Muôn kiểu tránh nóng khi thời tiết oi ả
Ngày 20.3, Ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam vừa công bố 41 thí sinh vào chung khảo Hoa hậu Việt Nam. Được lựa chọn từ 300 hồ sơ, các thí sinh sẽ cùng sống trong ngôi nhà chung của vòng chung khảo. Năm nay, ban tổ chức tiếp tục kiên định tiêu chí tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên, không chấp nhận thí sinh đã can thiệp thẩm mỹ, đồng thời nhấn mạnh 4 giá trị cốt lõi: nhan sắc, văn hóa, trí tuệ và cống hiến.Ông Phùng Công Sưởng, Tổng biên tập Báo Tiền Phong, Trưởng ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam cho biết, 99% thí sinh vào chung khảo là sinh viên, tốt nghiệp đại học, trong đó đông đảo thí sinh đến từ các trường đại học lớn, danh giá. Độ tuổi trung bình của các thí sinh là 21,3 tuổi.Cũng theo ông Phùng Công Sưởng, kết quả nhân trắc học cho thấy vẻ đẹp hài hòa, nhiều chỉ số nổi bật cả về chiều cao chạm ngưỡng 1,8 m. Nhiều thí sinh có thể nói thành thạo 2 - 3 thứ tiếng, nhiều bạn có tài lẻ như hát, múa, thuyết trình…Ông Sưởng còn cho biết, việc phỏng vấn thí sinh bằng tiếng nước ngoài năm nay của Hoa hậu Việt Nam cũng đặc biệt. Trong thành phần ban giám khảo có một giảng viên đại học có thể nói thành thạo 5 thứ tiếng, sẽ trực tiếp phỏng vấn các thí sinh. Một số hoa hậu cũng tham gia ban giám khảo như hoa hậu Nguyễn Thị Huyền, hoa hậu Thanh Thủy. Nhà sản xuất Hương Giang Idol cho biết về 10 tập truyền hình thực tế của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Theo đó, có 3 phần nội dung của chương trình truyền hình thực tế này. Phần 1 dự kiến 4 tập có nội dung Khởi đầu rực rỡ. Đó là 41 bước tới ngôi nhà chung của 41 cô gái. "Các cô gái bước tới với 41 tấm bằng học sinh giỏi", Hương Giang Idol cho biết. Phần 2 giới thiệu đêm chung khảo tại Hà Nội. Phần 3 dự kiến 4 tập, tìm ra đại sứ. Đây là phần giới thiệu về các đại sứ của cuộc thi, về đất nước, con người Việt Nam, với sự giới thiệu của các thí sinh hoa hậu.Trả lời câu hỏi của Thanh Niên về độ "thực tế" của chương trình thực tế này, Hương Giang Idol cho biết, chương trình sẽ có những cắt dựng để bảo đảm thời lượng lên sóng. Là một cuộc thi nhan sắc, chương trình cũng sẽ ưu tiên khoe ra cái đẹp. Tuy nhiên, việc cắt dựng vẫn hướng tới việc thực tế hơn nữa để công chúng biết được cuộc thi gắt gao của các thí sinh Hoa hậu Việt Nam.Cũng theo Hương Giang Idol, sự kịch tính của một chương trình thực tế cũng sẽ không phá vỡ sự chỉn chu, uy tín của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. "Các hình ảnh đều được ban giám khảo thông qua. Cho nên, tính kịch tính quá mức để ảnh hưởng tới các bạn thí sinh chắc chắn sẽ không có", Hương Giang nói.Đêm chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024 dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào tháng 4 tới, hứa hẹn bùng nổ với các phần thi, chương trình nghệ thuật hiện đại, mãn nhãn.Hơn 360.000 lượt bạn trẻ tham gia các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè năm 2022
Tính đến chiều 10.1, Chị dâu đạt 100 tỉ đồng (theo Box Office Vietnam). Bộ phim do Khương Ngọc giữ vai trò đạo diễn với kịch bản của bộ đôi biên kịch Kim và ToTo Chan đã góp công lớn trong việc tạo nên một tác phẩm đậm chất Việt, mang hồn cốt gia đình, văn hóa Việt, đủ sức "chạm" đến cảm xúc khán giả. Với mô típ có thể không đột phá - chuyện chị dâu, em chồng - nhưng Chị dâu được xử lý vừa vặn, giữ chắc nhịp từ đầu tới phút cuối. Mỗi nhân vật đều có sự phát triển suốt chiều dài phim với từng lời thoại và lối ứng xử trong mỗi tình huống phim đặt ra.Chị dâu khai thác tốt yếu tố tâm lý của dàn nhân vật nữ nơi Việt Hương (vai Hai Nhị), Hồng Đào (Ba Kỳ), Đinh Y Nhung (Tư Ánh), Lê Khánh (Năm Thu) và Ngọc Trinh (Út Như) đều có cơ hội tỏa sáng qua lối diễn riêng của từng người. Nội dung phim là câu chuyện về sự đổ vỡ và hàn gắn, được đạo diễn gói gọn trong bối cảnh một ngôi nhà từ đường cũ kỹ bị sập sau cơn bão. Ngôi nhà còn là nơi tái hiện những kỷ niệm kèm mâu thuẫn, tổn thương lâu ngày bị che giấu giữa các thành viên trong gia đình để rồi sau hết, từng người lại quay về với nhau bằng tình yêu thương, nghĩa gia đình.Thành công của Chị dâu cho thấy khán giả Việt đón nhận những tác phẩm điện ảnh được làm tốt, kịch bản chất lượng với diễn xuất của dàn diễn viên thực lực.
