Vài giờ nữa sẽ bắt đầu nhật thực 'trăm năm có một': Người Việt có thể quan sát trực tuyến
Sáng 19.3, Ban tổ chức cuộc thi tìm hiểu "Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình" đã tổ chức trao giải cho các cá nhân tập thể tham gia cuộc thi và đón nhận quyết định Xác lập kỷ lục Việt Nam về số lượt tham gia trong các cuộc thi tìm hiểu lịch sử.Cuộc thi với chủ đề "Tự hào, vững bước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" do Tỉnh ủy Thái Bình giao cho Tỉnh đoàn Thái Bình là đơn vị thường trực tổ chức, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.2030 - 3.2.2025). Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm trên internet, chia thành 3 đợt, gồm 8 tuần thi. Nội dung thi bao gồm: tìm hiểu lịch sử mảnh đất, con người Thái Bình; các giá trị truyền thống, văn hóa của đất và người Thái Bình; tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình qua các thời kỳ; những thành tựu của Thái Bình sau 135 năm xây dựng, phát triển và 95 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.Sau 8 tuần thi, với gần 2,5 triệu lượt thi, cuộc thi hiện giữ kỷ lục Việt Nam về số lượt tham gia trong các cuộc thi tìm hiểu lịch sử.Theo ban tổ chức, cuộc thi không chỉ thu hút cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh, mà còn lan tỏa đến người dân cả nước, kiều bào Việt Nam tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Cuộc thi thu hút trên 1.000 lượt người con Thái Bình, các du học sinh ở Úc, Mỹ, Đức, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Pháp, Đài Loan (Trung Quốc) tham gia.Cuộc thi đã xét, chọn 30 cá nhân đạt giải.Trận derby bóng rổ Hà Nội sớm 'cháy vé'
Những người sống bên dòng Kinh Giang có câu ca dao hay đọc cho bạn bè, du khách nghe: "Sông Kinh phong cảnh hữu tình/Dừa xanh tươi thắm đậm tình quê hương". Câu ca đã gói gọn tất cả những nét đặc sắc nhất của dòng sông.Bà Đỗ Thị Tiến (69 tuổi, ở thôn Trường Định, xã Tịnh Khê) đã gắn bó với rừng dừa nước bên dòng Kinh Giang từ thuở bé. Trải qua bao thăng trầm, rừng dừa đã trở mình thành điểm du lịch thú vị, đem lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.Bà Tiến kể giai đoạn từ năm 1969 - 1975, chiến sự ác liệt, rừng dừa nước là nơi che chở cho bộ đội và du kích. Khi ấy, máy bay địch cày nát xã Tịnh Khê, khiến vùng đất này trở nên hoang tàn. Lực lượng du kích không có chỗ trú ẩn nên rút ra rừng dừa nước bên sông, lấy đây làm căn cứ. Lúc đó, cá tôm ngoài rừng dừa nhiều vô số, gạo thì được người dân tiếp tế nên không sợ đói. Rừng dừa rất rậm rạp nên quân địch dùng máy bay truy lùng vẫn không phát hiện ra căn cứ. Dưới nước, bùn sình nhão cùng với bẫy mìn được cài cắm bí mật trở thành nỗi khiếp sợ của địch."Rừng dừa nước đã vươn mình, ưỡn ngực để che chở cho bộ đội, du kích Tịnh Khê và các địa phương khác. Không có nó, có lẽ phong trào cách mạng ở Tịnh Khê sẽ gặp nhiều khó khăn", bà Tiến nói.Còn bà Nguyễn Thị Tía (69 tuổi, thôn Trường Định) vẫn nhớ như in những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Bà Tía tham gia du kích ở địa phương, từng chứng kiến không biết bao nhiêu trận đánh trên dòng Kinh Giang."Nhiều lần bom nổ ngay trước mũi ghe. Rồi khi địch càn, phải trốn dưới công sự trong rừng dừa nước, nước dâng ngang cổ, ngập đầu. Lúc đó, hiểm nguy rình rập, ai cũng có tâm lý sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước", bà Tía bộc bạch.Cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông Phạm Vinh Tâm (72 tuổi, ở thôn Trường Định) sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang.Nhiều năm trôi qua nhưng ông Tâm vẫn nhớ mãi một thời con sông luôn dồi dào thủy sản. Thời ấy, người ta ví rừng dừa nước như một miền Tây thu nhỏ. Dưới tán rừng dừa, tôm, cá bơi thành đàn...