T.H.V (16 tuổi, ngụ tỉnh Quảng Ngãi) chia sẻ."Em mong cơ quan công an giúp đỡ, với mức nợ chỉ 35 triệu đồng, nhưng sau 3 năm làm việc vẫn chưa trả hết, giờ em mong muốn được về với gia đình. Cảm ơn lực lượng công an đã giải cứu chúng em", T.H.V xúc động chia sẻ.B.H.L (15 tuổi, quê tỉnh Gia Lai) chia sẻ: "Con chỉ mong muốn được về nhà, con xin cảm ơn các chú công an đã cứu chúng con ra, giờ chúng con đã được tự do, không phải làm những công việc không muốn nữa. Con cũng mong các bạn trẻ đi tìm việc hãy thận trọng tránh vướng vào những nơi làm việc như con, một công việc rất dễ dẫn đến con đường tội lỗi, xì ke, ma túy, có khi còn trở thành tội phạm", em B.H.L nói.Thượng tá Phạm Quốc Việt Hùng nói: "Qua vụ việc này, Công an TP.Đồng Xoài khuyến cáo các gia đình quản lý con em mình. Đặc biệt đối với khách đi hát karaoke, nếu chứng kiến người dưới 16 tuổi có những hành vi khiêu dâm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm". Cũng theo Công an TP.Đồng Xoài, cả 2 quán karaoke (không tên tại H.Phú Giáo và karaoke Nice (TP.Đồng Xoài) đều do Phạm Thanh Hùng cùng vợ là Nguyễn Thị Thắm làm chủ. Ngày 15.11.2024, Nguyễn Thị Thắm cũng đã bị Công an tỉnh Tây Ninh bắt giữ, sau đó khởi tố bị can để điều tra về tội mua bán người (ở một vụ việc khác - PV).Như tin Thanh Niên đã đưa, ngày 22.12.2024, Công an TP.Đồng Xoài và Công an P.Tân Phú đã bất ngờ đột kích, kiểm tra quán karaoke Nice, giải cứu 12 cô gái trẻ là nhân viên của quán từ 13 - 20 tuổi bị ép làm phục vụ khiêu dâm cho khách khi có yêu cầu, với hình thức mặc đồ xuyên thấu.Các nhân viên này đều phải ghi giấy nợ tiền chủ quán và bị quản lý, kiểm soát 24/24, không cho ra khỏi quán nếu không có sự cho phép; người bỏ trốn nếu bị bắt lại thì bị đánh đập.Ngày 29.12, Công an TP.Đồng Xoài đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam chủ quán karaoke Nice cùng 3 quản lý để điều tra về hành vi giữ người trái pháp luật. Đồng thời tiếp tục củng cố chứng cứ, tài liệu, làm rõ hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.Adidas công bố khoản lỗ đầu tiên sau hơn 30 năm
Ngày 15.3, chương trình Ngày hội Giấc mơ Lọ Lem do PNJ tổ chức dành cho các em nhỏ diễn ra tại Nhà văn hóa Thanh Niên TP.HCM. Tại đây, các bé không chỉ được trải nghiệm những trò chơi thú vị như bắn cung, tô màu, làm vòng tay… mà còn được các chuyên gia hướng dẫn kỹ năng mềm. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của Hoa hậu H’Hen Niê khiến không khí của sự kiện trở nên sôi động hơn. Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 dành thời gian chụp ảnh, trao vòng tay và trình diễn của các bé.
