Vườn sầu riêng trúng tiền tỉ giữa hạn mặn
Tết nguyên đán 2025 là thời điểm các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc thường khá đông đúc khi nhiều người lái ô tô chở gia đình về quê hay đi chơi tết. Với hệ thống camera giao thông, camera giám sát tốc độ lắp đặt ngày càng dày đặc trên các tuyến đường, cao tốc, quốc lộ… người điều khiển ô tô vi phạm luật giao thông đường bộ rất dễ bị phạt nguội.Chỉ cần chủ quan, lơ là trên khi điều khiển ô tô trên đường, người lái, chủ xe không chỉ bị lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt trực tiếp khi vi phạm mà còn có thể bị phạt nguội. Dưới đây là những lỗi vi phạm luật giao thông dễ bị phạt nguội khi lái ô tô dịp tết:Lái ô tô vượt quá tốc độ quy định là một trong những lỗi phổ biến nhất khiến các tài xế, chủ ô tô bị phạt nguội khi điều khiển ô tô, đặc biệt trong các chuyến đi đường dài. Hầu hết các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ tại Việt Nam hiện nay đều có hệ thống biển báo quy định tốc độ tối đa cho phép phương tiện lưu thông để đảm bảo an toàn.Tuy nhiên, trong suốt quá trình lái xe, không ít tài xế đôi khi lơ là khiến xe vượt quá tốc độ quy định. Hành vi điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định sẽ được hệ thống camera giám sát tốc độ trên các tuyến đường ghi lại, sau đó gửi dữ liệu về cho trung tâm xử lý, làm cơ sở, bằng chứng để xử phạt.Theo điều 6, Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168/2024) quy định mức xử phạt lỗi chạy quá tốc độ ô tô như sau: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng với hành vi điều khiển ô tô chạy tốc độ quy định từ 5 km/giờ đến dưới 10 km/giờ; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/giờ đến 20 km/giờ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ trên 20 km/giờ đến 35 km/giờ sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/giờ sẽ bị phạt tiền từ 12 - 14 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 6 điểm giấy phép lái xe.Việc không bật đèn tín hiệu xi-nhan khi chuyển làn đường hay chuyển hướng cũng khiến nhiều người điều khiển ô tô bị phạt nguội. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự lơ là, chủ quan của các tài xế.Với hành vi này, theo khoản 2 điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước hoặc chuyển làn đường không đúng quy định "mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề". Như vậy, chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước hay chuyển làn không bật xi-nhan, khi bị phạt nguội người điều khiển xe ô tô có thể bị phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng.Đây là lỗi các tài xế thường mắc phải khi lái xe trên các tuyến đường quốc lộ có nhiều làn đường hay lái xe trong thành phố. Mức phạt với lỗi đi không đúng làn đường sẽ là 4 - 6 triệu đồng. Mức phạt trên cũng áp dụng cho hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc chuyển làn đường không đúng quy định "mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề" khi chạy trên đường cao tốc.Nếu tài xế ô tô chuyển làn đường không đúng quy định, không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định mà gây tai nạn giao thông, Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định số tiền phạt là 20 - 22 triệu đồng.Theo quy định tại khoản 9, điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, hành vi điều khiển ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 18 - 20 triệu đồng. Như vậy, theo Nghị định 168 thì hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ có thể bị phạt từ 18 - 20 triệu đồng. Ngoài ra, người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ còn bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe. Nếu hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 20 - 22 triệu đồng theo khoản 10, điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP. Ngoài phạt tiền, người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ còn bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.Thâm nhập giới đầu nậu sâm lậu
