Cô gái phải dọn ra ngoài vì nuôi 19 con chó ở chung cư TP.HCM: Thực hư ra sao?
Ngày 16.3, tại Vĩnh Phúc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức lễ khởi công và phát động phong trào thi đua xây dựng Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn cùng lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tới dự.Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc EVN, cho biết đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên là dự án trọng điểm, cấp bách, có ý nghĩa rất quan trọng để truyền tải điện từ các nhà máy thủy điện khu vực Tây Bắc và các tỉnh lân cận lên hệ thống điện quốc gia, tăng khả năng vận hành an toàn và ổn định cho hệ thống điện."EVN cam kết chỉ đạo ban quản lý dự án, các nhà thầu, đơn vị tư vấn, phối hợp với chính quyền địa phương quyết tâm triển khai thi công công trình, hoàn thành đóng điện đúng tiến độ Thủ tướng Chính phủ giao", ông Tuấn nói.Dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên có mức đầu tư 7.410 tỉ đồng, được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, giao EVN làm chủ đầu tư. Đây là công trình đường dây 500 kV mạch kép có chiều dài 229,5 km, với tổng cộng 468 vị trí móng cột điện, đi qua 4 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Vĩnh Phúc, với điểm đầu là trạm 500 kV Lào Cai, điểm cuối là trạm 500 kV Vĩnh Yên. Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm nay, để thực hiện mục tiêu này, phải có sự tăng trưởng về năng lượng.Thủ tướng biểu dương EVN trong những năm qua đã làm được nhiều công trình lớn, gần đây nhất là Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối dài hơn 500 km trong điều kiện rất khó khăn nhưng đã hoàn thành sau hơn 6 tháng. Thủ tướng yêu cầu phát huy các bài học, kinh nghiệm để làm đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên với tinh thần nhanh hơn, hiệu quả, chất lượng, an toàn hơn… Dự án này có quy mô nhỏ hơn cả về chiều dài, vốn đầu tư, địa hình không khó khăn như miền Trung thì "không có lý do gì làm dài hơn"."Chúng ta hẹn nhau ngày 31.8 để khánh thành dự án này. Đây là mệnh lệnh của người chỉ huy, mệnh lệnh của Chính phủ, mệnh lệnh của tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ dám làm. Dự án cần gì, có vướng mắc, khó khăn gì báo cáo Chính phủ, trực tiếp là Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn để xử lý", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.Hàng ngàn người dân TP.HCM, du khách xuống đường vui Tết Nguyên Tiêu tại Chợ Lớn
Theo đó, Sở Y tế tỉnh Gia Lai chỉ đạo Trạm y tế xã Kon Thụp tiếp tục nắm bắt toàn bộ thông tin về vụ việc nhóm người hành hung nhân viên y tế xảy ra tại trạm chiều 11.2; tổ chức thăm hỏi động viên cán bộ y tế có liên quan và điều hành đảm bảo hoạt động của trạm trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; tăng cường tuyên truyền giáo dục cho cán bộ y tế về việc thực hiện nghiêm đạo đức nghề y. Đồng thời, động viên tinh thần làm việc vì bệnh nhân phục vụ, không hoang mang dao động trước vụ việc. Sở Y tế tỉnh Gia Lai cũng chỉ đạo Trạm y tế xã Kon Thụp và những người có liên quan phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng giải quyết vụ việc theo thẩm quyền và xử lý đúng quy định của pháp luật.Ông Nguyễn Hoàng Quân, Trạm trưởng Trạm y tế xã Kon Thụp, cũng có tường trình gửi lãnh đạo Trung tâm y tế H.Mang Giang về vụ việc nhân viên y tế bị hành hung.Theo tường trình, chiều 11.2, ông Quân trực tại Trạm y tế xã Kon Thụp một mình và được phân công nhiệm vụ kiểm tra sức khỏe cho thanh niên lên đường nhập ngũ lúc 19 giờ cùng ngày (sáng 12.2, các thanh niên lên đường nhập ngũ). Tranh thủ lúc không có bệnh nhân, ông Quân chạy về tắm rửa và lấy máy đo huyết áp ở nhà lên trạm để kiểm tra cho nhanh, do số lượng thanh niên đông.Khi ông Quân vừa về đến nhà, khoảng 17 giờ 53 ngày 11.2, có 2 bệnh nhân (bị ngã cầu thang bên nhà văn hóa xã) có mùi rượu bia được một vị lãnh đạo xã Kon Thụp đưa đến trạm.Do không thấy người, vị lãnh đạo xã này gọi y sĩ L.T.T.T, nhân viên