Xét tuyển sớm: Khi nào thí sinh không còn cơ hội nộp hồ sơ?
Giải chạy "BIDVRUN - Cho cuộc sống Xanh" được tổ chức từ năm 2021. Sau 2 mùa tổ chức, Giải chạy đã thu hút gần 80.000 vận động viên tham gia với thành tích chạy hơn 3,3 triệu km, đóng góp 13,7 tỉ đồng để xây dựng 07 nhà cộng đồng tránh lũ tặng các địa phương thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và trồng mới 300.000 cây xanh tại nhiều địa phương như Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Lai Châu,...
Cả hai mẫu xe này đều được sở hữu những trang bị cơ bản như đèn LED, ổ cắm sạc cho các thiết bị di động, chìa khoá cơ và bộ mâm đúc kích thước 14 inch. Đồng hồ hiển thị trên Yamaha Gear 125 là loại analog, trong khi trên Honda BeAT còn được kết hợp thêm màn hình LCD cỡ nhỏ.
Thầy giáo 85 tuổi chăm vợ liệt giường cùng 2 con thiểu năng
"Vì Ukraine liên tục từ chối gia hạn các thỏa thuận này, Gazprom đã bị tước mất khả năng kỹ thuật và pháp lý cung cấp khí đốt để vận chuyển qua ngã Ukraine kể từ ngày 1.1.2025. Việc cung cấp khí đốt của Nga để vận chuyển qua ngã Ukraine đã dừng lại vào lúc 8 giờ sáng theo giờ Moscow", Gazprom thông báo, theo Hãng tin TASS.Gazprom chỉ ra rằng các thỏa thuận vận chuyển khí đốt có thời hạn 5 năm với công ty Naftogaz của Ukraine về hợp tác giữa các đơn vị khai thác hệ thống vận chuyển khí đốt của Nga và Ukraine đã hết hạn vào ngày 1.1. Thỏa thuận này quy định vận chuyển 40 tỉ m3 khối khí đốt của Nga qua ngã Ukraine mỗi năm. Nga đã vận chuyển khoảng 15 tỉ m3 khí đốt qua Ukraine tới châu Âu vào năm 2023, giảm so với mức 65 tỉ m3 khi hợp đồng 5 cuối cùng bắt đầu vào năm 2020."Chúng tôi đã dừng trung chuyển khí đốt của Nga. Đây là một sự kiện lịch sử. Nga đang mất thị trường, họ sẽ phải chịu tổn thất về tài chính. Châu Âu đã đưa ra quyết định từ bỏ khí đốt của Nga", Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko nhấn mạnh trong một tuyên bố hôm nay, theo Reuters.Bộ Năng lượng Ukraine cũng nhấn mạnh việc vận chuyển khí đốt của Nga qua ngã Ukraine "đã bị dừng lại vì lợi ích an ninh quốc gia".Việc dừng trung chuyển khí đốt nói trên sẽ khiến Gazprom mất gần 5 tỉ USD doanh số bán khí đốt, trong khi Ukraine sẽ không thu được khoảng 800 triệu USD/năm phí trung chuyển từ Nga, theo Reuters.Việc dừng trung chuyển khí đốt của Nga qua ngã Ukraine đã được dự kiến diễn ra sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.2022. Ukraine đã kiên quyết không gia hạn thỏa thuận trong bối cảnh có xung đột quân sự.Nga hiện vẫn xuất khẩu khí đốt qua đường ống TurkStream ở biển Đen. TurkStream có hai tuyến - một tuyến cho thị trường nội địa Thổ Nhĩ Kỳ và tuyến còn lại cung cấp cho các khách hàng ở Trung Âu, trong đó có Hungary và Serbia, theo Reuters.Liên minh châu Âu (EU) đã tăng cường nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga sau khi xung đột quân sự nổ ra ở Ukraine vào năm 2022 bằng cách tìm kiếm các nguồn thay thế. Những bên mua khí đốt còn lại của Nga thông qua Ukraine như Slovakia và Áo cũng đã sắp xếp nguồn cung thay thế.Moldova là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi việc trung chuyển khí đốt từ Nga qua ngã Ukraine dừng lại. Moldova cho hay nước này sẽ cần đưa ra các biện pháp để giảm 1/3 lượng khí đốt sử dụng.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của EU về diễn biến nói trên.