Free Fire sẽ góp mặt tại Giải vô địch eSports thế giới 2024
Chiều 20.3, đại diện Ban giám hiệu Trường trung - tiểu học Petrus Ký (P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) đã cho dừng việc khảo sát thu thập thông tin học sinh có phụ huynh là viên chức nhà nước.Trước đó, nhiều phụ huynh học sinh nhận được link "Khảo sát phụ huynh" do giáo viên của trường gửi vào trong nhóm với nội dung: "Kính thưa ba mẹ, nhà trường cần nắm thông tin số lượng phụ huynh là viên chức nhà nước nên rất mong ba mẹ thực hiện giúp cô link khảo sát ạ. Cảm ơn ba mẹ rất nhiều".Theo đó, khi nhấn vào link, phụ huynh học sinh sẽ phải trả lời các câu hỏi bắt buộc như họ và tên học sinh, học lớp nào và trả lời câu hỏi "có" hoặc "không" vào mục "Có bố mẹ đang là công chức nhà nước".Sau khi nhận được câu hỏi khảo sát của nhà trường, nhiều phụ huynh (kể cả những người không phải là công chức, viên chức) cũng tỏ ra băn khoăn, đồng thời cho rằng việc khảo sát này là nhạy cảm, ảnh hưởng đến tâm tư của những phụ huynh đang là công chức, viên chức nhà nước trong thời điểm đang chuẩn bị sáp nhập các phường, xã và một số cơ quan nhà nước, sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở Bình Dương hiện nay.Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, ông Phạm Ngọc Nam, Hiệu trưởng Trường trung - tiểu học Petrus Ký, giải thích do bộ phận tuyển sinh của trường hiểu nhầm ý chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường nên đã tự lập link khảo sát và gửi cho phụ huynh học sinh.Ông Nam cho rằng nhà trường có chỉ đạo bộ phận tuyển sinh thu thập thông tin học sinh có phụ huynh đang làm công chức, viên chức nhà nước trên cơ sở hồ sơ, dữ liệu sẵn có đang được lưu trữ tại trường để phục vụ công tác, chiến lược tuyển sinh trong các năm học tiếp theo của trường."Tuy nhiên, bộ phận tuyển sinh đã hiểu nhầm chỗ này, thay vì thống kê, thu thập trên hồ sơ, dữ liệu sẵn có thì lại đi lập link để khảo sát, thu thập. Đúng là thời điểm này có phần nhạy cảm nên tôi đã chỉ đạo dừng việc khảo sát lại", ông Phạm Ngọc Nam nói.Chuyển đổi số tạo hệ sinh thái cho giới trẻ miền Trung khởi nghiệp
Trận hòa 0-0 với CLB Hà Tĩnh ở vòng 12 V-League đã khiến CLB CAHN bỏ lỡ cơ hội thu hẹp cách biệt với nhóm đầu. Khoảng cách giữa thầy trò HLV Alexandre Polking với tốp 3 lúc này đã là 5 điểm. Trong bối cảnh Thể Công Viettel vẫn ổn định, còn Hà Nội và Nam Định đều bứt phá trở lại, CLB CAHN cần lấy lại mạch thắng nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.Đáng nói là ở trận hòa đội Hà Tĩnh, CLB CAHN dù có nhiều hảo thủ trong đội hình, nhưng bị đối thủ "bắn phá" cầu môn liên tục. Chất lượng trận đấu của học trò ông Polking bị đánh giá là thấp, với lối đá rời rạc, thiếu điểm nhấn và cần tới may mắn để rời sân với 1 điểm. Ở vòng 11, CLB CAHN cũng bị đội áp chót SLNA cầm hòa 1-1 trên sân Hàng Đẫy. Sau 11 trận, CLB CAHN mới giành được 4 chiến thắng, hòa 4 trận và thua 3 trận. Tỷ lệ thắng của đội cựu vương ở V-League mùa này chỉ vỏn vẹn 36,3%, thấp hơn nhiều so với