Kanye West bị điều tra sau khi đánh người đàn ông tấn công tình dục vợ mình
Một số người đinh ninh "thoát" phạt nguội khi đã qua đăng kiểm, nhưng gần đây tra cứu trên hệ thống thì nhiều lỗi cũ này bỗng dưng xuất hiện lại. Chuyện gì đang xảy ra?Trước khi đưa xe đi đăng kiểm vào năm 2023, anh P.M.L (ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM) vào web tra cứu phạt nguội và tá hỏa khi thấy hệ thống báo 19 lỗi vi phạm. Trong đó có 17 lỗi là đỗ xe không đúng quy định. Anh cho hay, 17 lần CSGT ghi hình phạt đỗ xe không đúng quy định là ở đoạn đường gần nhà, xung quanh có nhiều người cùng đậu xe. Nhẩm tính mức phạt hơn 25 triệu đồng, tước bằng lái 2 tháng khiến tay chân anh rụng rời vì ngay lúc làm ăn khó khăn.Đến hạn đăng kiểm, anh làm liều mang xe đến. Cơ quan chức năng giải quyết thủ tục bình thường, không đề cập nhắc lỗi phạt nguội. Anh thở phào, đinh ninh đã thoát phạt nguội.Gần đây, anh tiếp tục bấm tra cứu lỗi vi phạm qua hình ảnh thì 19 lỗi phạt nguội cũ xuất hiện lại. Anh L. thắc mắc: "Đã qua đăng kiểm, tưởng thoát phạt nguội, nhưng sao nay lại hiện lên lỗi cũ?".Tương tự, trên các fanpage về giao thông, một số người cũng than thở khi thấy lỗi phạt nguội cũ xuất hiện lại trên hệ thống, dù đã qua nhiều đợt đăng kiểm. Anh Minh Khang (ngụ Q.Tân Bình) cho biết, năm 2023, anh mua lại chiếc xe cũ của người quen và cẩn thận tra cứu phạt nguội trước khi làm thủ tục. Hệ thống báo không ghi nhận lỗi vi phạm.Mới đây, anh tra lỗi phạt nguội thì có thông báo vi phạm lỗi đậu xe không đúng quy định từ năm 2022. "Trường hợp này thì tôi đóng phạt hay chủ xe cũ đóng phạt. Nếu tôi gọi mà chủ cũ không lên đóng phạt thì sao?", anh đặt câu hỏi.Trả lời nội dung này, đại diện Cục CSGT cho hay, các lỗi vi phạm qua hình ảnh đều được cập nhật lên website của Cục CSGT. Trước đây, hệ thống kiểm định chưa kết nối cơ sở dữ liệu của Cục CSGT nên có thể một số hành vi vi phạm CSGT chuyển qua không được update vào cơ sở dữ liệu của đăng kiểm. Do vậy, có trường hợp người dân trước đây đi đăng kiểm bình thường, nhưng giờ đăng kiểm hoặc tra cứu thì thấy báo có lỗi vi phạm. Bên cạnh đó, trước đây người dân chưa tự giác đến nộp phạt khi thấy thông báo. Vài năm trước, cơ quan chức năng cũng chưa có chế tài hạn chế đăng kiểm nếu chưa đóng phạt nguội. Do vậy, khi nào đi kiểm định không được, người dân mới đến đóng phạt.Hiện nay, hệ thống dữ liệu đồng bộ, các lỗi vi phạm hiển thị đầy đủ. "Về nguyên tắc, chủ xe bị phạt nguội mà chưa đóng phạt thì lỗi vi phạm không thể nào biến mất", đại diện Cục CSGT nói.Theo tìm hiểu, hiện có những lỗi vi phạm được ghi nhận nhiều lần, có tính chất lặp lại được CSGT ghi nhận trên cùng một phương tiện như: đỗ xe sai quy định, chạy quá tốc độ liên tục trên một đoạn đường dài, chạy trong làn dừng khẩn cấp của cao tốc..."Vị trí gắn camera tự động bắn tốc độ, ghi nhận lỗi vi phạm qua hình ảnh đã được cơ quan chức năng tính toán để người tham gia giao thông giảm tốc, điều chỉnh phù hợp. Nhưng khi tham gia giao thông, nhiều người không để ý, vi phạm liên tục trên đoạn đường dài, qua nhiều vị trí camera vẫn vi phạm thì hệ thống sẽ ghi nhận lỗi ở các thời điểm khác nhau", lãnh đạo một đội CSGT thông tin.Đầu tháng 3, Báo Thanh Niên phát hành Cẩm nang tuyển sinh 2023
Tự kiểm tra đường huyết tại nhà là một phần quan trọng của việc chăm sóc bệnh tiểu đường.
Có nên 'lội ngược dòng' chọn khối ngành ít người học?
"Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói.
Chia sẻ với Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Hoa, Phó chủ tịch UBND TX.Mộc Châu, cho biết ngành du lịch địa phương này bội thu trong 2 tháng đầu năm, khi lượng khách tăng đột biến so với mùa du lịch cùng kỳ những năm trước.Theo thống kê từ các cơ quan chức năng TX.Mộc Châu, từ ngày 1.1 - 28.2, đã có hơn 1 triệu lượt khách đến Mộc Châu tham quan, du lịch. Ước tính doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt trên 1.300 tỉ đồng."Lượng khách đến Mộc Châu tăng gấp 2 lần, là kỷ lục về doanh thu du lịch trong 2 tháng đầu năm", bà Hoa nói.Điểm hấp dẫn, thu hút khách đến Mộc Châu năm nay chính là mùa hoa mận nở đồng loạt, đây cũng là mùa hoa mận đẹp nhất trong nhiều năm trở lại đây và đúng dịp nghỉ tết, nên rất nhiều người, công ty, đơn vị... chọn Mộc Châu để du xuân.TX.Mộc Châu có khoảng 300 khách sạn, nhà nghỉ, từ sau tết Nguyên đán Ất Tỵ đến nay, nhiều cơ sở luôn kín phòng, những ngày cuối tuần lượng khách đến Mộc Châu tăng đột biến khiến địa phương phải huy động nhà dân để khách lưu trú.Khách du lịch đến TX.Mộc Châu đã giúp nhiều hộ kinh doanh, các nhà vườn tăng thu nhập. Các vườn mận mở cửa đón khách tham quan, thu vé check-in phổ biến 30.000 đồng/người. Các nhà hàng luôn đông khách, những người hành nghề chụp ảnh, xe ôm, taxi... có thêm nhiều việc làm, thu nhập cao.Cũng theo UBND TX.Mộc Châu, dù lượng khách đến địa phương này tăng đột biến nhưng không có tình trạng tự ý nâng giá dịch vụ, "chặt chém" du khách.
Trúng đấu giá đất nhưng phải… đi kiện để đòi!
Honda SH350i 2021 nhập từ Ý có giá bán đồn đoán cao hơn gần 4 lần so với SH150i lắp ráp tại Việt Nam