Động đất 6,1 độ Richter ở Trung Quốc: ít nhất 150 người chết, 1.300 người bị thương
Theo nội dung đoạn clip đăng tải trên TikTok ngày 16.1, du khách nước ngoài này đỗ xe tại khu vực trước mặt quảng trường Nghinh Phong (ở P.9, TP.Tuy Hòa, Phú Yên) để vào chụp ảnh. Ngay sau đó, một nhân viên đội an ninh trật tự tại đây đã yêu cầu người này phải di chuyển xe đang đỗ tại khu vực cấm đến khu vực được phép đỗ.Ngay sau khi đoạn clip được đăng tải đã nhận về những ý kiến tranh luận từ cộng đồng mạng về thái độ của nhân viên an ninh trật tự khi hướng dẫn du khách đến khu vực được phép đỗ xe ô tô. Bên cạnh đó, nhiều người đặt câu hỏi tại sao khu vực có vạch cho phép đỗ xe nhưng lại không được đỗ xe?Ông Lê Hồng Phương, nhân viên đội an ninh trật tự tại quảng trường Nghinh Phong cho biết: "Cơ quan chức năng có đặt biển cấm đỗ xe tại khu vực trước quảng trường Nghinh Phong nhưng mấy hôm nay trời gió rất mạnh, biển báo ngã đổ có thể gây nguy hiểm cho du khách, nên chúng tôi đã đem cất. Du khách đến tham quan, chụp ảnh được chúng tôi hướng dẫn đến nơi được phép đỗ xe nhưng do đây là khách nước ngoài, bất đồng về ngôn ngữ, nên mới xảy ra sự việc như vậy".Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, khu vực trước quảng trường Nghinh Phong trước đây được kẻ ô để đỗ xe nhưng do vấn đề về an toàn giao thông, mỹ quan cũng như nhu cầu check-in của du khách, nên TP.Tuy Hòa đã đặt biển báo cấm từ hành lang phía nam đến trước mặt tháp. Khu vực được phép đỗ xe là hành lang phía bắc tháp Nghinh Phong, 2 bên cánh trước tháp và đoạn đường Nguyễn Hữu Thọ đều được đặt biển báo được phép đỗ xe.Sau khi đoạn clip trên được lan truyền trên mạng xã hội, UBND TP.Tuy Hòa đã yêu cầu UBND P.9 nghiêm túc chấn chỉnh thái độ, tác phong phục vụ du khách của lực lượng an ninh trật tự đang thực hiện nhiệm vụ tại quảng trường Nghinh Phong. Trước đó, TP.Tuy Hòa đã ban hành bộ quy tắc ứng xử cho nhân viên an ninh trật tự, yêu cầu lực lượng này phải lắng nghe và có thái độ niềm nở với các du khách đến tham quan trên địa bàn thành phố. Ông Nguyễn Công Thành, Phó chủ tịch UBND TP.Tuy Hòa cho biết: "Theo nội dung đoạn clip thì nhân viên an ninh trật tự có hướng dẫn du khách nước ngoài đến khu vực được phép đỗ xe bằng ngôn ngữ hình thể, nhưng do bất đồng về ngôn ngữ và cách truyền đạt chưa tốt nên gây ra sự hiểu lầm này. Vạch kẻ ô được phép đỗ xe trước quảng trường Nghinh Phong đã được xóa nhiều lần nhưng chưa thể xóa hết vết tích nên nhiều du khách đến đây không biết vẫn đỗ xe tại khu vực này".Theo ông Thành, UBND TP.Tuy Hòa giao Phòng Quản lý đô thị khẩn trương kiểm tra, xóa vạch đậu, đỗ xe trước tháp Nghinh Phong, chậm nhất đến 20.1.2025.Cô bé bị tự kỷ có IQ cao hơn cả nhà bác học
