Đà Nẵng: Vì sao thưởng tiền cho nam sinh viên đăng ký ngành giáo dục mầm non?
Ngày 20.3, Ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam vừa công bố 41 thí sinh vào chung khảo Hoa hậu Việt Nam. Được lựa chọn từ 300 hồ sơ, các thí sinh sẽ cùng sống trong ngôi nhà chung của vòng chung khảo. Năm nay, ban tổ chức tiếp tục kiên định tiêu chí tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên, không chấp nhận thí sinh đã can thiệp thẩm mỹ, đồng thời nhấn mạnh 4 giá trị cốt lõi: nhan sắc, văn hóa, trí tuệ và cống hiến.Ông Phùng Công Sưởng, Tổng biên tập Báo Tiền Phong, Trưởng ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam cho biết, 99% thí sinh vào chung khảo là sinh viên, tốt nghiệp đại học, trong đó đông đảo thí sinh đến từ các trường đại học lớn, danh giá. Độ tuổi trung bình của các thí sinh là 21,3 tuổi.Cũng theo ông Phùng Công Sưởng, kết quả nhân trắc học cho thấy vẻ đẹp hài hòa, nhiều chỉ số nổi bật cả về chiều cao chạm ngưỡng 1,8 m. Nhiều thí sinh có thể nói thành thạo 2 - 3 thứ tiếng, nhiều bạn có tài lẻ như hát, múa, thuyết trình…Ông Sưởng còn cho biết, việc phỏng vấn thí sinh bằng tiếng nước ngoài năm nay của Hoa hậu Việt Nam cũng đặc biệt. Trong thành phần ban giám khảo có một giảng viên đại học có thể nói thành thạo 5 thứ tiếng, sẽ trực tiếp phỏng vấn các thí sinh. Một số hoa hậu cũng tham gia ban giám khảo như hoa hậu Nguyễn Thị Huyền, hoa hậu Thanh Thủy. Nhà sản xuất Hương Giang Idol cho biết về 10 tập truyền hình thực tế của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Theo đó, có 3 phần nội dung của chương trình truyền hình thực tế này. Phần 1 dự kiến 4 tập có nội dung Khởi đầu rực rỡ. Đó là 41 bước tới ngôi nhà chung của 41 cô gái. "Các cô gái bước tới với 41 tấm bằng học sinh giỏi", Hương Giang Idol cho biết. Phần 2 giới thiệu đêm chung khảo tại Hà Nội. Phần 3 dự kiến 4 tập, tìm ra đại sứ. Đây là phần giới thiệu về các đại sứ của cuộc thi, về đất nước, con người Việt Nam, với sự giới thiệu của các thí sinh hoa hậu.Trả lời câu hỏi của Thanh Niên về độ "thực tế" của chương trình thực tế này, Hương Giang Idol cho biết, chương trình sẽ có những cắt dựng để bảo đảm thời lượng lên sóng. Là một cuộc thi nhan sắc, chương trình cũng sẽ ưu tiên khoe ra cái đẹp. Tuy nhiên, việc cắt dựng vẫn hướng tới việc thực tế hơn nữa để công chúng biết được cuộc thi gắt gao của các thí sinh Hoa hậu Việt Nam.Cũng theo Hương Giang Idol, sự kịch tính của một chương trình thực tế cũng sẽ không phá vỡ sự chỉn chu, uy tín của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. "Các hình ảnh đều được ban giám khảo thông qua. Cho nên, tính kịch tính quá mức để ảnh hưởng tới các bạn thí sinh chắc chắn sẽ không có", Hương Giang nói.Đêm chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024 dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào tháng 4 tới, hứa hẹn bùng nổ với các phần thi, chương trình nghệ thuật hiện đại, mãn nhãn.Mỹ điều tàu khu trục USS John Finn qua eo biển Đài Loan
