Hall of Fame - 'Đấu trường danh vọng' dành cho game thủ
Bản tin Xem nhanh 12h ngày 15.1.2025 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:Một vụ việc gây hoang mang dư luận tại thành phố Hải Phòng đang thu hút sự chú ý lớn vài ngày qua. Một bé gái 4 tuổi bất ngờ bị người lạ mặt đưa ra khỏi trường mầm non mà không hề gặp sự cản trở nào. Điều này khiến không ít phụ huynh giật mình đặt câu hỏi: “Liệu con mình có thực sự an toàn khi ở trường học?”Để làm rõ trách nhiệm trong vụ việc, hôm qua (14.1), Trường mầm non Thiên Hương (tại thành phố Hải Phòng) đã tạm đình chỉ giáo viên chủ nhiệm lớp. Nhưng câu chuyện còn có nhiều góc khuất và kẽ hở trong công tác quản lý khiến kẻ xấu dễ dàng lợi dụng. Chuyện này không phải lần đầu tiên xảy ra ở Thủy Nguyên. Trước đó, một vụ trộm táo tợn khác cũng đã diễn ra trong khuôn viên trường học tại địa phương này. Rõ ràng, vấn đề an ninh trường học cần được siết chặt hơn bao giờ hết và Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng cũng đã có những biện pháp đối phó.Tết Nguyên đán thì đang đến gần rồi, đây là thời điểm mà mọi người tất bật mua sắm, chuẩn bị cho một năm mới đủ đầy, an vui. Nhưng đây cũng là lúc các chiêu trò lừa đảo “nở rộ” như hoa mai ngày Tết, giăng bẫy người dùng bằng những mánh khóe tinh vi. Đổi tiền mới giá rẻ, việc nhẹ lương cao, khuyến mãi vé xe, vé máy bay giá hời hay thậm chí là khóa tài khoản ngân hàng đều là những “bẫy ngọt ngào” đang khiến nhiều người sập bẫy trong chớp mắt.Khi màn đêm buông xuống, phố Tây Bùi Viện ở quận 1, TP.HCM trở nên rực rỡ dưới ánh đèn màu sắc và những âm thanh nhộn nhịp. Nhưng đằng sau vẻ hào nhoáng ấy lại là những mảng tối đầy hiểm họa. Giữa không khí tưng bừng, những quả bóng cười vẫn len lỏi khắp nơi, gieo rắc những tác hại khó lường. Dù đã bị cấm, nhưng tại các quán bar, bóng cười vẫn dễ dàng được bày bán công khai, với giá chỉ từ 140.000 đến 150.000 đồng một quả. Các bạn trẻ, cả khách địa phương và du khách nước ngoài, đều dễ dàng tham gia vào cuộc vui này, không biết rằng những giây phút lâng lâng đó có thể phải trả bằng sức khỏe. Trong những quán bar nơi tiếng nhạc xập xình, không khó để bắt gặp không ít người đang hít khí từ những quả bóng cười. Mặc dù Quốc hội đã ban hành nghị quyết cấm sản xuất và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các chất gây nghiện khác từ năm 2025, nhưng bóng cười vẫn xuất hiện rầm rộ, khiến nhiều người tự hỏi: Tại sao đã có quy định rồi mà vẫn không thể dập tắt nỗi lo này?Tất cả sẽ có trong Bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Kính mời quý vị theo dõi.Xem nhanh 12h của Báo Thanh Niên sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 16.1.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.Bạn đọc ủng hộ Chương trình bảo trợ trẻ mồ côi do đại dịch Covid-19 31.5.2022
Chặng World Cup billiards carom 3 băng đầu tiên diễn ra tại Bogota - Colombia vào cuối tháng 2. Tại giải đấu này, Trần Quyết Chiến không thể bảo vệ chức vô địch (trước đó anh lên ngôi vào năm 2024). Tuy nhiên, một tay cơ họ Trần khác là Trần Thanh Lực đã xuất sắc đăng quang, và danh hiệu World Cup gần nhất vẫn thuộc về billiards Việt Nam.Trần Thanh Lực đã có hành trình đầy ấn tượng để bước lên bục cao nhất tại World Cup billiards Bogota 2025, khi đánh bại nhiều đối thủ rất mạnh. Đáng chú ý, giải đấu tại Colombia là lần đầu tiên cơ thủ người Bình Dương vào đến bán kết, sau đó là chung kết của một chặng World Cup. Với danh hiệu gần nhất của Thanh Lực, billiards carom 3 băng vào lúc này đang sở hữu tổng cộng 6 chức vô địch World Cup. Trước đó, Trần Quyết Chiến đã vô địch 4 lần (vào các năm 2018, 2023 và 2024), và Trần Đức Minh vô địch 1 lần (vào năm 2024).Chặng World Cup tiếp theo