$731
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bongdaso.com dữ liệu. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bongdaso.com dữ liệu.CLB Đà Nẵng từng vô địch năm 2009 và 2012, sau đó phong độ và thành tích đi xuống dần, kéo theo sự bất ổn trên băng ghế huấn luyện cho đến lúc này, khi HLV Lê Đức Tuấn vừa cập bến. Điều này thể hiện qua thành tích lận đận của họ (ngoại trừ hạng 3 năm 2016, còn lại đều xếp thứ 9 trở xuống với lần xuống hạng mùa 2023), kèm theo thống kê trong vòng 10 năm qua, đội bóng sông Hàn đã thay đến 9 HLV.Tính từ mùa 2015, rất nhiều tướng tài đã cập bến rồi phải ra đi như HLV Lê Huỳnh Đức (2 lần), Nguyễn Minh Phương, Phan Thanh Hùng, Phạm Minh Đức, Trương Việt Hoàng, Đào Quang Hùng, Cristiano Roland.Điều này cho thấy sự bất ổn đã âm ỉ từ rất lâu bên trong đại diện từng được coi là lá cờ đầu của bóng đá miền Trung.Từng chút một, những vấn đề của CLB Đà Nẵng cứ tích lũy dày dần mà không được giải quyết, với cao trào là bị rơi xuống hạng nhất ở mùa 2023. Đáng tiếc, hành trình trở lại V-League ngay mùa sau đó đã không đồng hành cùng việc thổi lại ngọn lửa chiến đấu cho đội bóng. Các nội binh đang sa sút phong độ nhưng không được tăng cường lực lượng một cách mạnh mẽ được xem là nguyên nhân khiến CLB Đà Nẵng không có kết quả tốt.Mùa bóng này, CLB Đà Nẵng đặt ra chỉ tiêu lọt vào tốp 5 nhưng đến bây giờ đang xếp cuối bảng sau 11 vòng, với hàng công và hàng thủ đang tệ nhất V-League 2024 - 2025. Kết quả bết bát khiến họ 2 lần trảm tướng" liên tiếp với HLV Đào Quang Hùng và Cristiano Roland trong vòng chưa đầy 1 tháng.Đến hôm nay, họ sẽ có HLV thứ 3 kể từ đầu mùa là HLV Lê Đức Tuấn cùng 2 trợ lý chuyên môn Nguyễn Quốc Long, Phạm Nguyên Sa cùng 2 trợ lý thủ môn Nguyễn Viết Nam và HLV thể lực Luis.HLV Lê Đức Tuấn chia tay CLB Hà Nội, có thể đến từ thất bại đầu tiên trên sân nhà trước CLB HAGL sau 13 năm, trong ngày Đình Hai nhận thẻ đỏ sớm và Tuấn Hải đá hỏng quả 11 m vào cuối trận. Trải nghiệm trong 2 lần dẫn dắt CLB Hà Nội sẽ là vốn quý cho nhà cầm quân sinh năm 1982 trong thử thách mới.Hai cánh tay đắc lực của ông Lê Đức Tuấn sẽ là Phạm Nguyên Sa và Nguyễn Quốc Long, 2 HLV trẻ đang đầy khát khao cống hiến trong lần đầu hít thở bầu không khí tại cabin kỹ thuật V-League.Nguyên Sa là biểu tượng chuẩn mực của bóng đá Đà Nẵng. Cựu tiền vệ trụ này là chỗ dựa theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng trong giai đoạn hoàng kim nhất của đội bóng sông Hàn. Đặc biệt, HLV trẻ sinh năm 1989 có kinh nghiệm nhờ những năm chinh chiến tại CLB Quảng Ninh.Trong khi đó Nguyễn Quốc Long từng là 1 trong những hậu vệ phải hay nhất Việt Nam, nổi danh trong màu áo CLB Hà Nội, Sài Gòn, Thể Công... với lối chơi máu lửa, tính chiến đấu cao.Nếu Nguyên Sa là sự ổn định trầm tĩnh thì ngược lại Quốc Long sở hữu cá tính mạnh mẽ của một thủ lĩnh, góp phần tạo ra bản sắc gắn kết, lì lợm của CLB Sài Gòn "ngổ ngáo" ngày nào.Hai trợ lý - một người địa phương "tĩnh", một người mới về "động" - sẽ cùng với HLV Lê Đức Tuấn tạo thành tổ hợp trẻ trung, với mong muốn sẽ thổi bùng được ngọn lửa khát vọng cho dàn nội binh đội bóng sông Hàn.Lẽ dĩ nhiên, ê kíp BHL trẻ này vẫn thiếu kinh nghiệm chinh chiến tại V-League. Nhưng họ sẽ có chỗ dựa từ Giám đốc kỹ thuật Phan Thanh Hùng, cựu HLV trưởng đội tuyển Việt Nam sẽ có những cố vấn đúng lúc cho cho những học trò cũ của mình. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bongdaso.com dữ liệu. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bongdaso.com dữ liệu.Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu. ️
Ngày 27.1, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước đã phát hiện xe khách giường nằm nhồi nhét khách quá số người quy định.Theo đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước lập chốt xử lý vi phạm giao thông trên đường ĐT.741, đoạn qua xã Tiến Hưng, TP.Đồng Xoài. Thời điểm này, lực lượng CSGT phát hiện xe khách giường nằm BS 60H-153.64 do tài xế Trần Hữu Đ. (44 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển chạy tuyến cố định TP.Long Khánh (Đồng Nai) - TX.Phước Long (Bình Phước) có dấu hiệu vi phạm nên đã cho dừng xe để kiểm tra.Qua kiểm tra, lực lượng CSGT đã phát hiện tài xế nhồi nhét khách, chở quá 5 người theo quy định (51/46). CSGT đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế, đồng thời yêu cầu phải có trách nhiệm chuyển số khách chở quá quy định qua xe khác để tiếp tục hành trình.Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 26.1, Đội CSGT số 1 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước, phát hiện tài xế Bùi Văn T. (39 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển xe ô tô bán tải BS 74C-064.04 lưu thông trên quốc lộ 13, đoạn qua TT.Tân Khai (H.Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) vi phạm nồng độ cồn. Kiểm tra trên xe, lực lượng công an đã phát hiện 53 kg pháo lậu các loại.Ngay sau đó, Đội CSGT số 1 đã bàn giao tang vật và người vi phạm cho Công an H.Hớn Quản để xử lý theo thẩm quyền. ️
Sốt sắng nhất trong các trường nhận đăng cai là Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Với sân vận động có diện tích 10.800 m², sức chứa 7.500 chỗ ngồi, chất lượng mặt sân được FIFA công nhận đạt chuẩn 2 sao; là nơi thường xuyên tổ chức các giải đấu và nơi sinh viên đá bóng suốt ngày - đêm, có thể nói điều kiện cơ sở vật chất của trường là cực tốt. Ban giám hiệu Trường Tôn Đức Thắng rất hoan nghênh và thống nhất nhận tổ chức cả vòng loại lẫn VCK. Thầy Phạm Thanh Anh Khoa, Trưởng khoa Khoa học thể thao, và thầy Nguyễn Đình Long (giảng viên), cũng đã có nhiều buổi làm việc về công tác tổ chức. Dù lịch học giáo dục thể chất dày đặc rất cần sân bãi, nhưng phía nhà trường cũng đã sắp xếp tương đối ổn thỏa để ưu tiên cho giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam. Trong đó vòng loại sẽ đá liên tục mỗi ngày 2 trận (có 1 trận buổi sáng) và đá 4 trận/ngày vào 3 ngày cuối tuần từ sáng đến tối. VCK (toàn bộ 26 trận) sẽ đá vào giờ đẹp từ 15 giờ trở đi, trong đó có nhiều trận đá đèn như các giải chuyên nghiệp.️