Trốn nắng nóng gần 40 độ C...
Chất liệu nội thất tạo nên không gian sang trọng hàng đầu với da Nappa, ốp gỗ thật và tính năng massageLaptop phát nổ gây tử vong, lưu ý ngay những việc này…
Giữa tháng 12.2024, sân khấu lễ trao giải Human Act Prize 2024 đã xướng tên dự án "Góp lá vá rừng - Vì một Việt Nam xanh và phát triển bền vững". Khởi động từ tháng 6.2024, dự án do Vietnam Airlines kết hợp với MoMo Travel khởi xướng giành chiến thắng hạng mục Ý tưởng Phát triển Bền vững. Giải thưởng không chỉ ghi nhận thành công và sức lan tỏa của dự án giúp hồi sinh rừng xanh, mà còn khép lại một năm tạo nên nhiều "điều nhỏ bé vĩ đại" của MoMo. Human Act Prize là giải thưởng cấp quốc gia tổ chức thường niên do Báo Nhân Dân tổ chức nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức có những đóng góp tích cực cho xã hội thông qua những sáng kiến, dự án cộng đồng uy tín, mang lại hiệu quả kịp thời, lâu dài và bền vững.Với sáng kiến trích 5.000 đồng cho mỗi giao dịch mua vé máy bay Vietnam Airlines trên MoMo Travel (nền tảng đặt vé Du lịch - Đi lại trên MoMo), sau 6 tháng thực hiện, người dùng trên cả nước đã chung tay "góp lá" tạo nên 35.000 cây xanh, phủ 53 ha rừng trên hàng lang núi đá kết nối giữa Mai Châu (Hòa Bình) và Vân Hồ (Sơn La). MoMo Travel là nền tảng du lịch trực tuyến tích hợp trên MoMo, mang đến trải nghiệm "tất cả trong một" như đặt vé máy bay, vé tàu xe, vé trải nghiệm, đặt phòng khách sạn, giúp người dùng quản lý cả chuyến đi và tối ưu chi phí. Không chỉ đáp ứng nhu cầu du lịch đa dạng, MoMo Travel còn hướng tới trở thành nền tảng du lịch bền vững với các sáng kiến giúp người dùng bảo vệ môi trường, trải nghiệm tự nhiên một cách có trách nhiệm, bảo tồn giá trị văn hóa và nâng cao chất lượng sống địa phương.Dự án "Góp lá vá rừng" với sự đồng hành của MoMo Travel đã góp phần phục hồi rừng, giúp cải thiện sinh kế cộng đồng địa phương, bảo vệ nguồn nước, không khí và đa dạng sinh học. Nền tảng thiện nguyện và công nghệ từ MoMo cùng tạo nên sức lan tỏa của dự án, khi kết nối và tập hợp những đóng góp nhỏ từ vài nghìn đồng của người dùng thành nguồn lực lớn để phục hồi 50ha rừng trong vòng hơn 6 tháng. Cũng bằng cách kết nối những tấm lòng nhân ái, bất kể đóng góp lớn nhỏ, MoMo đã đồng hành cùng nhiều đối tác từ quỹ tài chính, quỹ từ thiện, thương hiệu, tới báo chí, cơ quan nhà nước… chung tay thực hiện các chương trình thiện nguyện có sức lan tỏa, hướng tới giá trị tương lai bền vững. Đơn cử, MoMo đã cùng đồng hành cùng Quỹ Sức mạnh 2000, Quỹ Hy vọng, Hoa chia sẻ… thực hiện dự án "Xây lớp học mới", "Trái tim hồng", "Bữa cơm hồng" hay "Hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3"... Gần đây, với dự án "Bữa cơm hồng", MoMo đặt mục tiêu quyên góp 200 triệu đồng để thắp sáng bếp lửa, hỗ trợ 10.000 bữa ăn cho 50 em học sinh nghèo tại Yên Bái trong suốt năm 2025.Vượt ra khỏi "hình tượng" ví điện tử thông thường, MoMo không chỉ cung cấp các dịch vụ tài chính, thanh toán mà còn trở thành nền tảng thiện nguyện trực tuyến minh bạch, hiệu quả, đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Tất cả các giao dịch đóng góp từ người dùng đều được lưu lại và công khai trên hệ thống. Tận dụng công nghệ, MoMo đã giúp kết nối hàng triệu người dùng, các tổ chức, doanh nghiệp tham gia các chương trình thiện nguyện ý nghĩa, xây dựng một cộng đồng làm công