trong năm 2025 được tổ chức tại TP.HCM, từ ngày 19 đến 25.5. Tại giải đấu trên sân nhà, billiards Việt Nam vẫn hướng tới bảo vệ chức vô địch. Trần Quyết Chiến, Trần Đức Minh được kỳ vọng sẽ tiếp tục tận dụng lợi thế sân nhà, khi có đông đảo người hâm mộ “tiếp lửa” tinh thần. Tại World Cup billiards TP.HCM 2024, Trần Đức Minh đã đăng quang đầy thuyết phục, trước sự bất ngờ của giới mộ điệu carom 3 băng trên toàn thế giới. Cơ thủ gốc Huế vượt qua nhiều vòng loại và đi một mạch đến trận chung kết, trước khi đánh bại Kim Jun-tae (Hàn Quốc) và bước lên bục nhận cúp. Trần Quyết Chiến cũng giành chức vô địch World Cup đầu tiên tại TP.HCM vào năm 2018, đồng thời là bước ngoặt đưa sự nghiệp của cơ thủ số 1 Việt Nam sang trang mới.Bên cạnh Trần Quyết Chiến và Trần Đức Minh, Trần Thanh Lực cũng không đứng ngoài cuộc. Cơ thủ 35 tuổi cho thấy bước tiến thần tốc trong thời gian gần đây, khi đoạt vị trí á quân giải vô địch thế giới (World Championship) 2024 và vô địch World Cup Bogota 2025. Trong khi đó, thành tích tốt nhất của Bao Phương Vinh tại World Cup billiards là vị trí á quân tại Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) vào năm 2024. Do đó, tay cơ sinh năm 1995 đang rất khao khát giành danh hiệu vô địch World Cup đầu tiên. Tay cơ trẻ sinh năm 1999 Chiêm Hồng Thái cũng thể hiện sự tiến bộ nhanh và rất đáng được chờ đợi.Tại World Cup billiards TP.HCM 2025, Trần Quyết Chiến, Trần Thanh Lực, Bao Phương Vinh và Chiêm Hồng Thái sẽ được đặc cách xuất hiện từ vòng chung kết (32 cơ thủ), vì 4 tay cơ Việt Nam này nằm trong tốp 14 thế giới. Trần Đức Minh sẽ tranh tài từ vòng loại thứ 4 (vòng loại cuối cùng).Liên đoàn Billiard carom thế giới (UMB) đã chính thức ủy quyền cho Liên đoàn Billiards và Snooker TP.HCM (HBSF) đăng cai tổ chức giải World Cup billiards tại TP.HCM trong 3 năm liên tiếp, từ 2025 đến 2027.Vòng tuyển chọn đầu tiên của giải World Cup billiards carom 3 băng TP.HCM 2025 đã khép lại và xác định được 8 cơ thủ Việt Nam đầu tiên giành vé. Đáng chú ý trong số này là sự xuất hiện của cơ thủ kỳ cựu Lý Thế Vinh, 63 tuổi. Vòng tuyển chọn 2 sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 11.4, nhằm tìm ra 8 cái tên tiếp theo sẽ góp mặt ở World Cup billiards carom 3 băng TP.HCM 2025.
SUV 7 chỗ Hyundai Palisade bất ngờ giảm giá 90 triệu đồng tại Việt Nam
Những thay đổi lâu dài về khí hậu diễn ra hàng ngày thông qua thời tiết của chúng ta. Vào năm 2023, nhiệt độ cực cao đã ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra các vụ cháy rừng tàn khốc. Lượng mưa lớn, lũ lụt, bão nhiệt đới mạnh lên nhanh chóng để lại dấu vết tàn phá, chết chóc và thiệt hại kinh tế to lớn.
Ngày 5.1, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một người đàn ông hung hăng, chặn đầu xe, đập nát kính chắn gió ô tô tại đoạn đường đông người qua lại.Cụ thể, đoạn clip dài hơn 1 phút, ghi lại cảnh người đàn ông chạy xe máy chở người phụ nữ, bất ngờ chặn đầu một ô tô, xung quanh có rất đông phương tiện qua lại.Người đàn ông rời khỏi xe máy, chửi rồi đấm liên tiếp vào kính chắn gió ô tô. Thấy không phá được ô tô, người này nhặt cục đá đập nhiều lần làm nát kính chắn gió.Chưa dừng lại, người đàn ông dùng tay kéo kính ra rồi ném cục đá lớn vào bên trong ô tô. May mắn tài xế đã tránh được. Sau khi đập phá ô tô, người đàn ông rời đi. Ảnh hưởng từ vụ việc làm giao thông qua khu vực này bị gián đoạn.Qua xác minh, vụ việc xảy ra trên đường Lũy Bán Bích (Q.Tân Phú), khoảng 14 giờ 30 ngày 4.1.Liên quan vụ chặn đầu xe đập nát kính ô tô, Công an Q.Tân Phú và lực lượng CSGT - trật tự đã nắm được thông tin, đang xác minh, mời những người liên quan đến trụ sở để làm rõ.
Ẩn ý của mập mờ
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.