Cũng như nhiều tiểu thương khác, bà Sen quanh năm quanh quẩn ở chợ, ít dịp được gặp gỡ bạn bè, vui chơi. Đồng cảm và thương nhiều chị em cũng như mình, bà lập nhóm nhảy dân vũ, biến chợ thành sân khấu với phông nền biểu diễn là sạp thịt, gian rau củ…, lan tỏa năng lượng tích cực.Bà Sen bán thịt bò ở chợ Nam Dong đã 30 năm, là người năng động, thích văn nghệ. Ba năm trước, con gái của bà tải các ứng dụng mạng xã hội để mẹ tham gia, kết bạn. Nhờ vậy, người mẹ 3 con cập nhật được trào lưu, xu hướng mới của giới trẻ. Thấy nhiều người quay video cuộc sống thường ngày, ca hát, nhảy múa…, bà cũng học theo.Khoảng 2 năm nay, cứ khoảng 11 giờ, gần trưa vãn khách, bà Sen cùng nhiều tiểu thương khác nhảy múa, diễn kịch ngắn; mục đích là để giải tỏa căng thẳng, tìm tiếng cười, niềm vui sau buổi sáng làm việc. Thỉnh thoảng, bà Sen đăng video lên mạng xã hội, nhận được nhiều bình luận tích cực, có nhiều video thu hút cả triệu lượt xem."Mục đích của chúng tôi là muốn truyền năng lượng tích cực, vui vẻ đến với cộng đồng. Cả thời thanh xuân chị em tiểu thương chúng tôi gắn bó với góc chợ nhỏ. Lo cho con cái trưởng thành thì chúng tôi cũng sắp già rồi. Thay vì đợi ai đó mang lại niềm vui thì mình tự tạo ra ngay tại nơi mình làm việc vậy", bà Sen nói.Đội "nghệ sĩ chợ" của bà Sen gồm các tiểu thương bán thịt bò, thịt heo, rau củ, bún, đồ gia dụng... Nhóm thường nhảy những điệu tự do theo các bài nhạc đang thịnh hành. Gần đây, mọi người thích điệu Rumba nên cũng đang tập luyện. Tiếng là tập nhưng bà Sen chỉ hướng dẫn qua các động tác đơn giản, sau đó mọi người nghe nhạc và nhảy theo khả năng.Bà Bùi Thị Luyến (54 tuổi), bán bún ở chợ được 15 năm, cho biết: "Cứ khoảng 11 giờ vắng khách là đến giờ của chúng tôi vì lúc đó mới rảnh. Chị em trong nhóm hầu hết trên 40 tuổi, các chị trên 60 tuổi cũng tham gia nhảy nữa. Từ ngày tham gia nhóm nhảy ở chợ, tôi thấy yêu đời hơn, trẻ ra".Cũng như bà Luyến, bà Phạm Thị Mát (50 tuổi) bán thịt heo ở chợ 30 năm nay cũng khẳng định từ khi tham gia nhóm, bà thấy tinh thần và sức khỏe tốt hơn. Chưa kể, tinh thần đoàn kết, tình cảm các chị em dưới "mái nhà chợ Nam Dong" ngày càng tốt hơn.Tuy mỗi ngày chỉ tranh thủ khoảng 30 phút buổi trưa để tập luyện, nhưng ai nấy đều thấy năng lượng được nạp đầy sau buổi sáng dậy sớm làm việc. "Chúng tôi thường không tập nhiều đâu, có khi đang nhảy quay video thì khách gọi, phải bỏ ngang để đi bán. Nhờ có nhóm mà chúng tôi được đi đây đó, đi giao lưu văn nghệ, học hỏi thêm nhiều điều mới", bà Mát nói.Bà Sen chia sẻ, đứng sạp hàng buôn bán tuy không quá vất vả, nhưng thời gian ở chợ có khi còn nhiều hơn ở nhà. Tuy là công việc tự do, làm chủ được thời gian nhưng vì bán lâu năm nên các bà, các chị đều có nhiều mối sỉ là các quán ăn. Vì thế, đôi khi muốn nghỉ một bữa để đi chơi cũng khó. Còn chuyện đi du lịch xa thì bà Sen và mọi người chưa ai dám nghĩ đến.Nhớ nhất là hồi năm ngoái, bà Sen thấy mạng xã hội chia sẻ thông tin Đắk Lắk điểm du lịch thu hút nên rủ cả nhóm cùng đi."Hơn 30 người, thuê 3 xe đi từ nhà lên Đắk Lắk vui chơi. Có người còn mang theo 2 - 3 bộ quần áo đẹp để thay, chụp hình nhiều kiểu. Đó là lần hiếm hoi tiểu thương chợ Nam Dong được đi chơi xa, được mặc đồ đẹp chụp ảnh cùng nhau", bà Sen kể, giọng hào hứng.Ở tuổi sắp được bồng cháu, được lên chức bà, bà Sen cho rằng sức khỏe tinh thần là điều rất quan trọng. Bà cho rằng mỗi người nên chọn cho mình một hoạt động thể dục thể thao, một hội nhóm bạn bè phù hợp để tham gia."Vì không có thời gian tập thể dục buổi sáng nên nhóm tiểu thương tập vào buổi trưa, vừa được giải tỏa căng thẳng, vận động tay chân, vừa thỏa đam mê văn nghệ, miễn là không làm ảnh hưởng thời gian dành cho gia đình là được", bà Sen nói.