Trạm y tế xã Kon Thụp và sau đó gọi cho ông Quân đến để xử lý vết thương cho bệnh nhân.Khi đến Trạm y tế xã Kon Thụp, ông Quân thấy vị lãnh đạo xã và 3 người khác. Lúc này, vị lãnh đạo xã ra về, ông Quân nói người nhà đưa bệnh nhân vào phòng cấp cứu để xử lý vết thương. Trong thời gian ông Quân đang xử lý vết thương, y sĩ L.T.T.T có đến trạm hỗ trợ ông Quân (chiều 11.2 không phải ca trực của bà T.).Nhận thấy bệnh nhân Lệ có vết thương vùng cằm, kích thước 1cm x 2cm và vết thương vùng sau đầu sưng to, chảy máu, kích thước 5cm x 6cm, ông Quân tiến hành băng ép vùng đầu và giải thích với vết thương vùng đầu nên đi tuyến trên chụp chiếu, kiểm tra, ở tuyến xã chỉ sơ cứu ban đầu. Còn 1 bệnh nhân tên Lê có vết xước vùng mu bàn tay phải cần rửa vết thương.Khi ông Quân băng vết thương và giải thích chuyển tuyến trên để kiểm tra, bệnh nhân Lệ chửi cả ông Quân và bà T.Bà T. cự cãi lại thì hai bên xảy ra xô xát. Một bệnh nhân đạp bà T. ngã xuống đất và 1 người không bị thương cầm cây lau sàn nhà đập vào bà T. Ông Quân can ngăn nên nhóm 3 người lên xe bỏ đi.Đến khoảng 18 giờ 35 ngày 11.2, công an đưa các bệnh nhân nói trên lại Trạm y tế xã Kon Thụp. Lúc này, ông Quân lại giải thích vết thương ở đầu nên đi kiểm tra và băng bó. Các bệnh nhân đồng ý, ông Quân khâu vết thương vùng cằm vùng sau đầu cho một bệnh nhân.Công an xã Kon Thụp cũng đã làm việc với những người liên quan để xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật. Bước đầu, lực lượng công an xác định nhóm người hành hung nhân viên y tế nói trên là công nhân đang xây dựng một công trình trên địa bàn xã Kon Thụp. Như Thanh Niên thông tin, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại cảnh 3 người đàn ông lao vào hành hung một phụ nữ, thu hút nhiều lượt bình luận và chia sẻ. Lãnh đạo Trạm y tế xã Kon Thụp xác nhận người bị hành hung là bà L.T.T.T, nhân viên y tế của đơn vị này.
Kết quả CLB Đà Nẵng 0-2 HAGL: Văn Toàn và Công Phượng xóa bỏ 'lời nguyền' 15 năm!
Theo ghi nhận của Thanh Niên, 10 giờ ngày 22.1, nhiều người đã đến chùa Diệu Pháp thả cá sau khi cúng ông Táo. Ngoài cá chép đỏ, nhiều người còn phóng sanh, cá trê, cá lóc, chim…Trước khi thả cá, không ít người thắp nhang cầu nguyện để gia đình, người thân có nhiều may mắn, bình an và mạnh khỏe. Dù có cơ quan chức năng túc trực ở bến chùa Diệu Pháp, tình trạng cá bị chích điện sau khi thả không còn diễn ra nhưng một số người vẫn thuê thuyền ra tận giữa sông để thả. Chị Phương Tú (37 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) thả cá chép, cá rô và cá trê trong ngày 23 tháng chạp. Trước khi thả cá nhà chị đã cúng mâm đồ ngọt bao gồm bông vạn thọ, dưa hấu, kẹo thèo lèo… Đây là năm đầu tiên chị mang cá đến chùa Diệu Pháp để thả, những năm trước thả ở các kênh gần nhà. "Năm nay có lực lượng chức năng ở đây nên cá được bơi thoải mái, nếu tình trạng người thả người vớt diễn ra thì cũng không hay lắm. Sáng nay tôi mua cá hết 150.000 đồng, không trả giá vì mang đến chùa thả, người bán nói bao nhiêu sẽ mua bấy nhiêu", chị Tú chia sẻ. Bà Trần Sâm (64 tuổi, ở Q.Tân Bình) chia sẻ, cúng ông Táo là phong tục cổ truyền của người dân Việt Nam. Ngày 23 tháng chạp thường cúng ông Táo về trời, muốn xin các vị thần linh phù hộ cho gia chủ được bình an, tai qua nạn khỏi, đi đến nơi về đến chốn. "Sáng nay, tôi mua cá với giá 20.000 đồng/cá lớn, cá nhỏ khoảng 15.000 đồng, tôi mua 3 con về để thả. Năm nào tôi cũng đến chùa Diệu Pháp để thả vì yên tâm, sạch sẽ, trang nghiêm, tâm mình cũng được thanh thản. Nhìn thấy cá bơi tôi có cảm giác ông Táo về trời để phù hộ cho gia đình được hạnh phúc", bà Sâm bày tỏ.Bà Cao Thị Mỹ Linh (50 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cho biết: "Mâm cúng ông Táo đặt lên bàn thờ của gia đình tôi có kẹo thèo lèo, vàng mã, trái cây… Cúng ông Táo nhất định phải có cá chép để gia đình được bình an nên sáng nay tôi đến chùa thả cá phóng sanh. Năm nào tôi cũng cúng ngày 23 tháng chạp, mong cho gia đình luôn được vui vẻ, mọi thứ đều thuận lợi".
