Lộ diện 'ông vua' tiêu dùng bán lẻ Việt Nam
Giá cà phê Tây nguyên giảm thêm 1.000 đồng/kg. Tại Đắk Nông và Đắk Lắk còn 100.000 đồng/kg, Gia Lai 99.500 đồng/kg, Kon Tum và Lâm Đồng 99.000 đồng/kg.FIATO City gia tăng giá trị bền vững nhờ lợi thế quy hoạch Vành đai 3
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng phòng không nước này đã chặn và phá hủy 128 máy bay không người lái (UAV) của Ukraine, trong đó có 30 chiếc ở bán đảo Crimea, do Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014, theo AFP.Bộ Quốc phòng Nga cho biết ngoài Crimea, UAV Ukraine còn nhắm vào vùng Krasnodar của Nga và hai tỉnh Bryansk và Kursk, giáp biên giới với Ukraine.Trong đó, giới chức ở vùng Krasnodar nói rằng các đơn vị phòng thủ Nga đã phá hủy 83 chiếc UAV của Ukraine, theo Reuters. Ông Veniamin Kondratyev, lãnh đạo vùng Krasnodar, viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng 3 nhà dân đã bị hư hại, nhưng không có báo cáo ngay lập tức về thương vong.Đây là cuộc tấn công bằng UAV lớn nhất của Ukraine nhắm vào phía Nga kể từ đầu năm nay, theo TASS. Cuộc tấn công bằng UAV lớn gần đây nhất của Ukraine nhắm vào Nga diễn ra vào ngày 24.1, khi lực lượng phòng không Nga nói đã bắn hạ 121 UAV do Ukraine phóng.Ông Rodion Miroshni, đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Nga, cho rằng một cuộc tấn công bằng UAV lớn khác của Ukraine vào các cơ sở dân sự của Nga cho thấy Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky muốn phá vỡ giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Nga-Ukraine đã bước sang năm thứ 4, theo TASS. Ông Miroshni còn nhận định theo cách tấn công ồ ạt như trên, Kyiv tin rằng họ "chứng minh cho phương Tây thấy tiềm năng quân sự của mình".Trong khi đó, Không quân Ukraine tuyên bố lực lượng phòng không nước này đã bắn hạ 110 trong số 177 UAV do Nga phóng vào Ukraine trong những giờ đầu của ngày 26.2, theo Reuters. Không quân Ukraine còn tuyên bố 66 chiếc UAV trong số đó đã "bị mất", nhưng không cung cấp chi tiết.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga cũng như Ukraine đối với tuyên bố của đối phương.
EVN cần gần 480.000 tỉ đồng đầu tư
Ông Đỗ Quang Vinh - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP SHB sinh năm 1989 (Kỷ Tỵ). Là thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và Quản trị tại University of East Anglia, Vương quốc Anh, ông Vinh công tác tại SHB từ năm 2011 và được bổ nhiệm Phó chủ tịch HĐQT SHB từ tháng 4.2023 đến nay và có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiện nay, ông đang kiêm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc SHB. Ông đồng thời đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và từng được vinh danh "Doanh nhân châu Á xuất sắc ngành dịch vụ tài chính". Ông Đỗ Quang Vinh hiện đang nắm giữ 2,77% cổ phần SHB, tương ứng hơn 101,38 triệu cổ phần.Ông Đỗ Minh Phú (sinh năm 1953, Quý Tỵ) hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Ông giữ các chức vụ tại các tổ chức hiệp hội như đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore; Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam; Phó chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Mỹ; Ủy viên Ban chấp hành Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ông Đỗ Minh Phú còn là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji. Trong danh sách 22 cổ đông doanh nghiệp, cá nhân nắm giữ hơn 1,55 tỉ cổ phần TPBank, không xuất hiện tên ông Đỗ Minh Phú nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI sở hữu 5,93% và người liên quan sở hữu 17,26%.Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông sinh năm 1965 (năm Ất Tỵ), có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông gia nhập OCB từ tháng 8.2010 đến nay và được bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2011 - 2015; Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tiếp tục là Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ OCB, ông Trịnh Văn Tuấn hiện nắm giữ 4,434% và tỷ lệ sở hữu cổ phần OCB do người có liên quan của cổ đông sở hữu/vốn điều lệ OCB gần 15,5%.