Từ đầu năm 2025, ĐH Úc dự kiến chỉ được tuyển du học sinh theo chỉ tiêu
Ngày 27.1, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuần tra xử lý vi phạm nồng độ cồn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cận tết.Trước đó, đêm 26.1 và rạng sáng 27.1, tổ công tác Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đã xử lý 11 trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn kịch khung.Cụ thể, lúc 20 giờ 50 ngày 26.1, tại đường Đỗ Xuân Hợp (Phước Long B), tổ công tác phát hiện người đàn ông có dấu hiệu say xỉn chạy xe máy loạng choạng nên tiến hành dừng xe kiểm tra.Qua kiểm tra, người này vi phạm nồng độ cồn ở mức 1,161 mg/L khí thở. Người đàn ông cho hay bản thân hiểu rõ luật giao thông nhưng vì nghĩ nhậu tất niên gần nhà nên đã tự chạy xe về.Đến khoảng 21 giờ 15 cùng ngày, tổ công tác tiếp tục dừng xe máy người ông H.T trên đường Tây Hoà (P.Phước Long A), phát hiện người này vi phạm nồng độ cồn 0,636 mg/L khí thở. Ông T. cho hay đã sử dụng nhiều bia tại tiệc tất niên.Đến rạng sáng 27.1, tổ công tác đã phát hiện, lập biên bản 11 trường hợp tài xế xe máy vi phạm nồng độ cồn kịch khung (vượt quá 0,4 mg/L khí thở) và nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức 1 (chưa vượt quá 0,25 mg/L khí thở) và mức 2 (vượt quá 0,25 đến 0,4 mg/L khí thở).Theo quy định, vi phạm nồng độ cồn mức 1, tài xế xe máy bị phạt 2 - 3 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe; mức 2, tài xế xe máy bị phạt 6 - 8 triệu đồng, trừ 10 điểm giấy phép lái xe và mức kịch khung, tài xế xe máy bị phạt 8 - 10 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.Hôm 20.1, Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Thế Thắng (42 tuổi, ở Q.Tân Phú) để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ. Thắng được xác định là người không chấp hành lệnh đo nồng độ cồn và tấn công, gây thương tích cho một chiến sĩ Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức.Theo điều tra, khoảng 21 giờ 30 ngày 11.1, Thắng chạy xe máy trên đường 5A hướng về đường số 8 (P.Long Bình, TP.Thủ Đức) trong tình trạng say xỉn, không tỉnh táo.Cùng lúc, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra lưu động, khi đến trước địa chỉ nói trên thì phát hiện Thắng loạng choạng, gây nguy hiểm cho người đi đường nên ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra.Tuy nhiên, Thắng không chấp hành việc kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng chức năng, còn có hành vi tấn công, gây thương tích đối với CSGT.Tổ công tác cùng người dân khống chế Thắng và báo Công an P.Long Bình đến hỗ trợ đưa Thắng về trụ sở để làm rõ.Tại cơ quan công an, bước đầu Thắng khai nhận hành vi phạm tội như trên. Vụ việc sau đó được bàn giao Công an TP.Thủ Đức xử lý theo thẩm quyền.Quán cơm tấm món 'đỉnh' trứng lòng đào: Bà chủ độc thân vui tính, khách ruột… 3 đời
Tại Trung tâm sức khỏe nam giới Men’s Health, bác sĩ đã tiến hành thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cho ông T.
Dự đoán kết quả V-League hôm nay: HAGL dễ thắng đậm Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Liên quan đến đường dây lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của người dân, đến nay Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với H'Nguyên Niê Kdăm (40 tuổi), Nguyễn Thanh Nhàn (37 tuổi), Nguyễn Trần Trung Hiếu (25 tuổi) cùng trú tại xã Ea Phê (H.Krông Pắc, Đắk Lắk và Nguyễn Thị Bích Ngọc (36 tuổi, trú TP.Bến Tre, Bến Tre) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Bước đầu, các bị can khai nhận từ đầu năm 2024, thông qua ứng dụng Telegram, H'Nguyên đã liên hệ với một đối tượng không rõ lai lịch để nhận cầm đầu nhóm này tổ chức hoạt động lừa đảo trên không gian mạng và phân chia cho Nhàn, Hiếu và Ngọc nhiệm vụ quản lý.Sau đó, H'Nguyên lên mạng xã hội tuyển nhân viên. Với mỗi cuộc gọi thành công, nhân viên sẽ được trả công 30.000 đồng, mỗi ngày 1 nhân viên được trả khoảng 300.000 - 600.000 đồng.Hàng ngày, các nhân viên gọi điện cho khách hàng với kịch bản do H'Nguyên cung cấp, giả danh nhân viên Công ty TNHH công nghệ TikTok gọi điện cho khách hàng với nội dung "khách hàng may mắn trúng thưởng phần quà từ TikTik" và đề nghị cung cấp thông tin cá nhân để nhận quà tri ân 0 đồng; tham gia làm việc tại nhà bằng cách xem video, like tăng tương tác để nhận tiền thưởng. Sau đó, yêu cầu kết bạn Zalo với tài khoản của "công ty" để gửi địa chỉ nhận quà. Khi đã tạo được lòng tin, các đối tượng sẽ đưa các nhiệm vụ "thương mại điện tử" và hứa hẹn khách hàng sẽ được nhận tiền hoa hồng khi mua các sản phẩm của "công ty" cung cấp. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, "công ty" sẽ trả lại số tiền ban đầu và trả thêm từ 20 - 30% tiền hoa hồng.Đối với các giao dịch có số tiền nhỏ thì khách hàng được nhận lại đầy đủ như thỏa thuận đề tạo lòng tin. Nhưng khi thực hiện các giao dịch với số tiền lớn thì các đối tượng lại đưa ra nhiều lý do như sai cú pháp, sai lệnh… để khóa tài khoản của khách hàng và chiếm đoạt tiền.Các nhóm nhân viên Telesale của H'Nguyên quy định sau 15 ngày sẽ xóa toàn bộ dữ liệu để tiêu hủy chứng cứ.Cảnh sát xác định hàng ngày các đối tượng sử dụng thông tin trái phép của khoảng 50.000 người dân, thực hiện trên 100.000 cuộc gọi để thực hiện hành vi lừa đảo.Qua thống kê sơ bộ, các đối tượng trong đường dây đã chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng. Nhiều người dân đã bị nhóm lừa đảo trên chiếm đoạt số tiền rất lớn, thậm chí có người đã bị lừa mất hơn 1 tỉ đồng. Và nhóm đối tượng ở tỉnh Đắk Lắk đã được trả công hơn 200 tỉ đồng.Từ tháng 8.2024 đến nay, Công an tỉnh Đắk Lắk phối hợp với A05 đấu tranh, triệt phá đường dây này. Quá trình điều tra, ban chuyên án đã làm rõ 57 đối tượng liên quan, thu 45 máy tính các loại, 63 điện thoại, 41 xe máy, 180 GB dữ liệu cùng nhiều tang vật liên quan.Bộ Công an đề nghị những ai bị chiếm đoạt tiền theo phương thức nêu trên thì liên hệ điều tra viên Phạm Tú Anh theo số điện thoại 0966639569 hoặc Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk tại 58 Nguyễn Tất Thành (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) để được hướng dẫn giải quyết.
Người tự nhận cầu mưa được cho TP.HCM bất ngờ nhận lỗi: Vì chuyện gì?
Gần đây, Google đã cập nhật Play Store nhằm cho phép người dùng tạm dừng dịch vụ quét vi-rút thông qua tính năng Play Protect của Android. Thay đổi này giúp người dùng dễ dàng cài đặt ứng dụng từ các nguồn bên ngoài, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn cho thiết bị và dữ liệu.Tính năng mới này được phát hiện trong phiên bản 42.2.19-31 của Play Store. Bản cập nhật bổ sung nút "Pause" cho Play Protect khi người dùng cố gắng vô hiệu hóa chức năng quét ứng dụng. Tuy nhiên, Google cũng cảnh báo khi Play Protect bị tạm dừng, nó sẽ không quét các ứng dụng được cài đặt từ bên ngoài Play Store chính thức.Đối với người dùng Android, tính năng quét tự động của Play Protect có thể là con dao hai lưỡi. Dịch vụ này quét hàng trăm tỉ ứng dụng mỗi ngày nhằm cung cấp thêm một lớp bảo mật cho smartphone và tablet chạy trên nền tảng Android. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây khó khăn trong việc tải xuống các APK hợp pháp từ internet.Một người dùng đã chia sẻ trải nghiệm của mình khi nâng cấp từ Nokia 6.1 lên Google Pixel 7a. Mặc dù quá trình nâng cấp diễn ra suôn sẻ, nhưng Play Protect đã can thiệp vào việc tải lại một số trò chơi đã mua trước đó do kiểm tra khả năng tương thích API. Việc tạm dừng Play Protect trong những tình huống như vậy có thể giúp ích, mặc dù việc tắt hoàn toàn sẽ làm tăng nguy cơ bảo mật cho thiết bị.Tùy chọn "Pause" mới sẽ cho phép người dùng tải ứng dụng tạm thời, với Play Protect tự động kích hoạt lại vào ngày hôm sau. Google cũng nhấn mạnh việc cài đặt ứng dụng từ bên ngoài (sideload) có thể tiềm ẩn rủi ro bảo mật nhưng đây vẫn là phương pháp hợp pháp để truy cập các ứng dụng không có trên Play Store. Một ví dụ điển hình là nền tảng F-Droid, nơi cung cấp nhiều ứng dụng mã nguồn mở mà người dùng có thể tải xuống và cài đặt thủ công.