Học sinh tại TP.HCM sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 11 ngày từ 23.1.2025 đến 2.2.2025 (tức 24 tháng chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng giêng năm Ất Tỵ). Theo chia sẻ từ các hiệu trưởng, giáo viên sẽ không giao bất kỳ bài tập nào cho học sinh trong thời gian nghỉ tết này nhằm giúp học sinh có thời gian thư giãn và đón tết trọn vẹn bên gia đình. Quyết định này đã được thống nhất trong buổi sinh hoạt chuyên môn giữa các giáo viên.Bà Trần Thị Hồng Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa (Q.1, TP.HCM), chia sẻ: "Mỗi năm, không chỉ học sinh mà ngay cả với giáo viên, ai ai cũng mong chờ những ngày nghỉ Tết Nguyên đán để về quê, sum họp gia đình. Trong khi đó 365 ngày của năm dành hết cho việc học tập, làm việc thì cớ sao chúng ta không dành 11 ngày để nghỉ trọn vẹn bên người thân? Sau đó, cả thầy cô và học trò lại bước vào một năm mới hứng khởi, vui vẻ, hết mình".Với quan điểm đó, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa cho hay đã triển khai đến toàn bộ giáo viên của nhà trường quy định không giao bài tập về nhà dưới bất kỳ hình thức nào đối với học sinh trong thời gian nghỉ này. Bên cạnh đó, trong tuần đầu tiên đi học trở lại sau kỳ nghỉ tết, giáo viên cũng không thực hiện các bài kiểm tra thường xuyên khiến các em sẽ cảm thấy mệt mỏi, áp lực. Gần 3.000 học sinh của Trường THPT Tây Thạnh (Q.Tân Phú) cũng đã nhận thông báo của giáo viên sẽ không có bài tập phải làm trong thời gian nghỉ tết. Ông Nguyễn Quang Đạt, Hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh, cho hay, ngay khi thông báo lịch nghỉ tết đến giáo viên, ban giám hiệu đã yêu cầu giáo viên dứt khoát không giao bài tập hay dự án, nhiệm vụ học tập để học sinh phải thực hiện trong thời gian này. Những bài tập nào còn dang dở có thể làm trước tết thì hoàn thành còn lại tạm gác thực hiện sau tết. Việc duy nhất các thầy cô cần dặn dò các em vui chơi trong thời gian này phải đảm bảo an toàn, lành mạnh. Tuần đầu tiên khi trở lại trường, giáo viên không thực hiện kiểm tra, khảo bài cũ.Còn tại Trường tiểu học Trần Hưng Đạo (Q.1, TP.HCM) theo quy định, giáo viên không giao bài tập về nhà cho học sinh mà khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động sinh hoạt của gia đình trong những ngày tết. Bà Lê Thanh Hương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, cho biết trước những ngày nghỉ tết, giáo viên chủ nhiệm của mỗi lớp sẽ tổ chức tiết học kỹ năng sống hướng dẫn và khuyến khích các con phụ giúp ông bà, cha mẹ dọn dẹp, trang trí nhà cửa. Hướng dẫn các bé những phong tục truyền thống ngày tết để học trò biết, hiểu và yêu thương người thân.Ngoài ra, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn các trường về việc chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục của năm học và tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết hợp tình, hợp lý cho học sinh không cư trú tại thành phố trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Theo ông Minh, để tạo điều kiện cho các học sinh có thể tham gia một hoạt động truyền thống của dân tộc là lễ tảo mộ của gia đình và tạo điều kiện tối đa cho học sinh cùng gia đình về quê vào dịp Tết Nguyên đán, Sở GD-ĐT đã hướng dẫn các trường, nếu gặp khó khăn về tàu xe hoặc quê ở xa, học sinh có nhu cầu nghỉ thêm một vài ngày thì hiệu trưởng cần linh động giải quyết sao cho trường vẫn đảm bảo đủ thời lượng dạy - học, kiểm tra, đánh giá và hoàn thành kế hoạch giáo dục trong năm học 2024 - 2025 theo quy định.Trước đó, ngày 12.12, UBND TP.HCM ban hành quyết định về việc điều chỉnh thời gian lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025. Theo đó, UBND thành phố chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT thống nhất điều chỉnh thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP.HCM nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 tổng cộng 11 ngày, tăng 2 ngày so với kế hoạch trước đây.
Liverpool không phải trường hợp hy hữu đá 2 ngày 2 trận
Dưới cái nắng gay gắt đầu xuân, các cổ động viên vẫn hăng say cổ vũ nhiệt tình cho đội nhà.