mùa giải vô địch (55%). Dù có nhiều hảo thủ trên hàng công như Leo Artur, Alan Grafite, Đình Bắc, Quang Hải, Văn Đức... nhưng CLB CAHN chỉ ghi 14 bàn sau 11 trận, trung bình 1,27 bàn/trận (đứng thứ 6 tại V-League). Tất cả thông số nói trên đều đối lập với phong độ ở ASEAN Club Championship (giải vô địch các đội Đông Nam Á), nơi CLB CAHN đang "làm mưa làm gió". Tại giải đấu được xem như Cúp C1 của các CLB Đông Nam Á, HLV Polking cùng học trò đã thắng cả 5 trận vòng bảng trước Buriram United (2-1), Lion City Sailors (5-0), Kaya FC (2-1), Kuala Lumpur FC (3-2) và Borneo Samarinda (3-2). Đội CAHN đánh bại các đội vô địch của Thái Lan, Singapore để đoạt ngôi đầu bảng thuyết phục, trở thành đội duy nhất lúc này ở Cúp C1 Đông Nam Á giữ được thành tích toàn thắng. Trớ trêu là, CLB CAHN dù chỉ chơi 5 trận ở ASEAN Club Championship (chưa bằng một nửa V-League), nhưng đã có số chiến thắng nhiều hơn V-League (5 so với 4). Tỷ lệ thắng, số bàn thắng trung bình mỗi trận khi bước ra giải Đông Nam Á của CLB CAHN đều vượt trội giải trong nước. Nếu duy trì phong độ hiện tại, không khó để đội cựu vương V-League tiến đến trận chung kết, bởi đối thủ PSM Makassar (Indonesia) không thể so với CLB CAHN cả về chất lượng đội hình lẫn kinh nghiệm. Tuy nhiên, CLB CAHN cần mang phong độ ở giải Đông Nam Á về lại V-League, nếu luôn muốn bị các đối thủ gia tăng cách biệt điểm số. Ở vòng 13 V-League, Quang Hải cùng đồng đội sẽ đối đầu Quảng Nam, lúc 19 giờ 15 ngày 15.2 trên sân Hàng Đẫy. Đại diện Việt Nam còn lại dự Cúp C1 Đông Nam Á là CLB Thanh Hóa lại có màn thể hiện trái ngược. Đội bóng xứ Thanh chơi hay ở V-League với 22 điểm sau 11 vòng (kém đội đầu bảng 2 điểm nhưng đá ít hơn 2 trận), song lại đá kém ở giải Đông Nam Á khi chỉ thắng 1 trong 5 trận đã đấu và xếp thứ 5/6 đội ở bảng A chung cuộc.
Chủ tịch UBND TP.HCM: Sẽ sớm giải quyết bài toán 'tiền đâu' cho giới sáng tác
Long Nhật đã có một buổi gặp gỡ đầu năm với Dương Minh Thu - Á quân Giọng ca vàng bolero Việt Nam 2022. Đây là cô học trò mà nam ca sĩ tâm đắc sau cuộc thi. “Tôi nhớ năm đó có khá nhiều thí sinh mạnh nhưng Dương Minh Thu lại nổi bật và gây chú ý hơn cả. Năm ấy, tôi đã dùng hết khả năng của mình để bảo vệ Dương Minh Thu và thành công trao danh hiệu á quân cho cô bé đến từ miền Trung này”, anh kể. Theo Long Nhật, Dương Minh Thu sở hữu chất giọng dày, khỏe. Khi hát bolero, học trò gây ấn tượng với nam ca sĩ bởi sự đằm thắm, thướt tha trong tà áo dài. “Hình ảnh đó làm tôi liên tưởng đến hình ảnh người con gái Huế. Và kể từ đó, tôi đã nói thầm trong đầu rằng bạn này nhất định phải có giải“, Long Nhật nhớ lại. Trước đây, Dương Minh Thu là phiên dịch viên tiếng Trung. Quãng thời gian đó, học trò Long Nhật thường đi hát như một ca sĩ tự do để thỏa lòng đam mê. Nữ ca sĩ cũng chia sẻ dù là người “sinh sau đẻ muộn” trong giới nghệ thuật nhưng lại may mắn được các đàn anh, đàn chị nhiệt tình hỗ trợ, trong đó phải kể đến ca sĩ Long Nhật - giám khảo Giọng ca vàng bolero Việt Nam 2022. Ngoài ra, Dương Minh