Ban tổ chức nói gì việc Lễ hội ẩm thực Việt toàn thấy bán cá viên chiên
Lễ hội Việt Nhật lần thứ 10 tại TP.HCM chủ đề "Cùng nắm chặt tay nhau - Đến tận mai sau" vừa khai mạc sáng nay, 8.3 tại Công viên 23.9, quận 1, TP.HCM thu hút hàng ngàn du khách hai nước. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cùng đoàn đại biểu hai nước thăm nhiều gian hàng tại đây, trong đó có gian hàng của JICA - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, nghe giới thiệu về Trường ĐH Việt Nhật và nhiều dự án khác.Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện JICA Việt Nam, cho biết trong nhiều năm JICA đã và đang có cơ hội đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trên cương vị là cơ quan của chính phủ Nhật Bản triển khai các dự án hợp tác phát triển chính thức (ODA). Năm nay là lần thứ 4 JICA tổ chức gian hàng tại Lễ hội Việt Nhật. Các gian hàng của JICA được giới thiệu tại lễ hội nhằm mang các dự án hợp tác đến gần với công chúng hơn, thuộc 4 lĩnh vực: giáo dục, biến đổi khí hậu, phát triển cộng đồng và du lịch (cử tình nguyện viên Nhật Bản) và giao thông.Trong lĩnh vực giáo dục có Dự án nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu, và quản trị ĐH tại Trường ĐH Việt Nhật (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Dự án hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đã và đang phối hợp với Trường ĐH Cần Thơ."Trường ĐH Việt Nhật (VJU - ĐH Quốc gia Hà Nội) là biểu tượng của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam Nhật Bản được thành lập năm 2014. Từ năm 2015, JICA đã thực hiện dự án hợp tác kỹ thuật nhằm hỗ trợ trường đặt nền móng các chương trình đào tạo thạc sĩ đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam. Hiện nay, có khoảng 1.100 học viên và sinh viên đang theo học các chương trình đào tạo hệ cử nhân và thạc sĩ của trường", ông Sugano Yuichi cho biết.Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, ông Hayashida Takayuki, chuyên gia JICA, điều phối viên Dự án hợp tác kỹ thuật nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu và quản trị ĐH tại Trường ĐH Việt Nhật (VJU), cho biết tại trường đang có 6 chương trình bậc ĐH và 8 chương trình sau ĐH, các ngành học ở các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội."Thế mạnh của Trường ĐH Việt Nhật là từ năm nhất, năm 2, sinh viên được tập trung học các môn học liên quan kỹ năng mềm, các kiến thức nhân văn, khuyến khích sáng tạo... trước khi sinh viên được học kiến thức chuyên môn vào năm 3, năm 4. Ngoài ra, tại trường thì sinh viên các ngành khác nhau, ở bậc thạc sĩ và cử nhân có thể cùng học tập, cùng nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trải nghiệm", ông Hayashida Takayuki cho hay.