The Guardian ngày 12.3 đưa tin một vụ việc hi hữu xảy ra tại Mỹ khi ông Jerald Kirkwood trình báo về tình huống khi ông đang nằm với một khẩu súng đặt trên giường, thì chú chó cưng đã nhảy lên giường và vô tình làm súng khai hỏa.Truyền thông địa phương dẫn thông tin từ cảnh sát cho hay viên đạn đã sượt qua đùi trái của người đàn ông. Cảnh sát nêu thêm chú chó tên Oreo, giống pitbull, đã leo lên giường, bị kẹt chân vào cò súng và gây cướp cò.Người phụ nữ ở cùng ông Kirkwood và Oreo vào thời điểm xảy ra vụ việc nói rằng Oreo là một chú chó tinh nghịch, thích nhảy nhót và bày trò. Người phụ nữ cho biết thêm từ giờ sẽ đảm bảo kiểm tra an toàn tất cả khẩu súng trong nhà. Cảnh sát coi đây là thương tích do tai nạn và không truy cứu chú chó hay người chủ. Ông Kirkwood đã được đưa đến bệnh viện với vết thương không nghiêm trọng.Giới chức bang Tennessee khẳng định việc cất giữ súng an toàn và trách nhiệm căn bản của những người sở hữu súng, khuyến cáo để vũ khí tránh xa tầm tay trẻ em, khóa chốt an toàn và cất đạn ở nơi khác.Ông Kirkwood không phải người đầu tiên "bị bắn" bởi thú cưng. Năm 2018, ông Richard Remme ở bang Iowa bị bắn vào chân khi khẩu súng trong thắt lưng cướp cò lúc ông đang chơi với chú chó cưng thuốc giống lai pitbul-labrador. Năm 2019, cựu cầu thủ bóng bầu dục Matt Branch nói chú chó labrador của anh đã dẫm lên khẩu súng săn, khiến súng cướp cò và bắn vào chân của ông, khiến ông phải phẫu thuật cắt cụt chân sau đó. "Tôi vui vì mình còn sống hơn là tức giận vì mất chân", ông Branch chia sẻ vào thời điểm đó.
Những quốc gia khó xin visa nhất thế giới
Trước thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới Ất Tỵ 2025, AFC có động thái mới nhắc về bóng đá Việt Nam. Trên trang mạng xã hội chính thức, cơ quan quản lý bóng đá châu Á đăng tải dòng trạng thái đầy ý nghĩa: "Bóng đá Việt 2025 - Thật "cứng" trong năm "rắn", kèm theo hình ảnh có những đội tuyển quốc gia (nam, nữ) và các CLB xuất sắc tại V-League.Chưa hết, AFC còn tặng bóng đá Việt Nam một bài "vè": "Lối chơi chắc chắn - Mạnh mẽ cứng rắn - Diện mạo tươi tắn - Gặp nhiều may mắn".Có thể nói, bóng đá Việt Nam vừa trải qua năm 2024 thành công, với đỉnh cao là chức vô địch giải bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup 2024). Vào cuối năm 2024 âm lịch, thầy trò HLV Kim Sang-sik đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn, khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá luôn trông chờ những màn trổ tài của đội tuyển Việt Nam trong năm 2025.Trong năm mới Ất Tỵ, bóng đá Việt Nam sẽ tham dự nhiều đấu trường quan trọng. Trong đó, đội tuyển Việt Nam chinh chiến tại vòng loại Asian Cup 2027. HLV Kim Sang-sik được dự báo sẽ gặp nhiều thử thách hơn trong giai đoạn đầu của giải đấu hàng đầu châu lục, khi lực lượng bị sứt mẻ. Chân sút trụ cột Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng tại AFF Cup 2024 và chắc chắn sẽ không kịp trở lại để cống hiến cho đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2027, ít nhất là trong giai đoạn lượt đi của vòng bảng.Một sân chơi rất lớn nhận được sự quan tâm đặc biệt mà bóng đá Việt Nam sẽ góp mặt là Đại hội thể thao Đông Nam Á 2025. U.22 Việt Nam và đội tuyển nữ Việt Nam tranh tài tại SEA Games 33, tổ chức ở Thái Lan. Đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ ra sân tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, giải đấu chắp cánh cho giấc mơ dự World Cup. Đội tuyển U.17 Việt Nam cũng so tài tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025.
Sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm (Báo Thanh Niên số ra ngày 4, 5.9.2024), Ban giám đốc Công an TP.HCM đã chỉ đạo Công an Q.12, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp các đơn vị khẩn trương xác minh, điều tra xử lý. Cho đến nay, Công an TP.HCM đã khởi tố 4 người làm việc tại Mái ấm Hoa Hồng (Q.12). Cụ thể, khởi tố bị can, lệnh tạm giam Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ở Q.Gò Vấp, là chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng), Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (47 tuổi, quê Đồng Nai) và Diệp Ngọc Tuyền (48 tuổi, quê Sóc Trăng); khởi tố cho tại ngoại đối với bảo mẫu Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ở Q.11). 4 bị can này đều bị khởi tố để điều tra về tội hành hạ người khác do trước đó đã bạo hành trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng.Theo điều tra của công an, trong quá trình chăm sóc các cháu hằng ngày tại Mái ấm Hoa Hồng, bị can Hương và Nhanh và Cẩm, Tuyền đã có những hành vi đe dọa, đối xử tàn ác, đánh hàng chục cháu bé và lặp đi lặp lại nhiều lần.Theo công an, đến nay đủ cơ sở xác định trong lúc chăm sóc trẻ, bị can Giáp Thị Sông Hương và một số bảo mẫu thường xuyên dùng tay xách người, ném lật úp lên nệm, đánh vào tay, chân… các bé. Bảo mẫu còn ngồi lên người trẻ sơ sinh, bóp đầu, bóp miệng, tát, đấm liên tiếp. Có bé bị đánh đến chảy máu miệng.Ngay sau khi tiếp nhận nguồn tin của PV Báo Thanh Niên trình báo về sự việc một số bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng địa chỉ tại L50, đường Tô Ký, P.Trung Mỹ Tây, Q.12 có hành vi đánh đập, ngược đãi đối với trẻ đang được nuôi dưỡng tại mái ấm này, Giám đốc Công an TP.HCM và Phó giám đốc - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự và Công an Q.12 khẩn trương kiểm tra, xác minh nguồn tin; phối hợp chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra trực tiếp. Cho đến nay, Công an TP.HCM đã khởi tố tổng cộng 4 bị can nêu trên.Trước đó, tháng 10.2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.HCM có văn bản thông báo tìm nhân chứng, người đã nhận con nuôi từ Mái ấm Hoa Hồng hoặc từ bà Giáp Thị Sông Hương, người gửi hoặc cho con, người từng ủng hộ tiền hoặc vật chất khác và người có tài liệu liên quan đến việc hành hạ trẻ em của Mái ấm Hoa Hồng; đề nghị đến Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM để cung cấp thông tin, phối hợp điều tra, làm rõ vụ việc.Theo Công an TP.HCM, Mái ấm Hoa Hồng được Phòng LĐ-TB-XH Q.12 cấp phép hoạt động từ tháng 7.2023, do bà Giáp Thị Sông Hương là người đại diện pháp luật và trực tiếp quản lý. Cơ sở có 12 nhân viên bảo mẫu và 2 nhân viên lái xe. Tại thời điểm kiểm tra, có 86 cháu bé thuộc diện trẻ em mồ côi (từ 2 tháng - 3 tuổi) đang được nuôi dưỡng tại cơ sở, vượt quá số lượng cấp phép là 47 trẻ.Theo giấy phép hoạt động, đây là cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập không thu phí có chức năng trợ giúp, nuôi dưỡng các trẻ em cơ nhỡ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị mồ côi, sống lang thang. Phòng LĐ-TB-XH Q.12 cho biết, dù chỉ được cấp giấy phép hoạt động chỉ 39 trẻ nhưng tại thời điểm kiểm tra ngày 4.9, cơ sở này có đến 86 trẻ, vượt 47 trẻ.Sau vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng, Phòng LĐ-TB-XH Q.12 đã thu hồi giấy phép hoạt động của mái ấm này. Sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm đăng trên Báo Thanh Niên, đến nay, hơn 80 trẻ tại Mái ấm Hoa Hồng đã được đưa về các mái ấm công lập thuộc Sở LĐ-TB-XH để chăm sóc, nuôi dưỡng (gồm Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình; Làng Thiếu niên Thủ Đức; Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp).Hiện Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi của các đối tượng có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời rà soát, làm rõ những sơ hở, thiếu sót trong quá trình quản lý các cơ sở bảo trợ xã hội đề kiến nghị cơ quan, tổ chức có liên quan khẩn trương khắc phục, không để xảy ra vụ việc tương tự.
Quyền Linh tiếc nuối nam bảo vệ 62 tuổi bị từ chối hẹn hò
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.