Thu cũng có một mối quan hệ rất thâm tình với ca sĩ Phú Quý, nghệ sĩ Giang Còi… Mặc dù được các “anh lớn” trong nghề âm thầm đứng sau lưng hậu thuẫn nhưng cô không lấy đó làm sự ỷ lại, tạo thói quen dựa dẫm không tốt trên con đường nghệ thuật sau này. Khi được hỏi về việc có hay không dùng “công thức” từng gây hiệu ứng tranh cãi trước đây để giúp học trò của mình nổi tiếng và đắt show hơn, Long Nhật thẳng thắn cho biết: “Tôi nghĩ điều đó sẽ không hợp với Dương Minh Thu và tôi cũng không muốn phá vỡ hình ảnh với một nét đẹp đằm thắm chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam. Hơn nữa, mỗi người ca sĩ là một cá thể riêng biệt, tôi không có quyền quyết định danh tiếng, sự thành bại của một ai chứ nói gì theo hướng tiêu cực”. Trong vai trò người thầy, Long Nhật nói anh chỉ khuyên nhủ, định hướng cho học trò đi theo một con đường ca hát sạch sẽ và chuyên nghiệp, đúng với tiêu chí của cuộc thi Giọng ca vàng bolero Việt Nam. “Còn đối với cá nhân tôi, những gì đã qua chỉ còn là quá khứ. Tôi không muốn nhắc lại nó vì sẽ ảnh hưởng đến sự lao động nghiêm túc và cần mẫn của mình hiện tại”, anh cho hay.
Tỉ mẩn tạo hình con voi bên căn nhà dài truyền thống, nghệ nhân H'Huyên BHôk (49 tuổi) dừng tay mời chúng tôi vào nhà để tìm hiểu về nghề gốm cổ Yang Tao. Dưới chân nhà dài, những tạo hình như: con voi, con lợn, lọ hoa… đang được bà phơi dưới ánh nắng của ngày đông. "Trong làng tôi chỉ còn vài nghệ nhân làm gốm Yang Tao, họ cũng đã già hết rồi, nếu tính nghệ nhân làm được gốm Yang Tao thì tôi là người trẻ nhất", bà H'Huyên BHôk nói.Bà H'Huyên BHôk cho hay, qua lời kể của bà cố, ngày xưa trong buôn người dân sinh sống không có các vật dụng sinh hoạt như chén, bát…, chỉ dùng lá chuối để đựng cơm. Từ đó, người xưa đã suy nghĩ và sáng tạo, tìm kiếm nguồn đất để nặn ra cái chén đầu tiên, đem đi nung thành công, rồi tiếp tục làm các vật dụng lớn hơn như sành đựng nước, chóe đựng gạo. Thời điểm đó, người dân trong buôn học hỏi lẫn nhau và tự tạo ra các vật dụng riêng để sử dụng trong gia đình."Để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính với bề trên, người sáng kiến đã đặt ra rất nhiều quy tắc khi làm gốm Yang Tao, người vi phạm quy tắc sẽ bị bề trên khiển trách", bà H'Huyên BHôk kể và tiếp lời: "Ngày trước, chỉ có phụ nữ làm gốm, đàn ông trong buôn không được làm vì chế độ mẫu hệ. Độ tuổi mà con gái được làm gốm phải từ 17,18 tuổi, chưa có chồng. Trước khi đi lấy đất, con gái không được tiếp xúc với con trai, không trùng ngày 'đèn đỏ', nếu vi phạm sẽ bị run tay chân, không tìm thấy đường về nhà".Nghệ nhân H'Lưm Uông (63 tuổi), nhà ở bên cạnh và là người chỉ dạy cho bà H'Huyên BHôk làm gốm, vừa nằm viện về, tay chân vẫn còn yếu do bị tai biến (hồi tháng 6.2024), nhưng nỗi nhớ nghề vẫn hằn sâu trong đôi mắt của bà. "Bị thế này, mẹ (tôi) cũng nhớ nghề lắm, tay chân cứ khó chịu. Hằng ngày, chỉ có thể ngồi trong nhà dài nhìn H'Huyên BHôk làm gốm, mong mau khỏi bệnh để lại tiếp tục làm gốm như ngày xưa. Từ những năm 1990, chén