Hồng Đăng xin lỗi nhà hát, xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Phim kinh dị tâm linh Tiệm ăn của quỷ do Hàm Trần đạo diễn phát hành đúng dịp Tết Nguyên đán trên nền tảng Netflix, nhanh chóng lên vị trí top đầu các phim được yêu thích, với câu chuyện khai thác các mặt tối của con người như tham, sân, si, mạn và nghi. Bên cạnh dàn diễn viên thực lực như Lê Quốc Nam, Kiều Trinh, bộ phim còn quy tụ những gương mặt trẻ đầy tiềm năng, trong đó đáng chú ý là nữ diễn viên Phạm Nguyễn Lan Thy.Trong Tiệm ăn của quỷ, Lan Thy vào vai Vy, một bartender cá tính tại quán rượu, xuất hiện trong tập 5 của loạt phim. Sau một biến cố về sức khỏe, cô gặp và được Ân (Võ Điền Gia Huy thủ vai) cứu giúp. Cả hai nhanh chóng nảy sinh tình cảm, đắm chìm vào một mối tình mãnh liệt nhưng ngắn ngủi, với những cảnh quay nồng cháy và táo bạo. Có thể thấy vai Vy đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng của Lan Thy trên màn ảnh. Khác xa với hình ảnh ngọt ngào, nhẹ nhàng trước đây, Vy là một nhân vật nổi loạn, mạnh mẽ với những hình xăm phủ kín cơ thể. Không chỉ thay đổi ngoại hình, nữ diễn viên còn thử thách bản thân với những cảnh nóng, điều mà trước đây cô chưa từng thể hiện trên màn ảnh rộng.Với vai diễn này, Lan Thy thể hiện tốt phần cảm xúc, nhưng cách thoại của cô trong phim bị đánh giá là chưa thực sự tự nhiên, khiến một số đoạn hội thoại chưa đủ sức truyền tải cảm xúc mạnh mẽ. Tuy nhiên, với những cảnh yêu đương, Lan Thy lại cho thấy sự nhập vai trọn vẹn, đặc biệt là trong cách thể hiện tình cảm của nhân vật Vy dành cho Ân.Bên cạnh những lời khen về ngoại hình, phong cách diễn xuất đổi mới, một số khán giả cho rằng vai Vy của Lan Thy chưa có nhiều đất diễn để cô thể hiện chiều sâu tâm lý. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Tiệm ăn của quỷ đã giúp nữ diễn viên tạo dấu ấn mạnh mẽ với hình ảnh gai góc, nổi loạn.Trước khi tham gia Tiệm ăn của quỷ, Phạm Nguyễn Lan Thy từng góp mặt trong một số dự án điện ảnh như Em và Trịnh. Gần đây nhất, cô xuất hiện trong bộ phim Công tử Bạc Liêu. Ngoài ra cô còn tham gia đóng MV ca nhạc của một số ca sĩ, đồng thời là một gương mặt được yêu thích trong giới người mẫu ảnh. Sở hữu ngoại hình thanh tú, mái tóc dài và nét đẹp đậm chất điện ảnh, Lan Thy nhanh chóng trở thành cái tên lọt vào mắt xanh của các đạo diễn. Tuy nhiên, so với nhiều diễn viên cùng thời, cô vẫn đang trong quá trình tìm kiếm một vai diễn bứt phá để khẳng định tài năng thực sự của mình.Phạm Nguyễn Lan Thy sinh năm 1998, từng theo học ngành y nhưng sau đó quyết định bảo lưu con đường học vấn để theo đuổi đam mê nghệ thuật. Cô chia sẻ về đam mê diễn xuất: "Tôi đã quyết định bảo lưu việc học để theo đuổi đam mê nghệ thuật bởi tôi thích làm việc tự do, thoải mái. Và mình cứ thử khi có cơ hội thôi".Phạm Nguyễn Lan Thy đang dần trở thành một cái tên đáng chú ý trong làng phim Việt, đặc biệt sau vai Vy trong Tiệm ăn của quỷ. Dù diễn xuất vẫn còn hạn chế, nhưng sự đầu tư, lột xác về hình ảnh và sự dũng cảm thử sức với những cảnh táo bạo đã giúp cô tạo dấu ấn mạnh mẽ. Trên trang cá nhân nữ diễn viên thường chia sẻ những hình ảnh khoe nhan sắc nổi bật, gu thời trang cá tính trong một số sự kiện của làng giải trí và cả đời thường.
