Xây làng VĐV ở SEA Games 31: Bài học từ Incheon
Những người Việt và Hàn Quốc nói trên bị bắt vào tối 15.1 với cáo buộc vi phạm một đạo luật ưu đãi nhập cảnh đặc biệt nhằm phát triển du lịch trên đảo Jeju, theo báo Korea JoongAng Daily.Những công dân Việt Nam, gồm 7 nam và 4 nữ, đã bị bắt giữ khi đang trốn trong một chiếc xe tải chở hàng 5 tấn tại cầu tàu thứ sáu của cảng Jeju, nhằm tìm cách lên một con tàu dự kiến chạy đến huyện Wando thuộc tỉnh Nam Jeolla của Hàn Quốc, theo lực lượng tuần duyên Jeju.Họ bị tình nghi nhập cảnh vào Jeju bằng chương trình miễn thị thực nhưng với mục đích trốn đến những khu vực khác của Hàn Quốc để làm việc. Lực lượng tuần duyên Jeju đang điều tra lộ trình nhập cảnh chính xác của họ vào Jeju và những chi tiết liên quan.Jeju vận hành một chương trình miễn thị thực cho phép công dân nước ngoài lưu trú trên đảo tối đa 30 ngày mà không cần thị thực, nhằm thúc đẩy ngành du lịch. Tuy nhiên, những cá nhân nhập cảnh theo hệ thống này chỉ được ở Jeju và không được phép đi đến các khu vực khác của Hàn Quốc, theo Korea JoongAng Daily.Giá hồ tiêu sẽ chạm mốc 120.000 đồng/kg?
Theo Nestlé, các biện pháp chính góp phần vào sự tăng trưởng này bao gồm tối ưu hóa việc sử dụng phân bón và kỹ thuật che phủ bảo vệ đất, giúp giảm lượng phát thải khí nhà kính trên mỗi kg cà phê từ 15 - 30%.
7,8 triệu chiếc ô tô điện tiêu thụ trên toàn cầu trong năm 2022
Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững KCN tại diễn đàn, bà Virginia Foote, thành viên Ban điều hành AmCham Hà Nội, CEO Bay Global Straegies, cho rằng cần có cơ chế thúc đẩy các doanh nghiệp thực thi nghiêm túc, đồng bộ các quy định được đặt ra trong KCN để đạt hiệu quả cao, tránh tình trạng trong cùng cơ sở có doanh nghiệp làm, doanh nghiệp không.
Với lợi thế là cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ với các tỉnh Nam Tây nguyên và Nam Trung bộ, nằm ở giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là QL1A, cao tốc Bắc-Nam phía Đông; đường sắt Bắc-Nam và Quốc lộ 27 lên Nam Tây nguyên cùng bờ biển dài 105 km, tỉnh Ninh Thuận có nhiều lợi thế nổi trội, khác biệt để các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vào các Khu công nghiệp (KCN), Cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn.Về quỹ đất, Ninh Thuận còn nhiều dư địa cho phát triển, cơ hội tăng trưởng cao, với giá đất thấp hơn nhiều (bằng khoảng 20-30%) so với mức giá của các tỉnh trong khu vực. Ông Trương Văn Tiến, Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Ninh Thuận (ITTC Ninh Thuận), cho biết hiện Ninh Thuận đã có KCN Du Long (H.Thuận Bắc), KCN Phước Nam (H.Thuận Nam) và KCN Thành Hải (TP.Phan Rang - Tháp Chàm), với tổng diện tích 855,187 ha và KCN Cà Ná (H.Thuận Nam) diện tích 827 ha đang trình chấp thuận chủ trương đầu tư giai đoạn 1 (378 ha); đồng thời, tỉnh tập trung kêu gọi thu hút đầu tư 13 CCN với tổng quy mô diện tích 480,28 ha.Về lĩnh vực ngành nghề, tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư vào các nhóm ngành như: công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống, may mặc, giày da; sản xuất sản phẩm điện tử, công nghệ bán dẫn; thiết bị điện gió, điện mặt trời, pin lưu trữ; sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản, sản xuất dược liệu; dịch vụ kho bãi, sản xuất lắp ráp cơ khí; các ngành sản xuất điện, năng lượng mới như: hydrogen, điện sinh khối…; tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống và các ngành nghề khác phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương. Hiện các KCN mới lấp đầy khoảng 20%, còn quỹ đất khá lớn, chi phí thuê hạ tầng bằng 30% so với bình quân cả nước, là điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận đất đai. Các KCN đóng ở vị trí thuận lợi về giao thông, có cảng biển nước sâu Cà Ná, khả năng tiếp nhận tàu công suất đến 300.000DWT, hướng đến là cảng trung chuyển quốc tế, gắn với trung tâm logistic của khu vực. Bên cạnh đó, các dịch vụ điện, nước và hạ tầng thiết yếu khác được đảm bảo, quỹ đất còn khá lớn là điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận đất đai. Ưu tiên phát triển các loại hình công nghiệp sạchHiện tỉnh Ninh Thuận ưu tiên phát triển các loại hình công nghiệp sạch, sản xuất sạch, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến....; tiếp tục kêu gọi đầu tư các dự án tạo đột phá trong tăng trưởng ngành công nghiệp như: Tổ hợp