bát hiện đại từ nơi khác về nên buôn này chỉ còn vài người làm gốm…", bà H'Lưm Uông chia sẻ.Giọng trầm buồn, nghệ nhân H'Huyên BHôk và H'Lưm Uông kể lại khoảng hơn chục năm trước, trong một lần đi bán gốm Yang Tao ở H.Cư Mgar (Đắk Lắk), chiếc xe chở mọi người không may bị lật ở giữa đèo, bà H'Huyên BHôk bị chấn thương ở vùng đầu, rất may không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng cũng từ đây, người dân trong buôn không còn đi bán gốm ở xa nữa (vì sợ gặp tai nạn) mà chỉ làm các vật dụng phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Rồi theo xu hướng phát triển, gốm thủ công không cạnh tranh được với gốm công nghiệp, nên người làm gốm trong buôn ít dần, chỉ còn 5 – 6 người giữ nghề đến ngày nay.Năm 2008, bà Lương Thanh Sơn (nguyên Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk) đã đến buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, H.Lắk) để động viên, hỗ trợ cho bà con giữ lấy nghề gốm cổ lâu đời trong vùng. Các nghệ nhân và người làm gốm cổ ở Yang Tao luôn ghi nhớ rằng, nếu không có TS Lương Thanh Sơn thì nghề gốm đã mất đi.Bà Sơn cho hay những năm trước 2008, bà đã nghiên cứu và đề xuất các dự án phục hồi các làng nghề truyền thống của người Ê Đê, người M'nông tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, bà xin được nguồn vốn cho dự án phục dựng nghề làm gốm của người M'nông tại buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, H.Lắk). Thời điểm này, tại buôn có mở một lớp dạy nghề làm gốm cổ khoảng 15 – 20 người, trong đó có 3 nghệ nhân được mệnh danh là "bàn tay vàng" của địa phương."Qua thời gian làm văn hóa, gắn bó với người dân tại các buôn làng, điều mà tôi đau đáu đến bây giờ là làm sao tạo được nguồn thu, đầu ra cho các sản phẩm gốm Yang Tao của bà con. H.Lắk là vùng du lịch nổi tiếng của tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là khu du lịch hồ Lắk, đây là cơ sở để phát triển các sản phẩm gốm cổ Yang Tao gửi đến tay du khách thập phương", bà Sơn nói.Bà Sơn cho biết thêm, theo thông tin từ một người nghiên cứu (Bỉ) do bà hướng dẫn, sản phẩm gốm cổ Yang Tao đã hiện diện tại Bảo tàng Anh. Trong lần trở lại Dơng Bắk cách đây không lâu, các nghệ nhân (nay già yếu nhưng bàn tay của họ chưa bao giờ biết mỏi) cũng khoe với bà, gốm Yang Tao đã được du khách từ các công ty du lịch lữ hành đến tham quan và tìm mua. Từ đó, cũng tạo nguồn thu nhập đáng kể cho bà con duy trì với nghề.Trao đổi với Thanh Niên, Sở VH-TT-DL Đắk Lắk cho biết, Bộ VH-TT-DL vừa có Quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm gốm của người M'nông ở xã Yang Tao (H.Lắk, Đắk Lắk). Đây sẽ là cơ sở quan trọng để gốm cổ Yang Tao được hồi sinh.
Hòa Phát đầu tư 3 dự án 120.000 tỉ đồng vào Phú Yên
Trên đường thử tại nhà máy VinFast, VF8 cũng cho thấy khả năng cách âm tốt, dù sử dụng mâm cỡ lớn lên đến 21 inch, to hơn nhiều so với một mẫu xe cùng cấp thông thường. Khả năng cách âm gầm cũng như môi trường xung quanh đều ở mức ấn tượng, tương tự 2 đàn anh Lux A2.0 và SA2.0 trước đó.