Ngày 30.12, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận nam bệnh nhân N.A.K (15 tuổi, ở Bình Dương) chơi pháo và pháo nổ gây dập nát bàn tay phải và phải cắt cụt.Kể với bác sĩ, ngày 27.12, bệnh nhân cho hay, tự chơi pháo và bị pháo nổ trúng 2 bàn tay nên đến nhập viện ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM với tình trạng bị thương tích nặng. Theo đó, bệnh nhân có vết thương phức tạp dập nát bàn tay phải. Gãy hở đốt gần ngón I, vết thương ngón II, III, IV bàn tay trái. Xây xát da vùng mặt, cổ, 2 gối và vai trái.Với tay phải, vết thương pháo nổ quá nặng, các bác sĩ đã cắt lọc, cố định xương và đóng mỏm cụt cổ tay phải. Với tay trái, các bác sĩ cắt lọc, kết hợp xương đốt gần ngón I; khâu vết thương, nẹp bột. Chăm sóc vết thương vùng cổ, gối, vai.Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, trong một tháng qua, bệnh viện đã tiếp nhận 4 ca bệnh đa vết thương nghiêm trọng liên quan đến tự chế pháo nổ. Các bệnh nhân có độ tuổi trung bình từ 12 - 16 tuổi và đều bị cắt cụt bàn tay trái.Theo bác sĩ Võ Hòa Khánh, Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, mặc dù buôn bán pháo, pháo tự chế bị cấm, nhưng gần tết cũng là lúc tai nạn do pháo cũng bắt đầu xuất hiện (đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên). Bệnh viện đã cảnh báo nhiều nhưng những tai nạn thương tâm do pháo nổ năm nào cũng có và để lại di chứng nặng nề. Các tổn thương do pháo nổ gây ra như: tổn thương 2 bàn tay, cẳng tay (dập nát, gãy xương …), tổn thương mắt (bỏng giác mạc, mù…)"Ca bệnh trên là một trường hợp tổn thương do nghịch pháo nổ rất nặng nề và để lại di chứng, phải cắt bỏ ngang cổ tay phải, gãy xương cẳng tay phải, gãy xương ngón cái tay trái và nhiều vết thương vùng cổ, mặt, gối, vai… Thương tật do pháo nổ để lại là vĩnh viễn, gồm các đau đớn về thể xác cũng như những ám ảnh về tinh thần", bác sĩ Khánh nói.Bác sĩ Khánh khuyến cáo nâng cao ý thức của người dân, tránh có thái độ lơ là, chủ quan về nguy cơ hiện hữu khi pháo nổ; không lén lút tàng trữ, sản xuất và tự chế tạo pháo. Nhà trường và gia đình phải khuyến cáo, nhắc nhở các em học sinh, không bắt chước học cách tự chế pháo qua các video trên mạng xã hội; không tò mò mua nguyên liệu chế pháo trên mạng xã hội...
HAGL mất Công Phượng và Xuân Trường sẽ ra sao?
Trong cuộc khảo sát, 91% người tham gia là nam giới. Nghĩa là nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến nam giới, thực tế phụ nữ cũng ít đạt được chiều cao này.
Song sau đó, năm 2014, điều kiện kinh tế gia đình không cho phép, Đình Triệu buộc phải nghỉ chơi bóng để tập trung cho việc học và làm việc ở Vũng Tàu vì muốn có công việc ổn định hơn để lo cho gia đình.