tác xã hội và từ thiện lớn nhất Việt Nam.Từ năm 2019 tới nay, MoMo đã tiên phong số hóa việc đóng góp, từ thiện trở nên đơn giản hơn với người dân Việt Nam thông qua các dự án Heo đất MoMo, Trái tim MoMo.Việc từ thiện cũng được MoMo đơn giản hóa, góp từ những hành động nhỏ, để tạo nên điều kỳ tích. Đơn cử như việc dùng điểm thưởng "heo vàng" sau mỗi giao dịch thành công hoặc tham gia những hoạt động giải trí trên ứng dụng để quyên góp cho các dự án thiện nguyện trên ứng dụng. Theo thống kê của Ví Nhân Ái, nơi tập hợp tất cả các dự án, tổ chức đang gây quỹ từ thiện trên MoMo, tính từ năm 2019 đến hết tháng 11.2024 nền tảng đã có hơn 1.400 dự án đã được thực hiện thành công với số tiền lên tới 364 tỉ đồng từ hàng triệu người dùng khắp cả nước. MoMo đã kết nối với hơn 90 tổ chức từ thiện, giúp đỡ được hơn 763.212 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, xây cầu, trường học, bữa cơm cho trẻ vùng cao…Tại sự kiện nhìn lại 10 năm của MoMo, CEO Nguyễn Mạnh Tường đã khẳng định: "Những điều nhỏ bé được đặt đúng chỗ thì sẽ tạo nên những điều kỳ diệu". Niềm tin vào sức mạnh của điều nhỏ bé, sự kỳ diệu của công nghệ, sự đồng hành của những điều tốt đẹp và trí tuệ Việt Nam đã và đang là nền tảng đưa ứng dụng này giúp hàng triệu người Việt có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ô mai - vị Hà Nội vấn vương lòng người
Bất chấp những biến động khó đoán định, kinh tế Việt Nam năm 2024 tiếp tục được duy trì ổn định, tăng trưởng GDP đạt 7,09%, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng tăng 3,69% so với cùng kỳ. Đây là tiền đề tạo đà tăng tốc trong năm 2025, hoàn thành cao nhất các mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.Bám sát tiến trình phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, năm vừa qua, bất động sản cũng ghi nhận nhiều chỉ số ấn tượng. Theo báo cáo của Cục thống kê TP.HCM, doanh thu kinh doanh bất động sản năm 2024 ước đạt 282.134 tỉ đồng, tăng 7,9% so với năm 2023.Tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận hơn 47.000 giao dịch thành công, tương đương tỷ lệ hấp thụ đạt 72%, cho thấy niềm tin của người mua nhà đã quay trở lại tìm kiếm cơ hội an cư, đầu tư.Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), năm 2025, thị trường sẽ theo đà để bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới với nhiều động lực, gồm khung pháp lý hoàn thiện, lãi suất duy trì ở mức thấp và cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh.Cụ thể, ngày 1.8.2024 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của thị trường bất động sản khi luật Đất đai, luật Nhà ở, luật Kinh doanh bất động sản đồng loạt có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý vững chắc, tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy sự phát triển bền vững, minh bạch.Về lãi suất, trong năm 2024, Ngân hàng Nhà nước duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Bước sang tháng 1.2025, lãi suất cho vay mua nhà tại các ngân hàng khối Big4 và nhóm ngân hàng tư nhân có xu hướng giảm, dao động quanh mức 5,5 - 7,5%, tạo điều kiện để người mua nhà tiếp cận dễ dàng tiếp cận vốn vay.Việc tập trung đẩy mạnh hệ thống cơ sở hạ tầng cũng là yếu tố thúc đẩy bất động sản tăng trưởng. Giai đoạn 2021 - 2025, TP.HCM ưu tiên triển khai 59 dự án giao thông với tổng ngân sách lên đến 231.000 tỉ đồng. Các