nhà máy hóa chất sau muối, dự án Nhà máy sản xuất Hydrogen,… Đến nay, các KCN trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã thu hút 43 dự án đầu tư thứ cấp, với tổng vốn đầu tư đăng ký 5.953,84 tỉ đồng. Trong đó, KCN Thành Hải thu hút được 22 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.850,55 tỉ đồng (trong đó vốn FDI là 388,02 tỉ đồng tương đương 16,78 triệu USD). Tỷ lệ lấp đầy KCN Thành Hải đạt 100% diện tích đất công nghiệp. KCN Phước Nam đã thu hút được 14 dự án đầu tư thứ cấp, với tổng vốn đầu tư đăng ký 572 tỉ đồng (trong đó vốn FDI là 334,75 tỉ đồng tương đương 13,5 triệu USD), tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 24,75% (27,19 ha/109.83 ha) diện tích đất công nghiệp giai đoạn I. KCN Du Long đã thu hút được 7 dự án đầu tư thứ cấp đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.531,29 tỉ đồng (trong đó vốn FDI là 1.044,3 tỉ đồng tương đương 43,19 triệu USD), tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 12,67% (38,78 ha/ 306,11 ha) diện tích đất công nghiệp.Theo ông Trương Văn Tiến, hiện Ninh Thuận đang đứng trước những cơ hội phát triển mới, Quốc hội, Chính phủ đã có chủ trương triển khai đầu tư một số công trình trọng điểm quốc gia, thúc đẩy mạnh việc gia tăng tính kết nối phát triển Ninh Thuận với các tỉnh khu vực Nam Trung bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, như: Khởi động lại Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; xây dựng Trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng tại Ninh Thuận và dự kiến xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Nha Trang - TP.HCM khởi công năm 2027 và đưa vào khai thác năm 2033; xây dựng Quy hoạch chung Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ, Cảng biển tổng hợp Cà Ná và trung tâm logistics; đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua tỉnh hoàn thành vào tháng 4.2024 cùng với tuyến đường ven biển dài 105 km từ Bình Tiên đến Cà Ná đã đưa vào sử dụng, mang lại ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh và lợi ích nhiều mặt cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng lợi thế của địa phương.Để thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vào các KCN, CCN, ông Trương Văn Tiến cho biết, tỉnh Ninh Thuận cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, thu thập thông tin, thực hiện các thủ tục đăng ký đầu tư theo hướng đảm bảo quyền lợi tốt nhất, khai thác tiềm năng phát triển của địa phương.Theo đó, áp dụng mức ưu đãi cao nhất trong khung quy định của Nhà nước theo quy định của Luật đầu tư, Luật đất đai, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật thuế xuất nhập khẩu. Toàn bộ các huyện thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được hưởng khung chính sách ưu đãi đầu tư cao nhất theo địa bàn đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26.3.2021 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Đối với lĩnh vực ngành, nghề ưu đãi đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.Đối với các KCN Du Long, KCN Phước Nam, KCN Cà Ná được hưởng ưu đãi thuế suất 10% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) áp dụng trong thời gian 15 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động SXKD; miễn thuế TNDN 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo; miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định.Đối với KCN Thành Hải được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng dự án (tối đa 3 năm), miễn tiền thuê đất từ 7 đến 15 năm (tùy vào từng ngành nghề thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư) kể từ khi xây dựng hoàn thành đưa vào hoạt động; ưu đãi thuế suất thuế TNDN 17% trong 10 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế, miễn thuế TNDN 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thếu phải nộp cho 4 năm tiếp theo; miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định.
CEO Biti's được trao giải nhà lãnh đạo xuất sắc châu Á năm 2021
Hơn 700 MW năng lượng tái tạo mà SK Ecoplant và BCG Energy sẽ phát triển tại Việt Nam, bao gồm 300 MW điện mặt trời áp mái, 200 MW điện gió trên bờ tại các tỉnh phía bắc và các khoảng 100 MW các dự án tiềm năng khác. Tổng vốn đầu tư của dự án không được tiết lộ, nhưng theo tính toán trung bình làm 300 MW điện gió gần bờ đã 18.000 tỉ đồng, 300 MW cánh đồng điện mặt trời là khoảng hơn 6.000 tỉ đồng.