Doanh nghiệp than trời vì chờ đợi ‘một cửa’
Đó là nhận định của KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam khi trao đổi về chủ trương khai thác không gian phát triển mới, tạo hệ sinh thái kinh tế đất nước được nhắc đến nhiều trong thời gian qua.* Trong những phát biểu chỉ đạo gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, để có dư địa phát triển, “Việt Nam cần tập trung khai thác không gian vũ trụ, không gian biển và không gian ngầm”. Trong đó, không gian biển có vai trò quan trọng như thế nào, thưa ông? - KTS Trần Ngọc Chính: Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm rằng: Không gian vũ trụ, không gian ngầm và không gian biển, nếu khai thác tốt sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn, là động lực tăng trưởng mới quan trọng của nền kinh tế. Không gian vũ trụ quốc gia nào cũng có thể khai thác nhưng không gian biển thì không phải quốc gia nào cũng có. Thế giới công nhận Việt Nam là quốc gia có tiềm năng và lợi thế về tài nguyên biển.Các quốc gia khác đều rất mong muốn có biển như Việt Nam. Bởi vì chúng ta có 3.260 km bờ biển, lãnh hải khá rộng. Bởi vì vùng biển thuộc Việt Nam có giá trị cao về mặt kinh tế. Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương; châu Âu - châu Á; Trung Đông - châu Á, là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua, giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 trên thế giới (sau Địa Trung Hải).Các nước thèm khát sự đẹp đẽ về bãi tắm, những khu vực cảng nước sâu của Việt Nam… mà đi sâu hơn nữa chính là tiềm năng kinh tế biển. Như vậy, phải nhìn nhận rằng không gian biển của Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước.Bất cứ một quốc gia nào nếu có điều kiện đều nỗ lực khai thác tốt nhất không gian biển. Thậm chí có quốc gia như Slovenia, đất liền rộng mênh mông, chỉ có vỏn vẹn 45km bờ biển, nhưng họ vẫn nỗ lực khai thác triệt để, phát triển hệ thống cảng biển. Trong khi đó, Việt Nam có những tỉnh như Quảng Ninh có gần 200 km bờ biển. Vì vậy có thể khẳng định: Không gian vũ trụ, không gian ngầm, đặc biệt không gian biển, nếu chúng ta tổ chức quy hoạch tốt và khai thác tốt sẽ mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế.* Năm 2024, Việt Nam chính thức có quy định pháp luật cụ thể về hoạt động lấn biển. Nhờ đó nhiều địa phương kỳ vọng có thể mở thêm quỹ đất, dư địa phát triển kinh tế biển. Xin ông chia sẻ quan điểm về hướng tiếp cận của các dự án lấn biển tại Việt Nam để phát huy lợi thế nguồn tài nguyên này?- Như tôi đã nói, Việt Nam là quốc gia biển. Chủ trương của Đảng trong thời gian tới là tiến ra biển để khai thác và làm chủ biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển. Đúng như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nói, đất nước đang phát triển, dân số đông, đất hẹp nên phải khai thác thêm các không gian thì mới phát triển được. Muốn phát triển đất nước thì phải được xây dựng, xây dựng thì phải có đất. Đất liền của Việt Nam trên 330 nghìn km2 nhưng 3/4 là đồi núi, tiếp đó với đồng bằng, ven biển và trung du thì để đảm bảo an ninh lương thực, chúng ta phải giữ lại một phần cho nông nghiệp. Chính bởi vậy, để tạo dư địa phát triển, việc lấn biển là hệ trọng. Ngày xưa, cụ Nguyễn Công Trứ đã lấn biển. Hành