Ông Hàn Ngọc Vũ - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) sinh năm 1965 (Ất Tỵ). Ông Hàn Ngọc Vũ gia nhập VIB với vai trò Tổng giám đốc từ cuối năm 2006 và giữ chức vụ này tới năm 2008. Năm 2008, ông Vũ được ĐHĐCĐ bầu làm Thành viên HĐQT khóa V, đồng thời được HĐQT lựa chọn làm Chủ tịch HĐQT trong 5 năm từ 2008 tới 2013. Đại hội đồng cổ đông năm 2013 tiếp tục bầu ông Vũ làm Thành viên HĐQT khóa VI. Cùng năm, HĐQT đã bổ nhiệm ông Vũ quay lại giữ cương vị Tổng giám đốc cho đến nay. Ông Vũ tiếp tục được bầu làm thành viên HĐQT từ năm 2023.Ông Lê Quốc Long - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sinh năm 1965 (Ất Tỵ), cử nhân chuyên ngành tài chính kế toán (Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội) và chuyên ngành luật (Trường đại học Luật Hà Nội), đã có hơn 30 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Ông Lê Quốc Long gia nhập SeABank từ năm 2005 với chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Tín dụng và Quản trị rủi ro, đồng thời từng kiêm nhiệm nhiều vị trí quản lý quan trọng khác của ngân hàng tại các lĩnh vực như thanh toán, giám đốc khu vực…Ông Nguyễn Hoàng Linh - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) sinh năm 1977 (Đinh Tỵ). Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và từng giữ nhiều chức vụ tại các ngân hàng tại Việt Nam như: Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc PVCombank, Tổng giám đốc Western Bank, quyền Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á… Ông gia nhập MSB từ năm 1998 và đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Chiến lược, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Bán lẻ. Từ tháng 3.2020, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc MSB. Từ tháng 9.2020 đến nay ông là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc MSB.
Có thể ví Đọc sách cũng như yêu là "bức thư tình" gửi đến sách báo, cội nguồn tuổi thơ, quá trình được ba mẹ nhen lên tình yêu sách của nhà báo Trung Nghĩa, để từ đó lan truyền niềm đam mê đọc, viết và miệt mài làm công việc gắn bó với sách báo qua nhiều năm tháng cuộc đời.
Một cá nhân làm giá cổ phiếu bị phạt gần 600 triệu đồng
Theo chuyên trang định giá chuyển nhượng Transfermarkt, giá trị của Nguyễn Xuân Son hiện tại là 700.000 euro (khoảng 18,2 tỉ), được cập nhật vào ngày 17.1.2025. Đây cũng là con số cao nhất trong sự nghiệp thi đấu của Xuân Son tính đến thời điểm này.Có thể nói, bước ngoặt mang đến sự thay đổi về giá trị của chân sút gốc Brazil chính là việc nhập tịch Việt Nam và đăng quang chức vô địch AFF Cup 2024. Trước đó, ở lần gần nhất cập nhật, giá trị của Nguyễn Xuân Son trên trang Transfermarkt là 500.000 euro.Nguyễn Xuân Son hiện là cầu thủ có giá trị cao nhất đội tuyển Việt Nam. Người đứng thứ hai trong danh sách này là Nguyễn Filip. Tuy nhiên, giá trị của thủ môn Việt kiều bị giảm, từ 550.000 euro xuống còn 500.000 euro. Tiền đạo Nguyễn Tuấn Hải được định giá 400.000 euro. Trong khi đó, Nguyễn Tiến Linh, Nguyễn Quang Hải, Hồ Tấn Tài và Bùi Hoàng Việt Anh cùng có giá trị 350.000 euro.Hiện tại, Xuân Son vẫn đang trong quá trình nghỉ ngơi phục hồi chấn thương sau ca phẫu thuật thành công tại Bệnh viện Vinmec vào ngày 6.1. Sau ca phẫu thuật, Xuân Son sẽ tiếp tục chương trình tập luyện chủ động thân trên với thời gian tập và các bài tập được thiết kế tương đương với các bài tại CLB. Trọng lượng tạ sẽ được tăng dần, phù hợp với tiến độ hồi phục, đảm bảo duy trì sức mạnh cơ bắp trong suốt giai đoạn trị liệu, đồng thời tạo nền tảng vững chắc cho sự trở lại mạnh mẽ hơn sau chấn thương.Dự kiến vào tháng 9.2025, tiền đạo sinh năm 1997 sẽ trở lại sân cỏ. Để lấy lại phong độ và thể trạng tốt nhất, Xuân Son cần trải qua quá trình tập phục hồi, dự kiến chia thành nhiều giai đoạn. Theo một chuyên gia y học thể thao, việc tập phục hồi sẽ đóng vai trò cốt lõi trong quá trình bình phục chấn thương. Xuân Son có thể trạng rất tốt, cùng với quá trình điều trị được tính toán và theo dõi cẩn thận, chân sút của CLB Nam Định có cơ hội trở lại với 100% đẳng cấp vốn có.