Ông Hayashida Takayuki cho hay thêm một ngành học đang được quan tâm tại VJU đó là ngành kỹ sư xây dựng, đào tạo hệ cử nhân và thạc sĩ, tại đây các sinh viên và học viên được học kỹ thuật xây dựng metro của Nhật Bản, được học hỏi, tham quan trên thực tế tại tuyến metro tại TP.HCM.Ông Hayashida Takayuki cho biết hiện nay Trường ĐH Việt Nhật đang nghiên cứu và có kế hoạch mở những ngành mới, chương trình đào tạo mới và đang chờ sự đồng ý, phê duyệt của Chính phủ Việt Nam, để có thể tuyển sinh vào mùa thu 2025, cho năm học 2025-2026. Có thể kể tới như ngành nghiên cứu về châu Á (dạy bằng tiếng Anh); ngành hướng tới xây dựng và đào tạo nhân lực phục vụ ngành bán dẫn ở Việt Nam; ngành liên quan tự động hóa; ngành khoa học máy tính (đã có chương trình đào tạo cử nhân, trường đang cân nhắc mở chương trình đào tạo thạc sĩ). Tại lễ hội Việt Nhật 2025 hôm nay, bên cạnh các dự án về giáo dục, JICA còn trưng bày dự án về chương trình phái cử tình nguyện viên của JICA. Chương trình phái cử tình nguyện viên người Nhật sang Việt Nam đã được thực hiện trong vòng 30 năm qua với hơn 750 tình nguyện viên đã sang làm việc tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, phát triển cộng đồng...Và đáng chú ý là dự án xây dựng tuyến metro số 1 TP.HCM (Bến Thành - Suối Tiên) được trưng bày và giới thiệu với du khách. Đây là một trong những dự án lớn nhất của JICA đã hoàn thành và bắt đầu vận hành thương mại từ ngày 22.12.2024. Ngày mai, 9.3.2025, lễ khánh thành chính thức tuyến metro số 1 sẽ được tổ chức với sự tham gia của nhiều chính khách 2 nước Việt Nam và Nhật Bản.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC 3 lần thay đổi giá vàng trong sáng 21.3, mỗi lần giảm từ 300.000 - 800.000 đồng mỗi lượng, nâng tổng mức giảm từ 900.000 đến 1,4 triệu đồng mỗi lượng. Tương tự, các đơn vị kinh doanh vàng khác như Bảo Tín Minh Châu, Doji, Phú Quý… cũng liên tục điều chỉnh giá đi xuống. Giá mua vàng miếng SJC xuống còn 96,4 triệu đồng, bán ra còn 98,9 triệu đồng.Cùng với đó, giá vàng nhẫn 4 số 9 của các đơn vị cũng lao dốc từ 200.000 - 600.000 đồng mỗi lượng, nâng tổng mức mất giá trong sáng 21.3 lên 700.000 đến 1,6 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Doji là đơn vị giảm giá mua vàng mạnh nhất trên thị trường, lên 1,6 triệu đồng, xuống còn 96,9 triệu đồng, trong khi chiều bán ra còn 99,3 triệu đồng. Các công ty cũng giảm giá mua vào nhanh hơn so với bán ra. Công ty Bảo Tín Minh Châu là giảm giá mua vào còn 97,5 triệu đồng, bán ra 99,6 triệu đồng. Công ty Phú Quý mua vào với giá 97,3 triệu đồng, bán ra 99,3 triệu đồng…Ghi nhận trên thị trường, nhiều người mang vàng bán chốt lời, trong khi chiều mua vào giảm không bằng. Tại Công ty SJC, số khách hàng đến bán vàng khối lượng lớn hơn so với mua vào. Điều này khiến vàng trong nước giảm mạnh hơn so với giá thế giới. Chỉ trong vòng 24 giờ, giá vàng miếng SJC đã giảm 1,5 triệu đồng/lượng chiều bán ra, còn mua vào giảm mạnh hơn lên đến 2,2 triệu đồng/lượng. Vàng trong nước giảm khoảng 2% chỉ trong một ngày, trong khi giá vàng thế giới giảm khoảng 0,5%. Kim loại quý thế giới giảm 15 USD/ounce, xuống còn 3.030 USD/ounce.
