Trang trí ban công đón gió hè và tận thưởng khoảnh khắc lãng mạn hết sảy
Ngoài những chia sẻ về sản phẩm âm nhạc kết hợp cùng Neko Lê mang tên Liều thuốc cho trái tim, trong chương trình ON TRENDING, ca sĩ Tăng Phúc còn lầy lội bộc lộ tài giả giọng một số người nổi tiếng. Chưa kể, trước thách thức của Neko Lê, nam ca sĩ còn tranh thủ khoe khả năng làm MC đám cưới khiến mọi người được phen cười không ngớt. Mời khán giả cùng theo dõi cuộc trò chuyện của bộ đôi nghệ sĩ trong chương trình ON TRENDING, được phát sóng trên các nền tảng Thanh Niên Online, kênh YouTube - Fanpage Báo Thanh Niên cùng kênh YouTube và TikTok iHay TV.Dập dịch tin giả - Kỳ 5: Tung tin giả có thể lãnh án 7 năm tù
Xuất thân từ một gia đình không có truyền thống nghệ thuật, Phương Dung chưa từng nghĩ mình sẽ bước chân vào con đường này. Cơ duyên đến khi nữ nghệ sĩ được một người bạn thân rủ đăng ký thi vào Trường Nghệ thuật Sân khấu II (nay là Trường đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM) và trúng tuyển. Ban đầu, diễn viên phim Phạm Công Cúc Hoa không có ý định nhập học. Song khi được yêu cầu trả lại giấy báo để nhường cơ hội cho thí sinh khác, cô lại chọn thử sức. Khi đó, hoàn cảnh gia đình của nghệ sĩ Phương Dung khá khó khăn vì cha mất sớm, mẹ gồng gánh nuôi 5 người con. Là chị cả, nữ diễn viên luôn tìm cách giảm áp lực kinh tế cho đấng sinh thành. Cô nghĩ rằng khi theo học Trường Nghệ thuật Sân khấu II sẽ được cấp gạo, nhu yếu phẩm, mà lại có nghề để trang trải cuộc sống sau này.Một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Phương Dung là khi gia nhập đoàn kịch nói Kim Cương. Lúc đó, nữ diễn viên được thầy của mình là nghệ sĩ Thành Trí giới thiệu vào vai Lệ trong vở Cơn bão cuối cùng. Vai diễn này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Phương Dung, mở ra những cơ hội mới. Sau đó, cô tiếp tục ghi dấu ấn với khán giả trong vai cô Ba Hội Đồng (Lá sầu riêng), Cám (Tấm Cám)... Khi sự nghiệp bắt đầu khởi sắc, chính tuổi trẻ bồng bột và sống thiên về tình cảm đưa Phương Dung vào một ngã rẽ khác. “Giữa đam mê và tình cảm, tôi chọn tình cảm chứ không chọn sự nghiệp. Tôi bỏ nghề khoảng mười mấy năm”, cô kể. Trong giai đoạn khó khăn đó, Phương Dung phụ mẹ buôn bán để mưu sinh, nhưng nỗi nhớ sân khấu cứ âm ỉ trong lòng. “Tôi nhận ra cái nghiệp của mình phải đi theo nghề này. Có những đêm nhớ nghề, tôi lấy thùng đồ hóa trang ra tự trang điểm, rồi lại bôi đi. Tôi biết chắc rằng cái nghề này bắt đầu đi vào trong máu của mình rồi”, cô tâm sự. Cơ duyên quay lại với sân khấu bất ngờ đến khi chú Chín Tân, trưởng đoàn kịch nói Bông Hồng tình cờ gặp Phương Dung trong lúc cô đang bán bún chả giò. Biết rõ tài năng của nữ nghệ sĩ từ trước, chú thuyết phục cô trở lại sân khấu, hứa hỗ trợ chỗ ở và ứng lương mua xe đạp đi làm. Từ đây, Phương Dung bén duyên với điện ảnh qua vai Tào Thị trong phim Phạm Công Cúc Hoa. Vai diễn này đưa tên tuổi nữ nghệ sĩ ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả, dù bộ phim chỉ có hai tập.Sau này, Phương Dung chỉ được giao vai nhỏ hoặc đảm nhận nhiệm vụ nhắc tuồng. Không tìm thấy cơ hội phát triển, cô rời sân khấu, chuyển sang diễn hài. Đến năm 2005, sân khấu kịch Sài Gòn của Phước Sang mở ra cánh cửa để nữ nghệ sĩ quay lại với kịch dài. Phương Dung hoạt động sôi nổi, ghi dấu ấn ở nhiều tác phẩm thuộc sân khấu IDECAF, sân khấu Thiên Đăng và sân khấu Trương Hùng Minh. Nghệ sĩ Phương Dung trải qua một hành trình đầy gian nan và áp lực trong sự nghiệp của mình. Cô đảm nhận vai trò trụ cột kinh tế chính, làm đủ mọi nghề để vừa chăm lo cho gia đình vừa duy trì đam mê. Dù nhiều lần nản lòng, nữ nghệ sĩ không từ bỏ và quyết tâm nắm bắt cơ hội. Phương Dung chia sẻ: “Nếu mà tôi không kiên trì chắc là tôi bỏ lâu rồi”.