trình quai đê lấn biển, trị thủy khai hoang đã có từ xa xưa. Ngày nay, lấn biển trước hết là tạo nên quỹ đất để xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta phải tính toán kỹ, không thể tư duy lấn biển là đổ đất ra biển. Việc lấn biển ở đâu, lấn bao nhiêu và lấn ra sao là công việc của những nhà quy hoạch, nhà khoa học về biển phải làm kỹ.Chúng ta thấy rằng, Ả rập Xê Út hay UAE với đảo cây cọ được xem là hình mẫu lấn biển của thế giới. Tôi đã đến nhiều lần, nghiên cứu và gặp gỡ nhà làm quy hoạch tại đây. Họ lấn biển với diện tích bằng cả một thành phố với chi phí khổng lồ. Nhưng họ cũng tạo ra giá trị gấp 10 lần. Nhưng điều cốt lõi ở đây là việc lấn biển không thay đổi dòng chảy và chỉ làm đẹp khu vực vịnh đó. Và họ có ý tưởng quy hoạch đỉnh cao, tạo không gian nhà ở, du lịch, thương mại dịch vụ… tất cả hội tụ tại đây cùng bến du thuyền 5 sao trước mỗi căn biệt thự.Đến nay, thế giới phải nể phục, còn người UAE gọi dự án lấn biển này là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Tại sao họ thành công đến vậy, bởi lấn biển không chỉ là đổ đất tạo ra diện tích đất mới đơn thuần mà lấn biển bằng cả một hệ tư tưởng về vấn đề không gian, cảnh quan và sự độc đáo về kiến trúc, quy hoạch.Thế giới đã lấn biển từ lâu. Việt Nam cũng đã có lịch sử về lấn biển. Việt Nam có Kiên Giang với thành phố Rạch Giá đã lấn biển hàng nghìn hecta, gần như một nửa thành phố là lấn biển. Nhờ địa hình thuận lợi, việc lấn biển được thực hiện tương đối đơn giản. Giờ đây, Rạch Giá là thành phố đẹp và sôi động, nhưng vẫn giữ nét thanh bình với đô thị được quy hoạch bài bản, khang trang nhiều nơi ao ước. Có thể nói Kiên Giang đã lấn thành công, và không những thế tiếp tục muốn lấn biển ở Hà Tiên, bao gồm ý tưởng về những đảo ở ngoài để kết nối với Phú Quốc.Như vậy, các dự án lấn biển cần có những ý tưởng rồi mới vạch ra quy hoạch cảnh quan tương xứng. Chúng ta từng có những dự án lấn biển như ở vịnh Bái Tử Long, sớm bị lên án khi cố gắng khoanh vùng, biến núi đá trên vịnh trở thành “hòn non bộ” - cảnh quan của khu đô thị. Điều này có nghĩa, dự án bị phản đối không phải vì lấn biển mà bởi ý tưởng nghèo nàn, quy hoạch chắp vá, không phát huy được tiềm năng biển. Ý nghĩa quan trọng của một dự án lấn biển là phải mang lại mục tiêu chung, lợi ích cho địa phương, đất nước. Nếu dự án lấn biển được nghiên cứu kỹ lưỡng, quy hoạch bài bản vì mục tiêu chung sẽ là cơ hội để khai thác tốt không gian biển, tạo dư địa phát triển như chủ trương thông suốt hiện nay.* Sau Kiên Giang, Quảng Ninh, TP.HCM…, Đà Nẵng là địa phương mới nhất đang gây chú ý với dự án lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng để làm khu thương mại tự do. Theo ông, hoạt động lấn biển sẽ giúp giải quyết vấn đề gì và mang lại lợi ích như thế nào cho TP sông Hàn?