Ông Tâm nhớ lại thời ấy, trừ mùa bão lũ, còn lại ngư dân thả lưới, thả rớ trên sông quanh năm, cá, tôm thu về không chỉ đủ ăn mà còn đem bán."Tôi là đời thứ tư trong gia đình tiếp nối nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang. Con sông này một thời được ví như mỏ vàng. Ngoài đánh bắt tôm cá, người dân địa phương còn có thể dùng dừa để chằm lá, đan lát rồi mang bán. Làm nghề này thu nhập không cao nhưng người dân không nỡ bỏ vì cây dừa nước đã gắn bó qua nhiều thế hệ", ông Tâm kể.Chèo ghe chừng 5 phút, vào sâu bên trong rừng dừa nước, phong cảnh hiện ra trước mắt đẹp như một bức tranh. Ông Tâm vừa chèo vừa chia sẻ: "Rừng dừa là nơi tránh rét của những đàn chim, đàn cò hoang dã vào mùa đông, còn dưới những gốc dừa là nơi trú ngụ, sinh sản của biết bao loài tôm, cá đối nước lợ, cua càng xanh, ốc, ghẹ, sò...".Rừng dừa nước trên sông Kinh đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Căn cứ rừng dừa nước" và được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là điểm du lịch. Người dân nơi đây đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thu hút nhiều khách phương xa đến tham quan, trải nghiệm. Đến đây, du khách được trải nghiệm chèo thuyền băng qua các con lạch, thưởng thức trái dừa nước và cùng người dân làm nghề thủ công.Gia đình ông Phạm Văn Hiền (ở thôn Trường Định) có 2.000 m2 dừa nước. Hằng ngày, ông Hiền mưu sinh nhờ rừng dừa, hái lá dừa về chằm thành tấm để bán. Khi địa phương có chủ trương phát triển du lịch, ông cùng nhiều người dân tham gia du lịch cộng đồng, trong đó, những nông dân thạo nghề sông nước làm hướng dẫn viên cho du khách."Mỗi lần có khách tham quan rừng dừa, tôi vừa chèo vừa giới thiệu về lịch sử. Tôi kể với họ rằng mỗi người dân nơi đây tự hào với rừng dừa nước vì gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc", ông Hiền chia sẻ.Ông Võ Minh Chính, Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, cho biết xã này có khoảng 12 ha dừa nước, tập trung ở thôn Trường Định và thôn Cổ Lũy, dọc dòng Kinh Giang. Địa phương đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch cộng đồng Mỹ Khê, hiện có khoảng 10 hộ dân tham gia chèo thuyền phục vụ khách tham quan."Sắp đến, địa phương sẽ mở rộng mô hình phát triển du lịch cộng đồng, đưa du khách đi tham quan trải nghiệm tại các địa điểm di tích lịch sử, căn cứ, đền thờ… trên địa bàn", ông Chính nói.Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi, loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được tỉnh quan tâm phát triển định hướng gắn với lợi thế cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa đặc sắc của từng địa phương."Hiện TP.Quảng Ngãi đã đăng ký phát triển 6 mô hình phát triển du lịch nông thôn, gồm: mô hình du lịch cộng đồng dừa nước xã Tịnh Khê, mô hình phát triển du lịch làng hoa xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan vườn rau an toàn xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch cộng đồng xã Nghĩa Phú, mô hình du lịch cộng đồng bãi biển xã Nghĩa An và mô hình du lịch cộng đồng gắn với tham quan các khu di tích lịch sử", ông Dũng cho hay.Trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, rừng dừa nước Kinh Giang ở xã Tịnh Khê là căn cứ cách mạng vững chắc của lực lượng vũ trang phía đông Sơn Tịnh và là nơi đứng chân của Đại đội 21,Tiểu đoàn 48, Tỉnh đội Quảng Ngãi, đội công tác của các xã Nghĩa Phú, Nghĩa An, Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi).Rừng dừa nước có địa thế hiểm yếu, địch đã nhiều lần tổ chức hành quân càn quét, dùng nhiều lực lượng cùng xe tăng, máy bay yểm trợ và rải chất độc hóa học... hòng xóa bỏ căn cứ này. Tuy nhiên, tất cả đều bị quân ta đánh trả quyết liệt, bảo vệ vững chắc căn cứ.Căn cứ rừng dừa nước là biểu tượng cho ý chí kiên cường, bất khuất, niềm tự hào và tính sáng tạo trong nghệ thuật chiến tranh du kích của quân dân Tịnh Khê và phía đông Sơn Tịnh trong lịch sử đấu tranh cách mạng. Nơi đây được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2007 và công nhận là điểm du lịch vào tháng 7.2024.
