Khuyến khích dùng sản phẩm gốm Chăm làm quà tặng
Ngày 7.3, cổ phiếu VIC của Vingroup bật tăng trần hết biên độ lên 45.300 đồng. Cuối phiên, cổ phiếu này vẫn còn dư mua ở giá trần hàng trăm ngàn đơn vị trong khi bên bán trống trơn. Hai cổ phiếu khác thuộc thành viên Vingroup gồm VRE của Công ty cổ phần Vincom Retail và VHM của Công ty cổ phần Vinhomes cũng đồng loạt xanh mướt. Cổ phiếu VIC được nhà đầu tư săn đón sau khi Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của Công ty cổ phần Vinpearl. Số lượng đăng ký niêm yết là gần 1,8 tỉ đơn vị, tương ứng với vốn điều lệ 17.933 tỉ đồng. Vinpearl là một thành viên trong hệ sinh thái của Vingroup, có trụ sở tại đảo Hòn Tre, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Vào tháng 2 vừa qua, Vinpearl đã phát hành hơn 70 triệu cổ phiếu với giá 71.350 đồng/cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 17.933 tỉ đồng như hiện tại. Nguồn vốn này được sử dụng để góp vốn vào VinWonders Nha Trang, nhận chuyển nhượng cổ phần một số dự án từ Vingroup, trả gốc và lãi vay, cũng như bổ sung vốn lưu động...Cổ phiếu VIC tăng trần cũng như các mã VHM, VRE liên tục đi lên đưa tài sản của tỉ phú Phạm Nhật Vượng gia tăng. Theo thống kê của tạp chí Forbes, ước tính tài sản của tỉ phú Phạm Nhật Vượng hiện đạt 5,6 tỉ USD, tăng 300 triệu USD chỉ sau 4 ngày và đứng thứ 613 trong danh sách người giàu thế giới.Bên cạnh nhóm cổ phiếu thuộc họ Vingroup, số lượng cổ phiếu tăng cũng chiếm áp đảo. Trong đó, rõ ràng nhất là cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán cũng tràn ngập sắc xanh. Điều này đẩy chỉ số VN-Index chốt phiên 7.3 tăng 7,83 điểm, lên 1.326,05 điểm. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 0,4 điểm, lên 238,41 điểm trong khi UPCom-Index lại giảm nhẹ. Thị trường chứng khoán đã có chuỗi tăng liên tiếp. Trong đó, dòng tiền tham gia vào thị trường liên tục đi lên. Tổng cộng phiên này có hơn 1,1 tỉ cổ phiếu được giao dịch với trị giá gần 23.000 tỉ đồng.Thi lớp 10 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) năm nay có gì mới?
Đến thời điểm này, 35 địa phương đã công bố môn thi thứ ba vào lớp 10, chủ yếu là tiếng Anh, duy nhất Hà Giang chọn môn tích hợp là lịch sử và địa lý.Hà Nội trước đó dự kiến công bố môn thi thứ ba vào cuối tháng 3. Tuy nhiên, sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay sẽ công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10, trong đó có môn thi thứ ba, vào khoảng cuối tháng 2.Phần lớn các địa phương đều tổ chức thi tuyển hoặc kết hợp thi và xét để tuyển sinh vào lớp 10. Riêng Gia Lai và Vĩnh Long tổ chức xét tuyển lớp 10 THPT công lập không chuyên.Các địa phương chọn tiếng Anh, hoặc ngoại ngữ nói chung là môn thi thứ ba vào lớp 10, đều lý giải nhằm thúc đẩy học sinh học ngoại ngữ và đưa thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Giang lý giải tiếng Anh chưa phải thế mạnh của học sinh Hà Giang, do học sinh trên địa bàn tỉnh tiếp cận muộn hơn nhiều địa phương khác, thiếu giáo viên tiếng Anh, chất lượng dạy và học chưa đồng đều giữa các vùng... Trong khi đó, lịch sử và địa lý là các môn tỉnh có đủ giáo viên, đảm bảo chất lượng dạy và học...2025 là năm lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 tốt nghiệp THCS, THPT. Theo quy chế tuyển sinh THCS, THPT mà Bộ GD-ĐT mới ban hành, các địa phương có thể chọn thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp để tuyển sinh lớp 10. Với phương án thi tuyển, kỳ thi gồm toán, văn và môn thứ ba (hoặc bài thi tổ hợp) thì môn thứ ba do sở GD-ĐT chọn, nhưng không được chọn một môn quá ba năm liên tiếp.
Đề nghị hủy quyết định phong tặng Anh hùng đối với ông Hồ Xuân Mãn
Đội hạng nhì sẽ là cờ, kỷ niệm chương chứng nhận của BTC, bảng danh vị của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, 30 huy chương bạc và tiền thưởng là 150 triệu đồng, 2 đội đồng hạng ba cũng tương tự và tiền thưởng mỗi đội 80 triệu đồng.
Trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại lần cuối tại Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 13.1, ông Biden ca ngợi những thành tựu về chính sách đối ngoại của chính quyền ông và dự báo những thách thức phía trước, bao gồm các cuộc chiến ở Ukraine và Trung Đông, theo trang Axios.Tổng thống Biden cho rằng Mỹ đang “chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh toàn cầu”, không bị Trung Quốc vượt qua về kinh tế như dự báo, trong khi các đối thủ khác chịu tác động từ những cuộc xung đột. Ông nhấn mạnh Washington đã duy trì mối quan hệ phức tạp với Bắc Kinh và không đẩy quan hệ leo thang thành xung đột sau 4 năm.“Chính quyền của tôi đã để lại cho chính quyền kế nhiệm ưu thế vững chắc, để lại cho nước Mỹ nhiều bạn bè và đồng minh mạnh mẽ hơn, trong khi các đối thủ yếu đi và chịu sức ép”, ông Biden nói. Nhà lãnh đạo Mỹ thúc giục tiến tới xây dựng một nền hòa bình công bằng và lâu dài cho Ukraine. Với tình hình Trung Đông, ông Biden lưu ý đang trên đà có thể thiết lập được lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas ở Gaza. Ông bảo vệ quan điểm ủng hộ và viện trợ hàng chục tỉ USD cho Ukraine trong gần 3 năm qua và hỗ trợ Israel trong xung đột tại Trung Đông.Ngoài ra, ông Biden còn bảo vệ quyết định rút quân khỏi Afghanisntan vào năm 2021, nói rằng không điều gì khiến các đối thủ thích thú hơn là việc Mỹ tiếp tục sa lầy thêm nhiều năm.Tổng thống Biden cũng thúc giục Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục các chính sách năng lượng xanh mà ông Biden đã xây dựng. Sau bài phát biểu về chính sách đối ngoại, Tổng thống Joe Biden sẽ có bài phát biểu kết thúc nhiệm kỳ trước toàn quốc vào ngày 15.1.
Đồng Nai tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản
Chiều 25.2, UBND TP.Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết của HĐND TP.Hà Nội về thành lập các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND thành phố và công bố các quyết định về công tác cán bộ.Theo đó, bộ máy hành chính mới của TP.Hà Nội gồm 15 sở và 1 cơ quan tương đương, giảm 6 sở so với trước khi sắp xếp bộ máy. Trong đó, có 8 sở ngành mới được thành lập trên cơ sở hợp nhất, sắp xếp lại các đơn vị cũ.Cụ thể, thành lập Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở KH-ĐT với Sở Tài chính; thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT; thành lập Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở TT-TT với Sở KH-CN. Thành lập Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH; thành lập Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng và Sở GTVT. Tổ chức lại Văn phòng UBND TP.Hà Nội trên cơ sở sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND TP.Hà Nội.Thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ban Dân tộc thành phố; thành lập Ban quản lý Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp TP.Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.Tại hội nghị, UBND TP.Hà Nội cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ đối với lãnh đạo 8 sở, ngành mới thành lập này. Theo đó, Sở Tài chính do ông Nguyễn Xuân Lưu làm giám đốc. Sở Nông nghiệp và Môi trường do ông Nguyễn Xuân Đại làm giám đốc. Sở Khoa học và Công nghệ do ông Nguyễn Hồng Sơn làm giám đốc.Sở Nội vụ do ông Trần Đình Cảnh làm giám đốc. Sở Xây dựng do ông Nguyễn Phi Thường làm giám đốc. Văn phòng UBND TP.Hà Nội do ông Trương Việt Dũng làm chánh văn phòng.Sở Dân tộc và Tôn giáo do ông Nguyễn Nguyên Quân làm phó giám đốc phụ trách. Ông Vũ Xuân Hùng làm Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp thành phố.Ngoài ra, UBND TP.Hà Nội cũng công bố quyết định bổ nhiệm ông Võ Nguyên Phong, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng, làm Giám đốc Sở Công thương; bổ nhiệm bà Bạch Liên Hương, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH, làm Giám đốc Sở VH-TT.Trước đó, sáng 25.2, tại kỳ họp thứ 21, 100% đại biểu HĐND TP.Hà Nội đã tán thành thông qua nghị quyết, sau sắp xếp, Hà Nội sẽ có 15 sở, cơ quan tương đương (giảm 6 sở so với năm 2024). Nghị quyết có hiệu lực từ 1.3.Sau sắp xếp, các sở và cơ quan tương đương thuộc UBND TP.Hà Nội gồm: Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp và Môi trường; Xây dựng; KH-CN; VH-TT; GD-ĐT; Y tế; Thanh tra thành phố; Văn phòng UBND thành phố; Dân tộc và Tôn giáo; Du lịch; QH-KT.