tuyến trọng điểm như Metro số 1, sân bay Long Thành, cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, Vành đai 3, Vành đai 4… đều đang được xúc tiến hoàn thiện, tăng tính kết nối liên vùng, nâng cao lợi thế của các khu đô thị vệ tinh nhờ khoảng cách di chuyển được rút ngắn đáng kể.Giới chuyên gia dự báo, 2025 sẽ bắt đầu kỷ nguyên mới với nhiều dư địa tăng trưởng. Trong đó, căn hộ chung cư tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu nhờ đáp ứng tốt nhu cầu ở hay đầu tư. Tuy nhiên, việc khan hiếm nguồn cung và lệch pha giữa phân khúc trung cấp - cao cấp, hạng sang… có thể sẽ đẩy biểu giá trung bình căn hộ tăng khoảng 15-20% trong năm 2025.Phân khúc thứ hai được dự báo hút mạnh dòng tiền đầu tư năm 2025 là nhà phố, biệt thự bên trong các đại đô thị đã hình thành, tiện ích - dịch vụ đồng bộ. Đây cũng là năm của các đô thị vệ tinh nhờ lợi thế quỹ đất, giá "mềm" và hạ tầng giao thông liên kết vùng không ngừng hoàn thiện.Đối với đất nền, do quy định cấm phân lô bán nền tại 105 thành phố, thị xã từ ngày 1.1.2025, loại hình này bị tác động mạnh nhất cả về nguồn cung lẫn giá bán. Theo đó, những dự án đã tách thửa, pháp lý đảm bảo, hạ tầng hoàn thiện sẽ "dẫn sóng" chu kỳ mới.Có thể nói, sau giai đoạn thanh lọc mạnh mẽ, thị trường bất động sản đang dần xuất hiện các gam màu sáng. Những doanh nghiệp với uy tín vững vàng, tiềm lực tài chính, chiến lược phát triển bền vững… giữ vị thế quan trọng để dẫn dắt, "cất cánh" cùng vận hội mới.Hơn 32 năm hình thành và phát triển, Nam Long là một trong số những doanh nghiệp ghi dấu ấn mạnh mẽ, đồng hành cùng sự phát triển bền vững của thị trường. Trên nền tảng bề dày kinh nghiệm, thông hiểu và linh hoạt thích ứng với thị trường, năm 2024, Nam Long "về đích" với nhiều kết quả ấn tượng, doanh số pre-sale dự kiến đạt hơn 5.200 tỉ đồng, đến từ các dự án Akari City giai đoạn 2, Waterpoint, Nam Long II Central Lake, Mizuki Park.Hiện tại, "giỏ hàng" Akari City, Mizuki Park đều đã "sold out". Giai đoạn 2 Nam Long II Central Lake gồm 274 sản phẩm đất nền và nhà phố xây sẵn ra mắt vào giữa tháng 11.2024 ghi nhận tỷ lệ tiêu thụ 90%. Các sản phẩm dinh thự, biệt thự ven sông, ven kênh thuộc compound The Aqua và Park Village, khu đô thị Waterpoint được "săn đón" nhờ hội tụ đủ các ưu thế về quy hoạch đẳng cấp, tiện ích, dịch vụ và vị trí tiềm năng trong vùng phát triển TP.HCM.Bên cạnh các hoạt động ra mắt, mở bán, năm 2024, Nam Long đã bàn giao đúng cam kết Akari City giai đoạn 2 gồm 1.707 sản phẩm; bám sát tiến độ triển khai các dự án khác như Waterpoint, EHome Southgate giai đoạn 3... Một trong những dự án trọng điểm của Nam Long là Izumi City (Đồng Nai) cũng đang được lấy đà tăng tốc sau động thái Đồng Nai quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 TP.Biên Hòa, tập trung vào phân khu C4. Song song đó, 3.000 sổ hồng, sổ đỏ cũng đã được trao cho cư dân Akari City, Nam Long II Central Lake và nhiều dự án khác của Nam Long trong năm qua. Từ "bệ phóng" sẵn có cộng hưởng các động lực của thị trường, năm 2025, Nam Long sẽ triển khai đồng loạt các dự án, khu đô thị tích hợp đã sẵn sàng phát triển gồm Mizuki Park 26ha, Waterpoint 355ha, Izumi City 170ha, Nam Long II Central Lake 43,8ha. Ngoài ra, các dự án mới gồm Paragon (Đồng Nai), các sản phẩm đầu tiên tại Hải Phòng cũng có kế hoạch mở bán trong thời gian tới.