Người không bán mình cho nước ngoài
Sáng 19.1, Đội Cảnh sát 113, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP.Đà Nẵng bàn giao 2 vụ, với 9 côn đồ kéo nhau đi hỗn chiến, cho công an các địa phương thụ lý.Trước đó, khoảng 3 giờ cùng ngày, Trung tâm chỉ huy Công an TP.Đà Nẵng nhận điện báo từ người dân về việc nhóm côn đồ mang theo hung khí tụ tập trên đường Âu Cơ (P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu).Trung tâm chỉ huy điều động tổ công tác lực lượng cảnh sát 113 đang ở gần khu vực, cơ động đến hiện trường. Tuy nhiên nhóm nghi phạm đã di chuyển.Truy xét nhanh, đến kiệt 34 đường Âu Cơ, tổ công tác phát hiện nhóm 5 người đi trên 2 xe máy về hướng kiệt 57 đường Đồng Kè, nên đã truy bắt.Thấy lực lượng cảnh sát, cả nhóm rú ga bỏ chạy, không chấp hành hiệu lệnh dừng xe nhưng đã bị cảnh sát 113 bắt giữ toàn bộ.5 người gồm: Bùi Quang Tuyên (ngụ P.Hòa Khánh Bắc), Trần Gia Quyền (cùng 18 tuổi, ngụ P.Hòa Khánh Nam, Q.Liên Chiểu), Trần Phúc Hậu (28 tuổi, ngụ Bến Tre), Nguyễn Hoàng Duy Mẫn (19 tuổi, ngụ xã Hòa Sơn), C.T.T.M (nữ, 17 tuổi, ngụ xã Hòa Khương, cùng H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng).Tại hiện trường, lực lượng công an tạm giữ 2 cây kiếm Nhật, 2 xe máy. Theo khai nhận, nhóm này mâu thuẫn qua mạng xã hội với một nhóm côn đồ ở khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng, nên hẹn nhau giải quyết.Tổ công tác Cảnh sát 113 lập hồ sơ ban đầu và bàn giao cho Công an Q.Liên Chiểu thụ lý.Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết thêm, trước đó, lúc 1 giờ 15 cùng ngày, Đội Cảnh sát 113 nhận tin báo tại khu vực trên đường Tôn Đức Thắng (P.Hòa An, Q.Cẩm Lệ) có nhóm thanh thiếu niên tụ tập, chuẩn bị hung khí đánh nhau.Tổ công tác triển khai vây bắt ở khu vực ngã ba Huế, tạm giữ 4 nghi phạm: Phạm Hữu Khánh Hưng (18 tuổi, ngụ TP.Huế), T.V.M, N.X.P (cùng 17 tuổi), Lê Văn Hiền (19 tuổi, cùng ngụ Q.Liên Chiểu). Nhóm này khai nhận đang trên đường kéo ra biển để chém nhau với nhóm côn đồ khu vực làng chài.Đội Cảnh sát 113 chuyển 4 nghi phạm cho Công an Q.Cẩm Lệ thụ lý.