- Việc lấn biển làm Khu thương mại tự do (TMTD) đã được Thủ tướng đồng ý chủ trương, nhằm tạo quỹ đất mới, mở rộng không gian phát triển cho Đà Nẵng. Hiện nay, Nhà nước đã quyết định cho đầu tư Khu TMTD thế hệ mới ở Liên Chiểu, nhưng quỹ đất để thực hiện dự án vẫn là một vấn đề. Bởi vì đất ở phía tây bờ của khu vực Liên Chiểu rất là ít.Khu TMTD thế hệ mới sẽ gồm chủ yếu là hoạt động logistics. Do đó, hạ tầng kết nối với Cảng Liên Chiểu phải được đảm bảo, bởi nơi đây rất gần đường sắt, đường bộ cao tốc, trong định hướng trở thành điểm trung chuyển hàng hóa. Cũng vì thế, việc lấn biển đóng vai trò quan trọng. Việc lấn bao nhiêu chúng ta cần phải bàn thảo xem xét nhưng lấn biển là yêu cầu tất yếu để tạo ra mặt bằng trở thành bến tàu, kho hàng, hoặc nhà máy, công xưởng ở mức độ phù hợp để phục vụ cho các hoạt động của Khu TMTD.Nếu không lấn biển sẽ không hình thành được một cảng trung chuyển và cảng container tầm cỡ quốc tế. Mấu chốt là tạo nên một mặt bằng không quá xa bờ, kết hợp khai thác toàn bộ hệ thống tàu biển và kết nối với các phân khu khác của khu TMTD. Việc lấn biển, tạo ra mô hình như “đảo nhân tạo” cũng giúp dễ dàng kiểm soát về mặt ra vào, thuế quan… thuận lợi hơn trong bờ.* Mới đây nhất, chủ trì họp Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 136, Thủ tướng đã chỉ đạo Đà Nẵng nghiên cứu triển khai nhanh khu lấn biển; cùng với đó tăng cường công tác truyền thông để người dân hiểu, tạo đồng thuận trong việc thực hiện Nghị quyết. Ông kỳ vọng như thế nào về việc triển khai khu TMTD của Đà Nẵng trong thời gian tới?- Tôi nghĩ Đà Nẵng đã bắt đầu câu chuyện về Khu TMTD thế hệ mới từ năm trước. Lãnh đạo thành phố cũng rất quan tâm và tập trung chỉ đạo cho dự án. Theo đề án thành lập, quy mô diện tích của Khu TMTD Đà Nẵng đến giai đoạn hoàn chỉnh hạ tầng và đồng bộ các khu chức năng đạt khoảng 2.317 ha, được bố trí tại 10 vị trí không liền kề, gắn kết với Cảng biển Liên Chiểu và sân bay quốc tế Đà Nẵng, trong đó vị trí lấn biển khoảng hơn 300 ha tại Vịnh Đà Nẵng.Tại đây, bên cạnh vị trí để làm đê chắn sóng, cầu tàu, kho bãi, theo tôi có thể nghiên cứu ý tưởng về đảo nhân tạo với công trình điểm nhấn đặc biệt. Chẳng hạn một thủy cung và một đường ngầm dưới mặt nước dẫn ra đảo. Trước đây tôi từng đề xuất với lãnh đạo Đà Nẵng để nghiên cứu. Ý tưởng này hi vọng có thể được tiếp nối để không chỉ thúc đẩy Khu TMTD thế hệ mới, mà còn thúc đẩy lĩnh vực du lịch, hướng tới mục tiêu phát triển đột phá cho Đà Nẵng. Chính các công trình điểm nhấn sẽ góp phần làm nổi bật khu TMTD Đà Nẵng so với các mô hình khác trên thế giới, bên cạnh chức năng chính về thương mại, logistics. Các hoạt động sẽ tương hỗ cho nhau.Như Trung Quốc đã đưa cả đảo Hải Nam trở thành Khu TMTD với cảng TMTD lớn nhất thế giới. Đây được xem như Hồng Kông thứ hai của Trung Quốc. Nhưng Hải Nam vẫn đang tiếp tục phát triển các dự án đảo nhân tạo (đảo Hải Hoa, đảo Phượng Hoàng) trên vùng vịnh. Với Đà Nẵng, nếu có các hòn đảo nhân tạo thiết lập hạ tầng quan trọng cho khu TMTD, đồng thời phát triển khu du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đẳng cấp cao và bên dưới là một thủy cung, ban đêm trở thành “viên ngọc” rực sáng trên vịnh… thì đây sẽ là điểm nhấn ấn tượng cho thành phố.Có thể nói, lấn biển để tạo quỹ đất xây dựng hạ tầng, là hoạt động đóng vai trò tất yếu để hình thành Khu TMTD thế hệ mới đúng nghĩa. Tất nhiên cần có tính toán kỹ càng trong công tác quy hoạch, nghiên cứu đánh giá, nhưng rất cần triển khai ngay để tiếp nối những nỗ lực của chính quyền Đà Nẵng thời gian qua. Đây phải là mặt trận ưu tiên nhất của Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay, chứ không thể chờ đợi thêm nữa.