Cuối năm 2024, Tổng cục Thuế (nay là Cục Thuế) có Công văn số 6369 gửi các NHTM, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán danh sách các nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế tại Việt Nam và đề nghị các đơn vị thông báo danh sách này cho các chi nhánh của ngân hàng để thực hiện kê khai, khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế khi thực hiện thanh toán cho các giao dịch với NCCNN theo quy định.Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận được phản ánh của một số hội viên về khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai. Cụ thể, Công văn số 6369 chỉ cung cấp tên và địa chỉ website của NCCNN cho các NHTM. Tuy nhiên, các NHTM chỉ thực hiện lệnh chuyển tiền căn cứ trên yêu cầu của khách hàng. Lệnh chuyển tiền không yêu cầu thông tin website của người thụ hưởng. Do đó, thông tin website mà Tổng cục Thuế cung cấp hoàn toàn không thể sử dụng được để xác định người thụ hưởng. Nếu chỉ căn cứ trên thông tin là tên người thụ hưởng để khấu trừ thuế thì sẽ phát sinh rủi ro khấu trừ thuế không đúng đối tượng do có thể có nhiều NCCNN trùng tên công ty.Đồng thời, NHTM không thể xác định chính xác được giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ nào là giao dịch của cá nhân. NHTM chỉ có thể xác định được người chuyển tiền, thanh toán là cá nhân hoặc tổ chức, không thể xác định được người mua thực sự là ai. Theo quy định tại khoản 3 điều 30 Nghị định 126, trường hợp NHTM không thể khấu trừ, nộp thay thì NHTM phải có trách nhiệm theo dõi số tiền chuyển cho các NCCNN và định kỳ hàng tháng gửi về Tổng cục Thuế. Tiêu chí xác định "không thể khấu trừ, nộp thay" phát sinh trong các trường hợp nào và NHTM phải theo dõi, báo cáo số tiền đó đến bao lâu... Nội dung này chưa rõ để NHTM thực hiện.Đối với việc tính thuế, NHTM không tham gia vào giao dịch mua bán, nên không nắm được bản chất giao dịch, không có đầy đủ thông tin để xác định được đúng ngành kinh doanh, không xác định được loại hàng hóa, dịch vụ mua bán để xác định mức thuế suất làm cơ sở khấu trừ thuế theo quy định. NHTM chỉ là trung gian thanh toán, tuy nhiên chưa có quy định nào của pháp luật về việc miễn trừ hoặc giới hạn trách nhiệm cho NHTM nên phát sinh rủi ro bị đòi bồi thường hoặc khiếu kiện từ NCCNN cũng như rủi ro bị xử phạt vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, theo quy định về tỷ giá nộp thuế thì áp dụng theo tỷ giá mua vào của NHTM nơi người nộp thuế mở tài khoản. Thực tế, hầu hết các NCCNN không có tài khoản tại ngân hàng Việt Nam. Vậy trường hợp này, NHTM xác định theo tỷ giá nào cũng cần được làm rõ.Để tháo gỡ những khó khăn trên, các NHTM kiến nghị Bộ Tài chính, Cục Thuế sớm có văn bản hướng dẫn lệnh chuyển tiền không có nội dung website, cơ quan thuế cung cấp tối thiểu các thông tin sau để các NHTM xác định đúng đối tượng phải khấu trừ như tên, số tài khoản người thụ hưởng, ngân hàng của người thụ hưởng. Đề nghị bổ sung quy định cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ của NCCNN phải xác định cụ thể tỷ lệ tính thuế và cung cấp cho NHTM theo yêu cầu của NHTM để thực hiện khấu trừ, đồng thời chịu trách nhiệm nếu xác định sai tỷ lệ này. Đồng thời, đề nghị cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho các NCCNN nắm được thông tin về quy định khấu trừ, tránh phát sinh các khiếu nại đối với các NHTM tại Việt Nam. Tổng cục Thuế xem xét lại yêu cầu khấu trừ thuế đối với dịch vụ trung gian nhận tiền phòng của Agoda và Booking.com, đảm bảo phù hợp với mô hình hoạt động của 2 NCCNN này và quy định tại Nghị định 126/2020 (NHTM chỉ khấu trừ khi người mua là "cá nhân ở Việt Nam").Ngoài ra, công văn đề nghị Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính tham mưu cho cấp có thẩm quyền xem xét bãi bỏ quy định NHTM thực hiện khấu trừ tại luật Quản lý thuế 2019. Bởi theo luật số 56, từ ngày 1.1.2025, NCCNN phải thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam.
Có gì bên trong tô phở 100 USD của đầu bếp Michelin?
"Đây là sân chơi, đấu trường để các võ sư, võ sĩ, huấn luyện viên, vận động viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm võ thuật từ các đơn vị bạn, để cùng nhau luyện tập, phát triển bộ môn võ cổ truyền trên toàn quốc lên một tầm cao mới", ông Dũng nói.