Sao bóng chuyền Việt Nam Trần Thị Thanh Thúy xuất ngoại thi đấu ở Thổ Nhĩ Kỳ
Theo kế hoạch, đội tuyển Thái Lan chia làm 2 tốp, có mặt tại sân bay Nội Bài vào tối 31.12 để chuẩn bị cho trận chung kết lượt đi với đội tuyển Việt Nam trên sân Việt Trì (Phú Thọ). Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, Suphanat Mueanta không thể di chuyển cùng đồng đội do đang điều trị tại bệnh viện. Anh sẽ bay sang Việt Nam vào ngày 1.1, tức chỉ trước trận chung kết lượt đi 1 ngày. Suphanat đã bị sốt trước trận bán kết lượt về với đội tuyển Philippines. Vì thế, anh chỉ được HLV Masatada Ishii tung vào sân khi 2 đội bước vào hiệp phụ. Dù không có thể trạng tốt nhất, Suphanat vẫn thi đấu tốt và sắm vai người hùng của bầy "Voi chiến" khi ghi bàn thắng quyết định, ấn định tổng tỷ số 4-3 cho nhà đương kim vô địch. Khi chưa khỏi bệnh hoàn toàn và không đạt thể trạng tốt nhất, gần như chắc chắn Suphanat sẽ không thể ra sân từ đầu trong trận chung kết lượt đi với đội tuyển Việt Nam. Nếu đội tuyển Thái Lan gặp bất lợi, anh có thể được vào sân trong hiệp 2. Đây chắc chắn là một tổn thất lớn của "Voi chiến" bởi Suphanat đang là cầu thủ chơi hay nhất đội từ đầu giải với 5 bàn thắng và 4 kiến tạo. Tuy nhiên, đây chưa phải là tổn thất duy nhất của đội tuyển Thái Lan. Tiền đạo mục tiêu số 2 trong tay HLV Ishii là Teerasak Poeiphimai dính chấn thương gân khoeo trong trận bán kết lượt về với Singapore. Anh dự kiến phải nghỉ thi đấu hơn 2 tuần nên chắc chắn vắng mặt trong cả 2 lượt đấu với đội tuyển Việt Nam. Ở AFF Cup 2024, Teerasak là phương án dự phòng cho Patrik Gustavsson nhưng cũng kịp ghi 3 bàn. Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanAsean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Lập luận liên quan đến người tuổi Tỵ đến từ quan điểm về "năm bản mệnh", theo tờ South China Morning Post.Nếu tuổi của một người phạm sao Thái Tuế của năm đó, vận rủi được cho sẽ ập đến. Ngược lại, năm bản mệnh cũng có thể mang đến vận may nếu cát tinh tụ hội trong tử vi của họ.May mắn là có một số biện pháp tối đa hóa vận may và hạn chế sự xui rủi của người tuổi rắn trong năm Ất Tỵ, theo chỉ dẫn của các thầy phong thủy Trung Quốc. Dĩ nhiên, tất cả chỉ là để tham khảo.Thuật nghiên cứu tử vi Trung Quốc cho rằng năm bản mệnh của một người được định nghĩa là con giáp của năm đó trùng với năm tuổi, khởi đầu cho sự thiết lập lại vận mệnh trong 12 năm tiếp theo.Người trúng năm bản mệnh được cho sẽ gặp thách thức nếu "mệnh phạm thái tuế", với thái tuế là vị thần trông coi và quản lý cát-hung, họa-phúc của một năm.Vì thế, người trải qua năm tuổi thường được khuyên chuẩn bị sẵn sàng trước mọi khó khăn.Cũng theo phân tích của chiêm tinh học Trung Quốc, mức độ ảnh hưởng của năm tuổi thay đổi tùy theo vận mệnh một người, và vẫn có cách chạm đến vận may nhờ vào sự tồn tại của những cát tinh.Chẳng hạn, người tuổi Tỵ trong năm Ất Tỵ có thể hơi lo về khả năng có trở ngại trong chuyện tình cảm, các mối quan hệ, sức khỏe và gia đạo, nhưng có thể chứng kiến những thay đổi tích cực trong khía cạnh nghề nghiệp và tài lộc.Biện pháp đầu tiên được cho có thể cải thiện vận may cho người tuổi rắn trong năm mới chính là mặc càng nhiều đồ đỏ càng tốt.Theo quan niệm phương Đông, đỏ là màu hên nhất, biểu tượng cho sự thịnh vượng và sung túc.Bên cạnh đó, đeo đồ trang sức bằng ngọc bích như mặt dây chuyền hoặc vòng tay cũng sẽ bảo vệ người tuổi Tỵ khỏi tình trạng bất ổn đến từ năm bản mệnh.