"Các em đá căng cứng, không thoải mái" – đó là nhận xét của HLV Thái Bình Thuận về áp lực tâm lý mà các cầu thủ của ông mang theo khi bước vào trận đấu với Trường ĐH Trà Vinh. Dù đã ghi ba bàn thắng và chỉ để thủng lưới một lần, vị thuyền trưởng vẫn cho rằng đội cần cải thiện tâm lý thi đấu."Mục tiêu quan trọng nhất của ban huấn luyện là giúp các em giải tỏa áp lực và chơi bóng tự tin hơn. Chúng tôi quyết tâm không để thua ở trận tiếp theo" – HLV Bình Thuận khẳng định. Đội Trường ĐH Trà Vinh và tân binh Trường ĐH Quy Nhơn có màn so tài hấp dẫn, ở trận đấu thuộc lượt thứ 2 của bảng A, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam - 2025 cúp THACO, diễn ra vào chiều 4.3. Chung cuộc, đội Trường ĐH Quy Nhơn giành 3 điểm khi thắng 3-1.
Arsenal chính thức ra giá cho một trong những tay săn bàn nóng bỏng nhất châu Âu
1. Là một thanh niên gốc Quảng Nam, khi chiến tranh lan rộng khắp các vùng nông thôn, tôi theo gia đình "tản cư" ra Đà Nẵng. Nhờ vượt qua các kỳ thi, tôi đậu tú tài 1 rồi 2 để vào đại học. Trong lúc nhiều bạn cùng lứa thi rớt bậc cử nhân phải vào lính, có bạn đã không về lại sau ngày hòa bình.Tôi về quê sau năm 1975 cũng chẳng biết gì nhiều hơn ngoài một làng quê cũ, vài nơi quanh Đà Nẵng hoặc Hội An. Những nơi khác, nếu biết chỉ là những địa danh trong chiến tranh, nhờ đọc trên báo chí.Tôi may mắn được nhận vào làm việc trong một cơ quan ngành nông nghiệp sau chiến tranh. Tuy chỉ là nhân viên bình thường, tôi được thường xuyên cử đến nhiều huyện và cả những khu vực nông thôn khắp tỉnh Quảng Nam. Sau đó, nhờ vốn liếng hồi đi học lại ham nghiên cứu nên được cử đi nhiều tỉnh ở miền Bắc, ra tận Hải Phòng, các tỉnh vùng Tây Bắc lẫn tây Nghệ An, Thanh Hóa. Tôi lại được đến các nông trường quốc doanh, nhiều hợp tác xã nông nghiệp thời bao cấp. Tính ham hiểu biết, nên đi đâu tôi cũng ghi chép, quen biết nhiều người, nhờ vậy mà vun bồi thêm kiến thức…Trở lại với miền quê Quảng Nam. Những năm sau chiến tranh vẫn còn hoang tàn, dân cư mới hồi hương khai hoang vỡ hóa nên đời sống rất khó khăn. Ở vùng cát ven biển, có nơi không tìm được cây tre để vót đũa ăn cơm. Ở vùng Tiên Phước, quê hương các cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, người dân phải đi bộ cả chục cây số mới tìm ra trạm bưu điện để liên lạc khi có việc. Vùng tây các huyện Hiệp Đức, Quế Sơn, nơi cụ Hoàng Châu Ký làm bí thư hồi toàn quốc kháng chiến, người dân vẫn phải ăn độn khoai sắn, nấu canh bằng sắn củ với chút mỡ heo. Vùng B Đại Lộc, chúng tôi ở trong một kho thu mua lương thực, ăn cơm độn và uống nước bằng cách nấu lá bồ đường phơi khô…Đi công tác ra Bắc, chúng tôi mua thêm ít gạo để bán kiếm thêm ít tiền lời bù vào chi phí. Một lần lụt ngập sông Bến Thủy nhiều ngày, tôi và anh lái xe tên Đức bỏ mấy trăm ký gạo trên một ngọn đồi cạnh đường 18 ở H.Nghi Xuân. Đức ở lại coi xe và hàng, tôi một mình đi nhờ phà vượt sông sang Vinh và kẹt lại đó hết 10 ngày…2. Trong nửa thế kỷ từ 1975 - 2025, tôi có những lần được đi nước ngoài.Khoảng cuối tháng 4.1975, bạn học tôi có cha là sĩ quan không quân chuẩn bị di tản khỏi Sài Gòn. Bạn tôi phóng Honda từ Tân Sơn Nhứt đến khu nhà trọ trên đường Lê Văn Duyệt, ghi tên tuổi vào danh sách và hẹn tôi cùng di tản. Hôm sau bạn lại xuống để chở tôi đến Tân Sơn Nhứt, chuẩn bị bay. Anh bạn phụ tôi chuẩn bị hành trang và từ giã vài người bạn ở trọ. Cuối cùng anh chỉ nhận từ tôi lời từ chối với lý do: "Gia đình mình còn ở Đà Nẵng chưa biết sống chết ra sao, nên không thể yên lòng bỏ đi!". Bạn tôi buồn bực ra về.Năm 1980 ở Đà Nẵng, một nhà thơ rủ tôi cùng "vượt biên". Anh cho biết một chủ tàu cá đã đồng ý cho hai anh em theo tàu với giá rẻ, miễn là biết nói tiếng Anh. Ngày giờ và điểm hẹn đã được vạch ra cặn kẽ, kể cả phương án nếu bại lộ thì có người bảo lãnh ra về an toàn. "Ông có mạng Trường lưu thủy, đừng lo tai nạn trên biển!", nhà thơ thuyết phục tôi. Lần này thì tôi lấy cớ mới lập gia đình, chưa thể quyết định được.Năm 1996, lúc tôi vừa 45 tuổi, được Báo Thanh Niên chấp thuận chuyến đi Úc cả tháng trời do Hãng hàng không Qantas và Công ty Direct Flight mời đích danh. Ở Úc cả tháng, đi lại nhiều thành phố từ Sydney, Canberra đến Melbourne và thăm nhiều bạn cũ thật thoải mái. Ngoài các khách sạn, tôi còn được các bạn cũ người Đà Nẵng đưa về nhà riêng nghỉ, được thết đãi vui vẻ. Lúc ấy vẫn có người rủ rê ở lại, nhưng tôi đều cảm ơn và nêu rõ lý do phải về Việt Nam.Từ sau năm 2000 cho đến cả lúc nghỉ hưu, tôi cũng đã đi đến nhiều nước khá thuận lợi. Với tôi, đi du lịch một thời gian ngắn là thích hợp hơn cả rồi trở về sống ở quê hương mình vốn đã quen nước quen cái, không phải bị cuốn vào đời sống ở những nơi mình không quen biết. Cuộc sống của tôi là cuộc sống mà mình đã chọn lựa từ ngay khi chiến tranh vừa chấm dứt, với công việc mình yêu thích!Nửa thế kỷ đã qua, tôi đã bước qua những lần "suýt đổi đời" như vậy, nhưng không hề hối tiếc…3. Suốt thời gian ấy, dù có lúc buồn chán, nhưng tôi hài lòng vì đó là chọn lựa của mình.Tôi vẫn nhớ mãi cô em họ, lần tôi rời Sài Gòn về lại chỗ ngôi nhà đã bị thiêu rụi của ông bà nội ở Đà Nẵng. Lúc đó, cô em là bí thư chi bộ của du kích địa phương, đang hân hoan sau ngày hòa bình lập lại. Cô ấy nói: "Em cứ tưởng anh đã đi sang Mỹ rồi chớ!". Tôi trả lời: "Anh chỉ có một quê hương ở đây".Kể từ đó, suốt 50 năm, ngoài công việc làm trong ngành nông nghiệp rồi làm báo, tôi đã về xây dựng lại ngôi nhà để thờ cúng tổ tiên, đã cùng các anh em (trong đó có gia đình cô em họ kể trên) xây dựng lại mồ mả ông bà với vai trò con trai trưởng. Và suốt 20 năm nay, tôi tổ chức xây dựng phong trào khuyến học của tộc họ, được bà con hưởng ứng, đóng góp đến hơn mấy tỉ đồng vào quỹ, giúp hàng trăm cháu học sinh nghèo tiếp tục được đi học...Chỉ chừng đó việc mà đã hết một đời người, từ sau chiến tranh. Tôi thấy mình đã không bỏ phí những mơ ước từ thời trai trẻ. Bây giờ, đến lượt các con tôi tiếp bước…