Toyota Fortuner bản máy dầu đời cũ, giá 600 triệu đồng có hợp lý?
Theo thông tin của tờ Siam Sport, FAT đã tổ chức cuộc họp để lên kế hoạch chuẩn bị cho đội tuyển U.17 Thái Lan, đồng thời khẳng định sẽ tạo điều kiện tối đa để đội có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi tham gia vòng chung kết giải U.17 châu Á 2025 (khởi tranh từ tháng 4, do Ả Rập Xê Út đăng cai). Trong đó, đích thân Madam Pang (Chủ tịch FAT) đã tự tay lo liệu nhiều thứ, từ việc chuẩn bị lực lượng, lên lịch tập huấn nước ngoài… để giúp đội U.17 Thái Lan chinh phục giấc mơ World Cup.Đội tuyển U.17 Thái Lan sẽ bắt đầu tập luyện từ ngày 15.2, trước khi lên đường sang Qatar để tập huấn trong 10 ngày. Đồng thời, FAT cũng đang liên hệ để U.17 Thái Lan có những trận đấu giao hữu trong thời gian ở Qatar và khi di chuyển sang Ả Rập Xê Út. Những trận đấu giao hữu này nhằm mô phỏng trận đấu thực tế, giúp các cầu thủ Thái Lan làm quen với điều kiện thi đấu (thời tiết, cách hô hấp…), đặc biệt là khi thành phố tổ chức thi đấu nằm ở độ cao 1.900 m so với mực nước biển.HLV trưởng đội tuyển U.17 Thái Lan, ông Jadet Meelarp chia sẻ: "Cảm ơn Chủ tịch FAT (Madam Pang) đã trực tiếp liên lạc và lo liệu mọi thứ. Nếu không có sự hỗ trợ từ Madam Pang, chắc chắn đội ngũ huấn luyện U.17 Thái Lan sẽ không có đủ khả năng để làm được điều này. Ngay cả trong việc tìm kiếm các cầu thủ lai (Thái kiều) và tổ chức tập huấn ở Qatar. Câu chuyện tìm kiếm các cầu thủ lai cũng là điều mà Madam Pang rất tâm huyết từ trước đến nay, từ khi còn trong vai trò là người quản lý đội tuyển Thái Lan"."Vừa rồi, như trường hợp của Silva Mexes từ U.17 M.U và Kai Laws từ U.17 Nottingham Forest (Anh), chủ tịch đã trực tiếp liên lạc vì thấy họ có tiềm năng. Dĩ nhiên, khi được hỗ trợ tối đa như vậy, với tư cách là HLV trưởng, tôi sẽ cố gắng đưa đội đến với World Cup”, ông Jadet Meelarp bày tỏ.Vòng chung kết U.17 châu Á 2025 đồng thời cũng là vòng loại U.17 World Cup 2025. Theo đó, 8 đội vượt qua vòng bảng để vào tứ kết giải U.17 châu Á 2025, sẽ giành vé dự World Cup tại Qatar vào tháng 11. Đội tuyển U.17 Thái Lan nằm ở bảng A cùng với Ả Rập Xê Út (chủ nhà), Uzbekistan và Trung Quốc. Trong đó, chủ nhà Ả Rập Xê Út và Uzbekistan được đánh giá cao trong bảng A, còn Trung Quốc được xem là ngang cơ với đội bóng xứ sở chùa vàng.U.17 Việt Nam cũng "mơ" về World CupVòng chung kết U.17 châu Á 2025 có 16 đội bóng, chia đều thành 4 bảng. Hai đội đứng đầu mỗi bảng đấu sẽ vào tứ kết, đồng thời giành vé dự World Cup. Tại giải đấu này, U.17 Việt Nam nằm ở bảng D rất nặng khi có sự góp mặt của Nhật Bản, Úc và UAE.Đội tuyển U.17 Việt Nam cũng nghĩ về chiếc vé dự U.17 World Cup. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đang lựa chọn một HLV đẳng cấp để dẫn dắt của chàng trai trẻ Việt Nam. Theo nguồn tin của Báo Thanh Niên, VFF sẽ ký hợp đồng với một "thuyền trưởng" người Nhật Bản từng huấn luyện đội U.16 và U.19 nước này. Với ê-kíp huấn luyện mới, U.17 Việt Nam sẽ có khoảng 3 tuần rèn đấu pháp và chuẩn bị nền tảng tinh thần kỹ càng trước khi "tham chiến" vòng chung kết U.17 châu Á 2025. Ở giải U.17 châu Á 2025, sự chuẩn bị kỹ lưỡng về thể lực, tâm lý và đấu pháp mới là chìa khóa phân định rạch ròi khả năng tiến xa của các đội. U.17 Việt Nam dự kiến hội quân vào trung tuần tháng 3.
Quốc Cường Gia Lai kháng cáo về hơn 2.882 tỉ đồng trả cho Trương Mỹ Lan
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…