Được gọi là "đá đến từ thiên cung", ngọc bích từ lâu được tin rằng mang đến sự dài lâu.Để tăng thêm vận may, bạn thường ngày có thể đeo mặt dây chuyền hình con giáp bản mệnh xâu dây đỏ.Cũng có thể đeo vòng tay có tượng tỳ hưu, sinh vật thần thoại được cho mang đến vận may và tài lộc.Người năm tuổi cũng được khuyên làm nhiều việc thiện, như hiến máu, tham gia hoạt động từ thiện mang đến lợi ích cho nhiều người.Trong khi đó, cũng có quan niệm cho rằng năm hên hay xui tùy thuộc vào đạo đức của một người, cũng như tài năng, tham vọng của họ. Để chuẩn bị sẵn sàng trước mọi khả năng, một người nên tìm cách trau dồi thêm những kỹ năng mới và hoàn thiện những thiếu hụt của bản thân.Và nếu trong trường hợp phải đối mặt với bất cứ điều gì tiêu cực trong năm Ất Tỵ, nên nhớ rằng các trở ngại có thể mở đường cho những cơ hội mới và mang đến vận may tốt hơn trong những năm tới.
Hệ sinh thái y tế ‘lấy sự hài lòng của người bệnh làm mục tiêu’ đổi mới
Bộ Công an vừa phát đi thông báo về tổ chức "Ủy ban cứu người vượt biển" có tên tiếng Anh là "Boat People SOS", viết tắt là BPSOS đã và đang có hoạt động liên quan đến khủng bố.Tổ chức này thành lập năm 1990 tại Mỹ, do Nguyễn Đình Thắng (67 tuổi, sinh tại TP.HCM, quê quán Nghệ An; hiện đang sống tại Mỹ) cầm đầu, giữ vai trò Giám đốc điều hành.Theo Bộ Công an, tổ chức BPSOS hoạt động dưới danh nghĩa "cứu trợ người tị nạn" nhưng thực chất là lợi dụng hoạt động này để móc nối, trợ giúp các tổ chức, cá nhân liên quan đến các hoạt động chống phá Việt Nam, trong đó có nhóm đối tượng tham gia tổ chức "Người Thượng vì công lý - MSFJ" từng gây ra cuộc khủng bố tại Đắk Lắk ngày 11.6.2023.Với vai trò cầm đầu, Nguyễn Đình Thắng đã trực tiếp tham gia và chỉ đạo các thành viên trong tổ chức tiến hành nhiều hoạt động liên quan đến tổ chức khủng bố MSFJ.Cụ thể, Thắng đã chỉ đạo hỗ trợ các đối tượng trong tổ chức của mình hỗ trợ thành lập tổ chức MSFJ vào tháng 7.2019 tại Thái Lan và hoạt động tại Mỹ vào tháng 4.2024, đồng thời hỗ trợ MSFJ đăng ký pháp nhân tại Mỹ.Để hỗ trợ MSFJ hoạt động, Thắng trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí, phương tiện, trả lương cho thành viên MSFJ hoạt động chống phá nước ta, trong đó có các hoạt động khủng bố tại Đắk Lắk.Sau khi nhóm MSFJ bị truy nã trong đó có đối tượng Y Quynh Bdap, Thắng vẫn hỗ trợ tiền, bố trí nơi ở để Y Quynh Bdap lẩn trốn tại Thái Lan. Y Quynh Bdap bị bắt và đưa ra xét xử, Thắng vẫn tích cực tìm cách bảo vệ, không để Tòa án Thái Lan ra phán quyết trục xuất đối tượng này về Việt Nam. Đồng thời, gây quỹ tài trợ cho luật sư Thái Lan tham gia bảo vệ Y Quynh Bdap tại phiên tòa và tham gia vận động các tổ chức quốc tế ủng hộ hoạt động cho tổ chức MSFJ.